Cấm Khê (Ba Vì - Hà Tây) là gì
Kinh đô của nhà nước Văn Lang là *
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Phú Xuân (Huế).
C. Cấm Khê (Hà Nội) .
D. Cổ Loa (Hà Nội).
8. Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở đâu?
A. Phong Châu (Phú Thọ)
B. Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)
C. Cấm Khê (Phú Thọ)
D. Phong Châu (Vĩnh Phúc
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.
Thành phố Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía tây bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.
Toạ độ địa lí:
Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đông Khê - huyện Đoan Hùng.Cực Nam: 20°55'B ở chân núi Tu Tinh xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn.Cực Đông: 105° 27'Đ ở xóm Vinh Quang - xã Sông Lô - TP. Việt Trì.Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc - huyện Tân Sơn (đây là xã có diện tích rộng nhất Phú Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6 km²).
ĐẦY ĐỦ CHƯA KIM
192 Phú Vinh, P. Phú Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá 44000
ở đây có bánh sầu riêng nè
ở đây ngon lắm ai thèm thì mua nha
cẩm khê ba vì là vùng đất như thế nào ?
TRẬN CẤM KHÊ
Hậu Hán thư, mục Mã Viện truyện (q.24) có ghi: “Viện đuổi bọn Trưng Trắc đến Cấm Khê, đánh bại họ mấy lần. Tháng Giêng năm sau (tức Kiến Vũ thứ 19, dương lịch là khoảng tháng 2 năm 43 - N.V.P.) chém Trưng Trắc, Trưng Nhị nộp đầu về Lạc Dương”.
Cũng Hậu Hán thư, mục Nam Man truyện (q.86) lại viết: “Tháng Tư năm Kiến Vũ thứ 19 (tức khoảng tháng 5 năm 43 - N.V.P.) Viện phá Giao Chỉ, chém Trưng Trắc, Trưng Nhị”.
Thủy kinh chú (q.37) dẫn Giao Chân ngoại vực ký: “... Mã Viện sang đánh, Trắc và Thi chạy vào Kim Khê cứu, ba năm mới bắt được”.
Cũng ở Thủy kinh chú (q.37) còn có câu: “Theo sách Việt chí thì Cấm Khê là Kim Khê ở phía tây-nam huyện Mê Linh. Theo Nam Việt chí thì Trưng Trắc chạy vào Kim Khê huyện hai năm mới bắt được”.
Qua các tài liệu trên, có hai vấn đề cần làm sáng tỏ: địa danh, địa điểm Cấm Khê và thời gian chiến sự diễn ra ở nơi ấy.
VỀ ĐỊA DANH, ĐỊA ĐIỂM CẤM KHÊ
Các tài liệu trên đều khẳng định Cấm Khê là căn cứ kháng chiến cuối cùng của Hai Bà. Đất Cấm Khê ấy còn có tên là Kim Khê và được coi là cứu hoặc huyệt. Cứu có nghĩa là khe, động. Huyệt có nghĩa là chỗ khe núi nước chảy xói vào. Vậy cứu và huyệt nghĩa cũng na ná như nhau. Kể ra bản thân chữ khê cũng đã có ý nghĩa là một cái khe núi vì ở các tài liệu nói trên, chữ khê được viết theo bộ cốc, chữ ấy có nghĩa là một khe nước ở vùng núi non (chứ không phải ở đồng bằng).
Như vậy Cấm Khê hoặc Kim Khê - có thể hiểu là Khe Cấm hoặc Khe Vàng - phải là một vùng có khe có suối tức cũng là một vùng đồi núi, mà là một vùng đồi núi không hẹp, lại hiểm trở, để nghĩa quân có thể trú ẩn an toàn và chiến đấu trong một thời gian dài ít nhất là từ một năm trở lên.
Vậy Cấm Khê cụ thể là ở chỗ nào? Từ đời nhà Đường, cuối thế kỷ thứ VII, thái tử Lý Hiền làm công việc chú giải Hậu Hán thư, đã ghi chú về Cấm Khê như sau: “Quận Giao Chỉ, huyện Mi Linh (có âm khác là Mê Linh) có Kim Khê cứu, người đời gọi lầm là Cấm Khê. Đó là nơi Trưng Trắc cố thủ. Nay thuộc huyện Tân Xương, Phong Châu”.
Như thế thì cũng có thể hình dung ra vị trí Cấm Khê được rồi. Song từ trước đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau chỉ định vị trí này. Các tác giả bộ Cương mục thì cho rằng: “Cấm Khê ở về địa hạt Vĩnh Tường tỉnh Sơn Tây” (Tiền biên - q.2). Vĩnh Tường nay là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Ông Đào Duy Anh lại đoán định Cấm Khê là xã Cẩm Khê hay còn gọi là Cẩm Viên ở huyện Yên Lạc cũng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (Cổ đại Việt Nam - Tập IV - tr.65)1.
Thế là cả hai thuyết trên đều đặt Cấm Khê ở trên một dải đồng bằng hẹp nằm ngay bên tả ngạn sông Hồng mà hàng năm về mùa mưa lũ thường bị ngập nước (vì ngày đó chưa có đê). Như vậy không phù hợp với sự ghi chép của các thư tịch đã nêu ở trên. Vả nếu đúng là dải đồng bằng ấy thì làm sao mà Hai Bà tổ chức kháng chiến được tới hàng năm (hoặc hai hay ba năm) chống lại cuộc bao vây càn quét của hai vạn quân giặc đang nắm ưu thế quân sự? Để làm được như vậy, nghĩa quân Hai Bà phải có một căn cứ hiểm yếu, có giá trị phòng ngự tốt nhưng lại cũng không phải hoàn toàn khép kín mà có thể và cần phải liên lạc được với các căn cứ khác, với nhân dân hậu phương (có thế mới duy trì được cuộc chiến đấu).
Năm 1972, ông Đinh Văn Nhật trong luận văn Đất Cấm Khê, căn cứ cuối cùng của Hai Bà Trưng trong cuộc khởi nghĩa Mê Linh năm 40 – 43 in ở tạp chí Nghiên cứu Lịch sử các số 148-149, đã đưa ra một giả thuyết mới. Nội dưng cơ bản của thuyết này là coi trung tâm Cấm Khê, căn cứ kháng chiến cuối cùng của Hai Bà Trưng, chính là khu vực thung lũng Suối Vàng, nơi có con Suối Vàng từ sườn đông núi Tản Viên nam chảy về rồi vòng qua Hạ Lôi - Bằng Trù ở huyện Thạch Thất để đổ vào sông Tích. Thung lung Suối Vàng được coi là tên Nôm của Kim Khê cứu. Tác giả mô tả: “Con suối này bắt nguồn từ núi Xổ có đỉnh cao 178m, gần thôn Cổ Cửa trên đất các xã Đào Lãng và Bằng Lộ cũ, thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, sau đó chảy qua xóm Suối Vàng rồi vào địa hạt xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, thành suối Hạ Bằng; suối này chảy qua chân núi Tu Hú, qua xã Hạ Bằng rồi sau cùng đổ vào sông Con ở ngang Dã Cát và Phú Vinh thuộc huyện Quốc Oai, Hà Sơn Bình”. (Nghiên cứu Lịch sử, số 148 ).
Giả thuyết này được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận. Ông Văn Tân vừa tán thành lại vừa cung cấp thêm một giả thiết về mặt ngữ âm: “Kim Khê hay Cấm Khê đều đọc là gin xi hay chín xi. Đầu tiên người ta đã dịch Suối Vàng ra gin xi (chín xi) tức Kim Khê. Sau khi truyền miệng cho nhau, người ta chỉ nói là gin xi. Rồi từ gin xi người ta viết ra Cấm Khê hoặc Cẩm Khê”2.
Thung lũng Suối Vàng đó có nhiều dấu hiệu tỏ ra là một căn cứ của Hai Bà Trưng. Ngoài tên gọi ra (Kinh Khê - Suối Vàng) nơi đây còn là một vừng rừng núi kín đáo rất phù hợp với việc xây dựng căn cứ địa: sông Đáy là vòng hào phòng thủ tự nhiên thứ nhất của vùng này, sông Tích là vòng hào thứ hai, còn rừng cây bạt ngàn của dãy Ba Vì - Viên Nam là tấm áo giáp che chở hiệu nghiệm đồng thời là nguồn cung ứng phần nào lương thực và thực phẩm. Căn cứ này lại có lối thông vào Cửu Chân qua hành lang Miếu Môn - Nho Quan.
Ngoài ra, thung lũng Suối Vàng lại gần kề Hạ Lôi - Kẻ Lói, được coi là quê hương của Hai Bà và như vậy trở thành chỗ dựa về vật chất và nhất là về tinh thần cho hoạt động kháng chiến.
Một dấu hiệu khác nữa là thung lũng này ở ngay dưới chân núi Vua Bà, ngọn núi cuối cùng của dãy Tản Viên nam. Cái tên gọi ấy phải chăng liên quan tới Bà Trưng? Đành rằng trong tục lệ thờ phụng và tín ngưỡng dân gian của chúng ta có nhiều “vua bà”. Song ở đây, bên cạnh núi Vua Bà lại có cả núi Mã Viện tương truyền là nơi đóng quân của tên giặc già này. Vậy thung lũng Suối Vàng với núi Vua Bà, núi Mã Viện càng có khả năng là có liên quan tới sự kiện Hai Bà Trưng và là một chiến trường cổ thời đó3.
_____________________________________
1. H. Maxpêrô trong L’expédition de Mayuan - BEFEO XVIII - cho rằng Cấm Khê là Cẩm Khê và coi đó là huyện Cẩm Khê, Yên Bái. Nhưng cũng chính ông tìm ra cái tên huyện Cẩm Khê thực tế chỉ mới có từ năm 1841, trước đó là huyện Hoa Khê. Cho nên ông không nghiên cứu tiếp vấn đề Cấm Khê nữa, coi như chưa biết là ở đâu.
2. Văn Tân – Công tác nghiên cứu Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa do Hai Bà lãnh đạo trong mấy năm gần đây - Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 161.
3. Nếu sau này ngành khảo cổ đào được ở khu vực đó những vũ khí bằng đồng, bằng sắt và phát hiện những bãi táng tập thể thì đích thực đây là Cấm Khê.
chuongxedap:
VỀ THỜI GIAN VÀ DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN SỰ Ở CẤM KHÊ
Như đã nêu ở trên, vẫn một bộ Hậu Hán thư mà ở mục Mã Viện truyện thì ghi: “Tháng Giêng năm Kiến Vũ thứ 19 (tức khoảng tháng 2 năm 43) chém Trưng Trắc, Trưng Nhị đệ đầu về Lạc Dương.” Tới mục Nam Man truyện lại ghi: “Tháng Tư năm Kiến Vũ thứ 19 (tức khoảng tháng 5 năm 43), Viện phá Giao Chỉ, chém Trưng Trắc, Trưng Nhị”.
Như vậy theo Hậu Hán thư, Hai Bà duy trì cuộc kháng chiến ở Cấm Khê được khoảng từ tám tháng đến một năm.
Nhưng cũng như đã nêu ở trên, theo Nam Việt chí thì thời gian đó là hai năm và theo Giao Châu ngoại vực ký thì thời gian đó lại là ba năm. (Sử Việt Nam như Toàn thư và Cương mục đều chép giống như mục Mã Viện truyện).
Thế là tài liệu về thời gian có chiến sự ở Cấm Khê khá là phân tán. Tuy nhiên, sự sai biệt về khoảng thời gian đó thật không đáng bận lòng. Vì dù là bảy tám tháng, một năm, hay hai ba năm thì cuộc kháng chiến ở Cấm Khê rõ ràng là nối tiếp cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 40 đã góp phần làm sáng tỏ thêm truyền thống bất khuất của dân tộc ta, đã nói lên cho kẻ thù biết rằng người Việt ở phương nam này không dễ gì chịu khuất phục thiên triều, mọi người sẵn sàng hy sinh ngay cả bản thân mình để bảo vệ độc lập và tự do!
Còn một vấn đề nữa mà chính sử cũng không có ghi chép gì, đó là vấn đề diễn biến của chiến sự tại Cấm Khê. Tuy vậy trong Hậu Hán thư, Mã Viện truyện, có một câu đáng chú ý: “Viện đuổi bọn Trưng Trắc đến Cấm Khê, đánh bại họ mấy lần”. Chi tiết này gián tiếp nói lên rằng tại Cấm Khê hai bên đã giao chiến nhiều trận. Đúng thế! Trong trận Lãng Bạc nghĩa quân chết tới mấy nghìn. (Hậu Hán thư, q.24). Quân Hán bị chết hẳn cũng không kém. Có thể Hai Bà đã thấy thế mạnh của quân xâm lược nên nghĩ đến việc phải rút về một căn cứ có đủ điều kiện “địa lợi, nhân hòa”. Căn cứ ấy phải là Cấm Khê, là thung lũng Suối Vàng vì như đã nêu ở trên, nơi đó địa thế rừng núi hiểm yếu có thể dựa vào “hình khe thế núi” để chiến đấu lâu dài. Nơi đó được bảo vệ bằng hai cái hào thiên tạo là sông Đáy và sông Tích nhất là sông Tích, một con sông chảy trên mép của một bậc thềm nên có khúc thì đôi bờ thoáng đãng nhưng cũng có khúc thì hai bên sông là những đồi gò vách thẳng đứng, rất thuận tiện cho việc bố trí phòng ngự. Nơi đó lại có lối ăn thông vào quận Cửu Chân, một hậu phương đáng tin cậy, bằng con đường qua hành lang Miếu Môn - Nho Quan tức con đường “thượng đạo” sau này. Sau hết, Cấm Khê đó lại kề sát Hạ Lôi - Kẻ Lói, có thể là đất bản bộ của lạc tướng Mê Linh, quê hương thân thuộc của Hai Bà.
Với giá trị chiến lược lợi hại như vậy, căn cứ Cấm Khê thực sự đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Mã Viện. Tên giặc già này kết thúc trận Lãng Bạc vào mùa xuân năm 42 nhưng mãi tới mùa xuân (hoặc mùa hạ) năm 43 mới thắng được Hai Bà ở Cấm Khê. Trận Cấm Khê ấy - theo Hậu Hán thư - nếu chỉ kể mùa khô 42 - 43 thì chiến sự kéo dài trên sáu tháng. Theo Giao Châu ngoại vực ký và Nam Việt chí thì chiến sự còn dai dẳng kéo tới hai hoặc ba năm sau, tức là sau khi Hai Bà tử trận, nghĩa quân vẫn chiến đấu tiếp tục ở những chốt hiểm yếu, ở những triền núi, bìa rừng hiểm trở... Với khoảng thời gian ấy cùng với số người bị giết, bị bắt - của cả hai bên - có tới vài ba vạn, trận Cấm Khê quả là một trận chiến lớn thời đó. (Chỉ nói riêng cánh quân do Lưu Long chỉ huy cũng đã giết hơn một nghìn nghĩa quân và bắt sống hơn hai vạn người). Hẳn là Hai Bà Trưng đã huy động vào trận bảo vệ căn cứ Cấm Khê này hầu hết các tướng lĩnh danh tiếng và đại bộ phận nghĩa quân. Tất nhiên điều này không thấy chép trong chính sử nhưng hoàn toàn phù hợp với sự ghi chép của các thần tích, ngọc phả. Theo như thần tích những làng thờ các tướng lĩnh của Hai Bà thì đa số những vị này đã chiến đấu anh dũng và hy sinh tại Cấm Khê. Có thể nêu vài ví dụ:
Như ở huyện Đan Phương có sáu làng thờ mười vị (Vĩnh Gia, Vĩnh Hoa, Hải, Trực, Út, Ả Tú, Ả Huyền, Ả Cát, Hải Diệu, Lôi Chấn) thì có tới bốn vị hy sinh ở Cấm Khê (Ả Tú, Ả Huyền, Ả Cát, Hải Diệu). Hay ở huyện Hoài Đức có năm làng thờ hai vị (Ả Lã Nàng Đê và Nguyễn An) thì cả hai đều tử trận tại Cấm Khê... Nói chung, theo ghi chép của các ngọc phả, thần tích thì huyện nào cũng có những tướng lĩnh chiến đấu ở Cấm Khê rồi hoặc chết tại đó, hoặc mở đường máu thoát ra ngoài vòng vây của giặc. Như ở Từ Liêm có Quách Lãng (làng Thượng Cát), ở Gia Lâm có Thành Công (làng Cổ Dinh), ở Đông Anh có vợ chồng Đào Kỳ, Phương Dung (làng Cói), ở Phúc Thọ có vợ Đỗ Năng Tế là Tạ Cẩn Nương (làng Khánh Hợp), ở Yên Lãng có Chàng Hối (làng Thịnh Kỷ), ở Sóc Sơn có Đổng Nghị (làng Ninh Bắc) v.v... Thần tích ở các làng thuộc những tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên cũng sẵn các “mô-típ” đó.
Nhưng tổn thất lớn nhất đối với nghĩa quân ở mặt trận Cấm Khê là sự hy sinh của Hai Bà. Tất cả các tài liệu lịch sử của Trung Quốc cũng như của Việt Nam đã dẫn ở trên đều thống nhất là Hai Bà tử trận tại Cấm Khê1.
Các sách sưu tầm truyền thuyết cũng đều chép như vậy.
Việt điện u linh: “Hai Bà lui giữ Cấm Khê... thua trận và cùng mất”.
Lĩnh Nam chích quái: “Bà (Trưng Vương) lui giữ Cấm Kê. Viện đem quân đến đánh... Bà thế cô, bị hại trong trận”.
Ngay ở làng Hát Môn, nơi có đền chính thức thờ Hai Bà cũng có hèm kiêng là tất cả các đồ thờ phụng đều sơn màu đen, tuyệt đối không có màu đỏ là màu máu. Khi cúng tế cũng không ai được mang trang phục màu đỏ. Như vậy cũng là phản ánh tín ngưỡng Hai Bà đổ máu hy sinh ở chiến trường.
Song cũng chính ở đền Hát Môn này, bản ngọc phả lại kể là Hai Bà tự trầm mình trong dòng Hát Giang. Và từ bao đời rồi lời truyền miệng phổ biến trong dân gian cũng kể như vậy. Năm 1840, khi soạn văn bia Trưng Vương sụ tích bi ký cho đền Đồng Nhân (xem Phụ lục), tiến sĩ Vũ Tông Phan hẳn cũng theo lời truyền miệng mà kể rằng: “Đến lúc việc chẳng chiều lòng, (Hai Bà) cùng nhau xắn tay nhảy xuống sông Hát”.
Thật ra, đây chỉ là nhân dân không muốn người anh hùng của mình lại có một chung cục thảm khốc (bị chết vì gươm đao) nên đã tưởng tượng ra một cách chết nhẹ nhàng hơn, thi thể được bảo toàn. Đó cũng là một nét đặc biệt trong lý tưởng thẩm mỹ của người bình dân Việt Nam thời xưa.
Chúc bạn học tốt .
Cho đoạn văn sau:
Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh 6/10/1942 quê ở thôn La Khê, xã Văn Khê, ngoại thị Hà Đông, tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội. Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công. Từ năm 1963, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khóa III) Xuân Quỳnh làm thơ từ lúc còn là diễn viên. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Xuân Quỳnh đã bộc lộ một tâm hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi khát vọng.
A. Miêu tả
B. Thuyết minh
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 4 : Văn bản " Sơn Tinh , Thủy Tinh " thuộc thể loại truyện dân gian gì ?
Câu 5 :Núi " Tản Viên " núi cao ở huyện Ba Vì,Tỉnh Hà Tây. Nay thuộc địa bàn tỉnh nào ?
Giúp Mình Với Mình Đang Cần Gấp
Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh thuộc thể loại truyền thuyết.
Ở Sơn Tây
Văn bản Sơn Tinh , Thủy Tinh thuộc thể loại truyện truyền thuyết.
Ở Sơn Tây
văn bản "sơn tinh,thủy tinh"thuộc thể loại truyền thuyết.Núi Tản Viên ở huyện Ba Vì,tỉnh hà tây nay là hà nội
Tại sao người Ba-na ở K'bang,An Khê tích cực ủng hộ phong trào Tây Sơn
Tại sao người Ba-na ở K'bang,An Khê tích cực ủng hộ phong trào Tây Sơn
Câu 8. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì là
A. Vĩnh Long, An Giang, Mĩ Tho
B. Vĩnh Long, Hà Tiên, Định Tường
C. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa
D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
Câu 9: Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng và không tốn một viên đạn?
A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
B. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp
Câu 10. Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước
A. Giáp Tuất.
B. Nhâm Tuất.
C. Hác-măng.
D. Pa-tơ-nốt.
Câu 11. Theo
Em chú ý giúp anh lần sau hỏi bài môn nào đăng bài tại môn đó nha!
Cảm ơn em!
Hương Khê là một huyện miền núi phía tây tỉnh:
A. Thanh Hóa
B. Hưng Yên
C. Hà Tĩnh
D. Quảng Trị