Nếu 5 điểm ABCDE cùng thuộc 1 đường tròn thì ABCD có pưhir tứ giác nội tiếp k?
Cho ngũ giác lồi ABCDE nội tiếp đường tròn (O) có CD//BE. Hai đường chéo CE và BD cắt nhau tại P. Điểm M thuộc đoạn thẳng BE sao cho góc MAB = góc PAE. Điểm K thuộc đường thẳng AC sao cho MK//AD. Điểm L thuộc đường thẳng AD sao cho ML//AC. Đường tròn ngoại tiếp tam giác BKC lần lượt cắt BD, CE tại Q, S.
a) CMR: 3 điểm K,M,Q thẳng hàng ?
b) Đường tròn ngoại tiếp tam giác LDE cắt BD,CE tại T,R. CMR: 5 điểm M,N,Q,R,T cùng thuộc 1 đường tròn ?
c) CMR: Đường tròn (PQR) tiếp xúc với đường tròn (O) ?
a) Ta thấy: Tứ giác BKQC nội tiếp đường tròn => ^CKQ = ^CBQ (2 góc nội tiếp cùng chắn cung CQ) (1)
Ta có: MK // AD => ^CKM = ^CAD (Đồng vị) . Mà ^CAD = ^CBD (Cùng chắn cung CD) => ^CKM = ^CBD (2)
Từ (1) và (2) => ^CKQ = ^CKM => 2 tia KQ và KM trùng nhau => 3 điểm K,M,Q thẳng hàng (đpcm).
b) Sửa đề: "5 điểm M,S,Q,R,T thẳng hàng ?"
Chứng minh tương tự câu a, ta có: 3 điểm L,M,R thẳng hàng => ^RMQ = ^KML (Đối đỉnh)
Tứ giác AKML là hình bình hành => ^KML = ^KAL = ^CAD. Do đó; ^RMQ = ^CAD (3)
Lại có: ^RTQ = ^RED (Cùng chắn cung RD); ^RED = ^CED = ^CAD => ^RTQ = ^CAD (4)
Từ (3) và (4) => ^RMQ = ^RTQ => Tứ giác RTMQ nội tiếp hay 4 điểm R,T,M,Q thuộc 1 đường tròn (*)
Mặt khác: ^TRS = ^BDE = ^BCE = ^TQS => Tứ giác TRQS nội tiếp hay 4 điểm T,R,Q,S thuộc 1 đường tròn (**)
Từ (*) và (**) => 5 điểm M,S,Q,R,T cùng thuộc 1 đường tròn (đpcm).
c) Giả sử S là 1 điểm chung của (PQR) và (O). Kẻ tia tiếp tuyến Fx của (O). Ta chứng minh Fx cũng là tiếp tuyến của (PQR)
Thật vậy: Gọi giao điểm thứ hai của AF với (PQR) là N. Kéo dài tia AP cắt (O) tại I.
Do L,M,R thẳng hàng; ML // AC => MR // AC => ^RMF = ^CAF (Đồng vị). Mà ^CAF = ^REF
Nên ^RMF = ^REF => Tứ giác EMRF nội tiếp => ^RFM = ^REM hay ^RFN = ^REM
Ta thấy: ^RFN = ^RPN => ^REM = ^RPN. Do 2 góc này đồng vị nên PN // EM hoặc PN // BE (5)
Xét đường tròn (O): 2 dây CD // BE => (BC=(DE => ^BAC = ^EAD
Có ^MAB = ^PAE => ^MAB - ^BAC = ^PAE - ^EAD => ^CAF = ^DAI => (CF=(ID
Xét (O): (CF = (ID, F và I nằm cùng phía so với CD => IF // CD => IF // BE (6)
Từ (5) và (6) => PN // IF => ^FIA = ^NPA (Đồng vị)
Dễ dàng c/m được PF = PI (\(\Delta\)PCF = \(\Delta\)PDI) => ^PIF = ^PFI hay ^FIA = ^PFI
Ta lại có: ^PFx = ^PFI + ^IFx = ^FIA + ^FAI = ^NPA + ^FAI = ^NPA + ^NAP = ^FNP (Góc ngoài)
Mà ^FNP = 1/2.Sđ(FP => ^PFx = 1/2.Sđ(FP => Fx là tia tiếp tuyến của đường tròn (PQR) => Đpcm.
Sorry, "5 điểm M,S,Q,R,T cùng nằm trên 1 đường tròn", mik gõ lộn :(
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O . Các đường cau AD,BE,CF cắt nhau ở H. I,K lần lượt là trung điểm BC,AH
a, Chứng minh tứ giác BFEC và tứ giác BFHD nội tiếp
b, Chứng minh DH.DA=DB.DC
c, Chứng minh 5 điểm E,K,F,D,I cùng thuộc 1 đường tròn
d, EF cắt BC ở M. Chứng minh \(\dfrac{MD}{BD}=\dfrac{MC}{IC}\)
a) Xét tứ giác BFEC có
\(\widehat{BFC}=\widehat{BEC}\left(=90^0\right)\)
\(\widehat{BFC};\widehat{BEC}\) là các góc cùng nhìn cạnh BC
Do đó: BFEC là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)
Xét tứ giác BFHD có
\(\widehat{BFH}\) và \(\widehat{BDH}\) là hai góc đối
\(\widehat{BFH}+\widehat{BDH}=180^0\left(90^0+90^0=180^0\right)\)
Do đó: BFHD là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)
cho tam giác abc vuông tại a từ một điểm d trên cạnh bc vẽ DH,DI,DK lần lượt vuông góc với AB,AC,HI. trên tia DK lấy điểm E sao cho K là trung điểm của DE a,cmr các tứ giác AHDI, HDIE là các tứ giác nội tiếp . nếu cách tìm tâm của đường tròn ngoại tiếp này b, cmr 5 điểm A,H,I,D,E, CÙNG THUỘC 1 ĐƯỜNG TRÒN
dễ dàng nhận thấy AHDI là hình chữ nhật do đó AHDI nội tiếp đường tròn.
tam giác HDI là tam giác vuông tại D đường tròn ngoại tiếp tam giác HDI có tâm (O) là trung điểm của DI mà DI là đường trung trực của DE do đó OD=OE vậy E cũng thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác HDI do đó HDIE là tứ giác nội tiếp.
tâm (O) của đường tròn ngoại tiếp tứ giác HDIE là trung điểm của DI.
do HDIE là tứ giác nội tiếp và AHDI cũng là tứ giác nội tiếp nên A,H,D,I,E cùng thuộc một đường tròn
Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) đường kính AB. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. Kẻ IE vuông góc với AB. Chứng minh :
a. Tứ giác ADIE nội tiếp đường tròn ;
b. Tia DB là phân giác của góc CDE ;
c. Nếu AB không song song CD, chứng minh bốn điểm O, E, D, C cùng thuộc một đường tròn.
Cho ngũ giác lồi ABCDE nội tiếp đường tròn (O) có CD//BE. Hai đường chéo CE và BD cắt nhau tại P. Điểm M thuộc đoạn thẳng BE sao cho góc MAB = góc PAE. Điểm K thuộc đường thẳng AC sao cho MK//AD. Điểm L thuộc đường thẳng AD sao cho ML//AC. Đường tròn ngoại tiếp tam giác BKC lần lượt cắt BD, CE tại Q, S.
a) CMR: 3 điểm K,M,Q thẳng hàng.
b) Đường tròn ngoại tiếp tam giác LDE cắt BD,CE tại T,R. CMR: 5 điểm M,S,Q,R,T cùng thuộc 1 đường tròn ?
c) CMR: Đường tròn (PQR) tiếp xúc với đường tròn (O).
Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng 4cm. Vẽ đường tròn tâm O đường kính AD, kẻ BM là tiếp tuyến của đường tròn O ( M là tiếp điểm, M khác A), BM cắt CD tại K a) Cm 4 điểm A,B,M,O cùng thuộc 1 đg tròn ( CM theo 2 tam giác nội tiếp)
Ta có: ΔBAO vuông tại A
=>ΔBAO nội tiếp đường tròn đường kính BO
=>A nằm trên đường tròn đường kính BO(1)
Ta có: ΔBMO vuông tại M
=>ΔBMO nội tiếp đường tròn đường kính BO
=>M nằm trên đường tròn đường kính BO(2)
Từ (1),(2) suy ra A,B,M,O cùng thuộc đường tròn đường kính BO
Cho đường tròn O và một 1 điểm M nằm ngoài đường tròn. Qua M vẽ 2 tiếp tuyến MA, MB (A,B là các tiếp điểm). Vẽ các tuyến MCD với đường tròn (MC<MD). Gọi I là trung điểm dây CD
a/ Chứng minh 5 điểm M, A, I, O, C cùng thuộc một đường tròn.
b/ Dây AB cắt OM tại H. Chứng minh tứ giác OHCD nội tiếp.
c/ Gọi K là giao điểm của AB với CD. Chứng minh tứ giác OIKH nội tiếp được suy ra MK.MI = MC.MD
cho tam giác ABC nội tiếp đường tron(O;R).qua A kẻ tiếp tuyến xy.từ B vẽ BM song song xy (M thuộc AC)
1. CM rằng AB^2 bằng AM.AC
2.vẽ tiếp tuyến B cắt xy tại K.CM tứ giác KAOB nội tiếp đường tròn.xác định tâm T của đường tròn ngoại tiếp tứ giác KAOB
3.đoạn KC cắt đường tròn (O )tại E .gọi I là trung điểm của BC.CM 5 điểm KAOIB cùng thuộc một đường tròn
Cho tứ giác ABCD có hai đỉnh B và C ở trên nửa đường tròn đường kính AD,tâm O.Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại E.Gohi H là hình chiếu vuông góc của E xuống AD và I là trung điểm của DE.cmr
a,Các tứ giác ABEH,DCEH nội tiếp được đường tròn
b,E là tâm đường tròn nội tiếp tam giác BCH
Năm điêm B,C,I,O,H cùng thuộc 1 đường tròn
Ai giúp t câu 3 vs
Để chứng minh 5 điểm trên cùng thuộc một đường tròn, ta chứng minh góc BCH = góc BIH = góc BOH.
Thật vậy, theo chứng minh b, E là tâm đường tròn nội tiếp tam giác BCH nên CE là phân giác góc BCH. Từ đó góc BCH = 2 góc BCA.
Ta có góc BCA bằng góc BDA vì cùng chắn cung BA, nên góc BCH = 2 góc BDA (1)
Tam giác OBD cân tại O nên BOH = 2 góc BDA.(2)
Tam giác EHD vuông tại H , HI là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên IH = ID, từ đó góc BIH = 2 góc BDA.(3)
Từ (1), (2), (3) ta suy ra 3 góc trên bằng nhau hay 5 điểm B, C, I, O, H cùng thuộc một đường tròn.
Cho tam giác ABC cân tại A có góc A bé hơn 90 độ có các đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Gọi O là trung điểm của AB
a,Chứng minh ba điểm A,E,H cùng thuộc một đường tròn và Chứng minh tứ giác ABCD nội tiếp
b, DE là tiếp tuyến của đường tròn tâm O
c, Chứng minh tam giác CDE đồng dạng tam giác CAB