viết một bài văn nghị luận về lòng vị tha ( ko cop mạng)
Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy kiểm tra về nghị luận về lòng vị tha.
Em tham khảo: (Lớp 7 mà đã học nghị luận?)
Không có gì cao thượng bằng lòng vị tha. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác. Nhưng chắc chắn cuộc sống ấy sẽ đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Biết tha thứ là chiến thắng đầu tiên đối với con giận dữ và thù hận. Lòng vị tha là hành động vì lợi ích của người khác. Vì từ xa xưa, con người là những sinh vật sống theo bầy đàn. Thế nên, chúng ta có xu hướng giúp đỡ đồng loại. Có thể hiểu đơn giản lòng vị tha là khi ta cho một ai đó cơ hội để sửa chữa một lỗi lầm trong quá khứ. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta hạnh phúc hơn khi cho đi và khi ấy bộ não của họ hoạt hóa ở những khu vực báo hiệu niềm vui và phần thưởng, tương tự như khi họ ăn chocolate. Thậm chí khi ta chấp nhận tha thứ cho một ai đó thì ta đã thực hiện một hành động “vị tha”. Ở đâu đó trong thế giới này, lòng vị tha chính là sức mạnh tái sinh của con người. Lòng vị tha, chúng mạnh hơn chúng ta nghĩ. Một tù nhân có thể trở thành một người tốt sau khi ra tù hay cũng có thể trở lại thành phạm nhân đều là do chúng ta cho họ sống trong những song sắt tối tăm lạnh lẽo hay cho họ thấy rằng họ vẫn còn có giá trị.
Viết đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của lòng vị tha
Tham khảo :
Trong xã hội có muôn vàn người với đủ tính cách khác nhau và luôn có những tính cách đối lập với nhau. Một trong số đó là tính ích kỉ và lòng vị tha. Lòng vị tha cao quý đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ nhỏ nhen cần phê phán bấy nhiêu vì nó trái ngược với truyền thống nhân ái có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
Vậy thế nào là tính ích kỉ và tính vị tha? Chúng ta cùng tìm hiểu từng vấn đề một. Ích kỉ là chi biết vì lợi ích cho riêng mình. ích kỉ hại nhân là vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác. Tính xấu này là mục tiêu châm biếm của tục ngữ ca dao trào phúng ngày xưa: Của mình thì giữ bo bo, Của người thì thả cho bò nó ăn. Hoặc: Của người bồ tát, của mình lạt buộc… Được lợi ích, khúc khích ngồi cười. Trăm nhát cuốc hất cả vào lòng. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại…
Kẻ có tính ích kỉ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng không bị thiệt thòi. Phương châm sống của hạng người này là giành phần thuận lợi về mình, đùn đẩy khó khăn, nguy hiểm cho người khác. Khi hưởng thụ, họ sẽ có mặt đầu tiên. Khi cảm thấy bất lợi, nhất là lúc gian nan, nguy hiểm thì sẽ chẳng thấy họ đâu. Đúng như trong câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. Đó là cách sống mang nặng tính chất cá nhân tiêu cực, không nghĩ đến lợi ích của mọi người xung quanh và của cả cộng đồng. Chúng ta thử suy ngẫm xem nếu ai cũng ích kỉ như vậy thì xã hội sẽ ra sao? Cuộc sống sẽ ra sao?
Tính ích kỉ biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Thấp thì như lười biếng, tham ăn, ăn trộm, ăn cắp…; cao thì như dối trá, gian xảo, hối lộ, tham nhũng, biến của người thành của mình, biến của công thành của tư… Dân gian giễu cợt anh chàng tham ăn đi dự đám cưới, trong mâm có đĩa tôm sáu con, anh ta ăn hết năm con mới sực nhớ ra và mời người khác. Mấy người mỉa mai bảo anh ta ăn nốt cho khỏi “lạc đàn”. Hay như ông bố nọ tham ăn đến nỗi dứt khoát chẳng để cho đứa con nhỏ một con cá nào cả…
Trong học tập, tính ích kỉ thể hiện ở thái độ thiếu quan tâm đối với bạn bè. Chẳng hạn có bạn học giỏi nhưng không nhiệt tình giúp đỡ các bạn yếu kém hoặc không thích tham gia các hoạt động phong trào của lớp vì sợ ảnh hưởng tới thời gian và kết quả học tập của mình. Có bạn gia đình khá giả nhưng không sẵn lòng chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn…
Kẻ ích kỉ thường hay dối trá, lừa đảo, tham nhũng… để thu lợi bất chính mà không nghĩ đến thiệt hại ghê gớm do mình gây ra. Những kẻ buôn bán ma túy, buôn lậu, một số quan chức thoái hóa, tiêu cực của PMU18 tham ô tiền bạc của Nhà nước để cá độ bóng đá, ăn chơi sa đọa… đều xuất phát từ thói tư lợi. Thái độ của nhân dân ta đối với quan điểm sống cá nhân ích kỉ là thái độ phê phán và lên án.
Trái ngược với tính ích kỉ là lòng vị tha. Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Thấm nhuần tư tưởng nhân ái, tổ tiên chúng ta đã nhắc nhở con cháu: Thương người như thể thương thân; Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; Lá lành đùm lá rách; Nhịn miệng đãi khách đường xa, Cũng là của để chồng ta ăn đường…
Lòng vị tha là đức tính cần thiết mà mỗi người cần phải có. Mỗi người có một vị trí, vai trò trong xã hội, vì thế mà dù quen biết hay không quen biết, dù thân thuộc hay không thân thuộc, tất cả đều có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi cá nhân không thể chỉ biết đến quyền lợi của riêng mình mà phải nghĩ đến quyền lợi của người khác. Trong một gia đình, cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái; ngược lại, con cái làm gì cũng phải nghĩ tới cha mẹ. Nếu không mang lại lợi ích vật chất thì cũng phải mang lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Đó là cách đáp đền chữ hiếu thiết thực nhất.
Mỗi học sinh phải biết quan tâm đến các bạn trong tổ, trong lớp của mình. Bạn khá giúp đỡ bạn kém, bạn có điều kiện kinh tế đầy đủ giúp đỡ bạn có hoàn cảnh thiếu thốn, cùng chia vui sẻ buồn, động viên nhau phấn đấu để đạt thành tích cao trong học tập và tu dưỡng. Như thế là có lòng vị tha, biết sống vì người khác.
Truyền thống đoàn kết hình thành tự ngàn xưa của dân tộc ta chính là biểu hiện tốt đẹp nhất của lòng vị tha. Trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể tồn tại được nếu cách biệt với mọi người. Tách mình ra khỏi quan hệ với gia đình, giai cấp và dân tộc thì chẳng khác nào tự tiêu diệt vì cá nhân không thể làm nên sức mạnh: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Sống trên đất nước này, dù kẻ trên rừng, người dưới biển, dù dân tộc Kinh hay Mường, Thái, Ba-na hay Xê-đăng… thì chúng ta cũng phải luôn nhớ rằng đều là con của mẹ Âu Cơ sinh ra từ bọc một trăm trứng (đồng bào). Vì thế nên tổ tiên chúng ta đã nhắc nhở con cháu hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng. Chỉ có một cộng đồng thống nhất về ý chí, gắn bó chặt chẽ về tình cảm và quyền lợi mới có thể tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, mới sáng tạo ra những của cải vật chất, tinh thần làm giàu cho xã hội.
Trong sử sách, có rất nhiều gương sáng về lòng vị tha. Ở thế kỉ XIII, Trần Quốc Tuấn đã gác thù riêng của gia đình sang một bên để cùng với vua Trần lo nghiệp lớn, ba lần đánh đuổi giặc Nguyên – Mông ra khỏi đất nước. Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã nêu cao quan điểm sống tích cực: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Mặc dù phải chịu nhiều thiệt thòi và oan khuất, song Nguyễn Trãi vẫn một lòng một dạ trung thành:
Bởi có một lòng trung với hiếu,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Nguyễn Trãi tiêu biểu cho lòng vị tha cao cả đến quên mình, ông đã đem hết nhiệt tình và tài năng cống hiến cho dân, cho nước. Với công lao vô cùng to lớn, tên tuổi Nguyễn Trãi đời đời sáng chói trong lịch sử giữ nước đau thương và oanh liệt của dân tộc Việt. Nguyễn Trãi xứng đáng với lời ban khen của vua Lê Thánh Tông: Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Ức Trai lòng sáng tựa sao Khuê).
Một gương sáng của lòng vị tha gần gũi chúng ta nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất – Người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Điều cao quý nhất ở Bác chính là tinh thần nhân ái bao la, sâu sắc đối với con người. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Bác chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng để mưu cầu hạnh phúc chung cho dân tộc. Hạnh phúc chung đó chính là chủ quyền độc lập, tự do, là quyền được sống trong khung cảnh đất nước hòa bình. Tâm nguyện thiết tha nhất của Bác là: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Cuộc sống giản dị, thanh cao chứng minh cho quan điểm sống Mình vì mọi người của Bác.
Trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên kể rằng: Trên đường từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Bác ngậm ngùi đau xót trước cảnh lũ lụt tràn ngập ruộng nương vùng trung du, đồng bào đói khổ, lầm than. Lập tức, chủ trương xóa đói được Bác phát động và Bác là người đầu tiên nghiêm túc thực hiện phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm gạo giúp đồng bào bị đói. Mọi suy nghĩ, hành động của Bác đều hướng tới lợi ích lớn lao của nhân dân, Tổ quốc. Nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi lòng vị tha bao la như trời biển của Bác Hồ bằng những vần thơ dạt dào xúc động:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
Bác Hổ nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn nhớ rằng mình là đầy tớ trung thành của nhân dân, không được đòi hỏi đặc quyền đặc lợi, phải đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của dân chúng, phải thấm nhuần tư tưởng lấy dân làm gốc và không được quên lời thề trung với nước, hiếu với dân.
Lòng vị tha quý giá và cao cả như thế nhưng nó không đòi hỏi gì nhiều ở mỗi con người ngoài một trái tim nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ vui buồn với đồng bào, đồng loại. Trong cuộc sống hằng ngày, có những lời nói, hành động dù là nhỏ nhưng cũng thể hiện lòng vị tha như nhường chỗ cho cụ già, phụ nữ, trẻ em trên xe buýt; dẫn người khiếm thị qua đường; giúp đỡ người cơ nhỡ, tật nguyền, bất hạnh; chia sẻ với bạn nghèo từng cuốn sách, từng cây bút; quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng bị thiên tai… Phong trào: Nhà nhà làm việc thiện, người người làm việc thiện trong những năm gần đây phát triển rộng rãi khắp đất nước là kết quả của việc giáo dục, thức tỉnh lòng vị tha ở mỗi con người.
Tính ích kĩ là thói xấu, học sinh chúng ta không nên mắc phải. Còn lòng vị tha là đức tính quý báu cần thiết mà mỗi người phải có. Nếu ai cũng có lòng vị tha, cũng sống đúng phương châm mà Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...
Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.
Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...
Dàn ý
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là động cơ học tập?
Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.
b. Khi nào động cơ học tập được hình thành?
- Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh
- Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
c. Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?
Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.
d. Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?
Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…
3. Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.
Bài làm tham khảo
Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?
Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.
Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.
Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.
Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.
Làm 1 bài văn nghị luận thuyết minh (ko cop mạng)
Viết một bài văn nghị luận về Văn học và tình thương.(ko chép mạng)
Viết một bài văn nghị luận về kỹ năng hoạt động nhóm. Cop trên mạng cũng được ạ, cảm ơn mn.
Tham khảo:
Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.
Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng.
Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh cần phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác…; học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân học sinh nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…
Chỉ khi nào mỗi người phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.
viết một bài văn nghị luận về lòng biết ơn
tham khảo
Con người Việt Nam từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó không thể không nhắc đến chính là lòng biết ơn. Biết ơn chính là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình.
Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. Bên cạnh đó, lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều
Ngoài ra, lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ để xã hội ngày càng tốt hơn.
Mỗi người một hành động biết ơn nhỏ tạo nên một đất nước với truyền thống biết ơn lớn. Ngay từ hôm nay, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn và trở thành một người vừa có tài, vừa có đức, cống hiến cho xã hội.
ĐỀ BÀI :
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 1 trang giấy thếp) trình bày suy nghĩ về lòng đồng cảm, yêu thương trong cuộc sống.
Làm nhanh nha, ko copy trên mạng. Ai làm xong mà nhanh nhất mình tặng tick.
Tình yêu thương giữa con người với con người là vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người đang dần phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn từ cuộc sống, nhưng họ không bao giờ quên đi được lối sống và chuẩn mực của mình khi sống trong xã hội loài ngoài, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Lối sống đó hiện nay đang được coi trọng và là chuẩn mực sống đúng đắn nhất.
Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.
Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.
Đồng cảm và sẻ chia nó có mối liên hệ với nhau, có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh và con người của đối phương, thì từ đó chúng ta mới có những sẻ chia sâu sắc và có ý nghĩa nhất, đó là niềm vui được sống là chính mình, được sống trong một xã hội ngập tràn tình yêu thương. Đúng như trong ngạn ngữ đã từng viết: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương, quả đúng là như vậy, tình yêu thương là một niềm vui, là một căn cước để xây dựng nên hạnh phúc của mỗi cá nhân. Luôn biết yêu thương và đồng cảm với mọi người xung quanh, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt lành và hạnh phúc nhất.
Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển nhiều người chỉ chạy theo đồng tiền, mà dường như quên đi các mối quan hệ từ cuộc sống, mối quan hệ giữa con người với con người, để từ đó họ có những suy nghĩ lệch so với cuộc sống, họ có những suy nghĩ sai lầm về sự yêu thương và trân trọng đối với mọi người xung quanh, niềm vui đó mà họ đang nghĩ đến chỉ là những đồng tiền mà họ đang chạy đua với nó, đây là một thái độ rất đáng báo động, chúng ta cần phải thay đổi tư tưởng sống ngày càng đắn hơn.
Không nên chạy đua theo lợi nhuận và nhu cầu của xã hội, để mà quên đi những cái quan trọng đó là tình cảm, sự chân thành da diết, sự yêu thương đối với mọi người xung quanh, luôn luôn biết yêu thương và thể hiện nỗi niềm da diết nhất trong cuộc sống của mỗi người. Sự đồng cảm còn giúp cho chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống, đó là những hoàn cảnh sống đang cần sự giúp đỡ, đó là những mảnh đời bất hạnh, cô đơn không chút neo đậu, mỗi chúng ta cần phải có thái độ mạnh mẽ để rèn luyện bản thân một cách tự giác nhất.
Tình yêu thương giữa con người với con người từ xưa đến nay vẫn luôn luôn được coi trọng, nó không chỉ là truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là một phẩm chất vô cùng đáng quý mà mỗi người cần phải có. Như trong ca dao, dân ca Việt Nam đã phản ánh một cách chân thực được những hiện tượng đó, con người cần phải biết sống đúng đắn, luôn biết yêu thương và thể hiện sự da diết trong cảm xúc và nỗi lòng của mỗi con người trong cuộc sống của mình, tình yêu thương đó đang ngày càng được thể hiện mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống của dân tộc: “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay là “ lá lành đùm lá rách” đây đều là những truyền thống tốt đẹp mà cuộc sống này dành tặng cho cuộc đời của mỗi chúng ta, luôn luôn biết sống và cải thiện bản thân mỗi ngày.
Cần xây dựng cho mình những thói quen và những phẩm chất tốt, bởi đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý báu mà dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn chú trọng và phát huy nó một cách hiệu quả nhất. Nhưng bên cạnh những người luôn ý thức được tầm quan trọng, cũng như vai trò của đồng cảm, và sẻ chia, lại có những người có những thái độ lạnh nhạt thờ ơ, trước những hoàn cảnh trong cuộc sống, những hành động đó cần bị phê phán sâu sắc.
Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh để từ đó có được tình cảm chân thành và da diết nhất mà mọi người dành cho mình.
#Châu's ngốc
Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương.Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống cuả mỗi chúng ta.
TIN HOT
Thực hư giải pháp giảm cân tốt nhất hiện nay
Chuyencuatoi
Đánh lô đề online uy tín 1 ăn 81. Tặng 100% cho tân thủ. Đăng kí!
Five88
Lan truyền với tốc độ chóng mặt! Mẹo thoát khỏi búi trĩ tại nhà
Thăng Trĩ Mộc Hoa
Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu… giữa con người với con người. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. Lòng yêu thương có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong cuộc sống. Chẳng hạn như đó có thể là sự cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; hoặc yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp;…
Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồi trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng… Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. Hay như đóa hoa hướng dương Lê Thanh Thúy, tuy mắc bệnh ung thư xương khi mới 16 tuổi nhưng Thúy lại là một tấm gương về nghị lực sống phi thường. Từ nỗi đau cũng mình, Thúy dễ dàng đồng cảm với sự đau đớn của các bệnh nhi bị bệnh ung thư và đã có ý tưởng được cùng với mọi người chăm sóc các bé, giúp các em xoa dịu bớt những nỗi đau về thể xác. Ý tưởng ấy đã được mọi người hưởng ứng và chương trình “Ước mơ của Thúy” đã ra đời với mục đích chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhi ung thư và được duy trì tốt đẹp cho đến ngày nay do báo Tuổi trẻ thực hiện. Giờ đây, tuy Thúy đã mất nhưng mọi người ở Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống gậy đi khắp các giường bệnh để động viên các bé đáng bị bệnh giống mình.
Lòng yêu thương còn là động lực thúc đẩy ta hoàn công việc tốt hơn, có hiệu quả cao hơn. Đó là kết quả có được khi chúng ta biết sống vì người khác. Ngoài ra, nhờ lòng yêu thương, mọi người sẽ cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để động viên nhau cùng nhau vượt qua gian khổ, thử thách, xóa tan những hận thù và cảm hóa được cả những con người lầm lỗi. Nhờ có lòng yêu thương, sự trợ giúp lẫn nhau mà những tai họa do con người hay thiên nhiên gây ra mau chóng được khắc phục, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy niềm vui sống, những con người có ước mơ, hoài bão lớn nhưng không có điều kiện thực hiện đã nhanh chóng đạt được điều mình ao ước…
Bên cạnh đó, khi chúng ta biết sống yêu thương người khác và nhận được tình yêu thương thì tâm hồn chúng ta sẽ được bồi đắp trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Niềm tin vào con người và cuộc sống vì thế mà sẽ được củng cố, vun vén.
Với những ý nghĩa trên, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta cần phải sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình.
Nguồn: https://onthinhanh.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-long-yeu-thuong-con-nguoi-trong-xa-hoi-ngay-nay#ixzz5zOLXgjdF