Những câu hỏi liên quan
Thanh Nhàn
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
5 tháng 1 2018 lúc 21:02

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Sinh vật biển dồi dào hơn khi có ngư trường lớn, diện tích rừng ngập mặn lớn hơn,…

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Rừng có 3 đai rõ rệt, xuất hiện rừng ôn đới núi cao, các loài thực vật ôn đới như lãnh sam, thiết sam,


Bình luận (0)
Bears Babii
Xem chi tiết
lạc lạc
8 tháng 3 2022 lúc 6:58

gió mùa đông bắc

+ Hướng gió: Đông Bắc.

+ Tính chất: Lạnh khô.

+ Phạm vi hoạt động: Miền Bắc (Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc).

+ Kiểu thời tiết đặc trưng: Nửa đầu mùa đông lạnh khô; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, mưa phùn ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ.

– Đối với gió mùa mùa đông hình thành từ Tín phong bán cầu Bắc:

+ Hướng gió: Đông Bắc.

+ Tính chất: Khô nóng.

 

+ Phạm vi hoạt động: Miền Nam (Từ Đà Nẵng trở vào Nam).

+ Kiểu thời tiết đặc trưng: Mưa ở ven biển Trung Bộ; khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên

gió mùa đông nam 

Diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10.

 

(i) Trong khoản thời gian đầu mùa hạ, tháng 5, 6 hàng năm.

– Nguồn gốc: Hình thành từ Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.

– Hướng gió: Tây Nam.

– Tính chất: Nóng ẩm.

– Phạm vi hoạt động: Cả nước.

– Kiểu thời tiết đặc trưng: Mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên; khô nóng ở phần nam của khu vực Tây Bắc và ven biển Trung Bộ.

(ii) Trong khoản thời gian đầu mùa hạ, tháng 5, 6 hàng năm

– Nguồn gốc: Hình thành từ Tín phong bán cầu Nam vượt xích đạo lên.

– Hướng gió: Tây Nam.

– Tính chất: Nóng ẩm.

– Phạm vi hoạt động: Cả nước.

– Kiểu thời tiết đặc trưng: Mưa lớn kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên; Khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ; Mưa tháng 9 ở Trung Bộ (Kết hợp dải hội tụ nhiệt đới); Mưa ở Bắc Bộ (gió chuyển hướng thành Đông Nam vào)

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 1 2017 lúc 4:23

a) So sánh sự khác nhau về họat động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc

- Nhìn chung, Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc.

- Tinh hình phát triển:

+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao gấp nhiều lần so vơi Tây Bắc (gấp 20,5 lần, năm 2002).

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (2,31 lần so với 2,17 lần trong giai đoạn 1995 - 2002).

- Cơ cấu ngành:

+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất,...

+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.

- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.

+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp với quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như: Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) như: Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.

+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Ở đây không có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như: Quỳnh Nhai (khai thác than), Sơn La (sản xuất vật liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chế biến nông sản), Hòa Bình (thuỷ điện),

b) Giải thích

- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:

+ Địa hình núi cao, hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn.

+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, trữ lượng nhỏ, khó khai thác.

+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém.

- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có nhiều tỉnh giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế phát triển năng động, vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm thứ hai cả nước).

+ Địa hình thấp hơn nên việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn như: than, quặng sắt, thiếc,..

+ Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào hơn.

+ Dân cư đông, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển tốt hơn.

+ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; thị trường rộng lớn,...

Bình luận (0)
nấm lùn
Xem chi tiết
Trần Mạnh
1 tháng 3 2021 lúc 19:34

TK:

Sự Giống nhau :

- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

Sự Khác nhau :

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

- Bắc Mĩ: đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, kinh tế phát triển - Nam Mĩ: dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quá nghiêm trọng 

Bình luận (1)
Lê Huy Tường
1 tháng 3 2021 lúc 19:39

So sánh điểm giống và khác nhau của quá trình đô thị hóa ở trung và nam mĩ so với bắc mĩ?

Sự Giống nhau :

- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

Sự Khác nhau :

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

- Bắc Mĩ: đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, kinh tế phát triển - Nam Mĩ: dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quá nghiêm trọng 

 

Bình luận (0)
Dao Yen
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 7 2018 lúc 16:20

a, Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

   - Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi...); cây đậu tương, thuốc lá; cây ăn quả, dược liệu; trâu, bò lấy thịt, sữa, lạn (trung du).

   - Tây Nguyên: cà phê, chè, cao su, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.

   Sự khác nhau về các sản phẩm chuyên môn hoá bắt nguồn từ sự khác nhau về điều kiện phát triển nổi bật: Trung du và miền núi Bắc Bộ với khí hậu có một mùa đông lạnh thích hợp cho các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt; đất feralit, nói riêng là đất đỏ đá vôi thuận lợi cho các cây đậu tương, thuốc lá... Tây Nguyên có đất đỏ badan diện tích rộng và khí hậu có tính cận xích đạo, nên thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm; trên vùng núi cao, nhiệt độ hạ thấp có thể trồng chè. Chăn nuôi được phát triển cả ở hai vùng dựa trên các đồng cỏ và tác động của khí hậu.

b, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

   - Đồng bằng sông Hồng: lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, cây ăn quả; đay, cói; lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.

   - Đồng bằng sông Cửu Long: lúa, lúa có chất lượng cao; cây công nghiệp ngắn ngày; cây ăn quả nhiệt đới; thuỷ sản (đặc biệt là tôm); gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

   - Nguyên nhân: Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh lúa cao; có mùa đông lạnh cho phép phát triển vụ đông; có nguồn thức ăn cho chăn nuôi từ các phụ phẩm của ngành trồng trọt; nhiều ao hồ, mặt nước, cửa sông... Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất rộng, trong đó diện tích đất phù sa ngọt tương đối lớn; khí hậu có tính cận xích đạo; diện tích mặt nước rộng, dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều cánh rừng ngập mặn...

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 7 2017 lúc 2:36

Chọn đáp án D

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 7 2018 lúc 13:07

Đáp án D

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 3 2019 lúc 13:58

a) Điểm khúc nhau cơ bn về cơ cấu ngành công nghiệp Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

- Cơ cấu ngành công nghiệp Bắc Trung Bộ:

+ Gồm các ngành công nghiệp: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm,...

+ Khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng.

- Cơ cấu công nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ:

+ Gồm các ngành công nghiệp: cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...), khai thác khoáng sản (cát, titan,...),...

+ Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (thủy, hải sản,...) đóng vai trò quan trọng nhất vùng.

b) Nguyên nhân

- Bắc Trung Bộ có tiềm năng về khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, tạo điều kiện đ phát triển công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có ngành ngư nghiệp rất phát triển, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Chúc Ly
Xem chi tiết