Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết

Lĩnh vực

Truyền thống

 

 

Ứng dụng Vật lí

Thông tin liên lạc

Dùng bồ câu đưa thư: dễ bị thất lạc, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, tình trạng sức khỏe của bồ câu, tốc độ chậm.

Dùng internet (gửi mail, tin nhắn, điện thoại…): nhanh, đơn giản, hiệu quả, độ chính xác gần như tuyệt đối.

Chẩn đoán bệnh

Bắt mạch thủ công, phụ thuộc và trình độ của người thầy thuốc, độ chính xác không cao.

Dùng thiết bị y tế chuyên dụng: độ chính xác cao, cho kết quả nhanh chóng, từ đó có phương án xử lí kịp thời.

Quy trình đóng gói

Dùng sức lao động thủ công của con người: năng suất không cao, tiến độ chậm, mẫu mã không đẹp.

Dùng quy trình sản xuất dây chuyền: mẫu mã đẹp, nhanh, gọn, năng suất cao.

Quan sát thiên văn

Quan sát bằng mắt thường: phán đoán các hiện tượng một cách cảm tính, dựa trên kinh nghiệm là chính, độ chính xác không cao.

Sử dụng các thiết bị hiện đại (vệ tinh, kính thiên văn…) cho kết quả chính xác, xác định được quy luật vận động, quỹ đạo chuyển động của các hành tinh, đưa ra các dự báo về thiên nhiên có độ chính xác cao.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
8 tháng 12 2023 lúc 10:43

Ảnh hưởng của Vật lí trong một số lĩnh vực:

+ Thông tin liên lạc: nhờ có thông tin liên lạc mà tin tức được truyền đi nhanh chóng, chính xác mà không phải thông qua chim bồ câu như hồi xưa

+ Y tế: Các phương pháp chuẩn đoán và chữa bệnh có áp dụng kiến thức vật lí nhu phép nội soi, chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng (MRI), xạ trị,...đã giúp cho việc chuẩn đoán và chữa bệnh của các bác sĩ đạt hiệu quả cao

+ Công nghiệp: Vật lí là động lực của các cuộc cách mạng công nghiệp, vì vậy nền sản xuất nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa. Từ đó nâng cao chất lượng, cải thiện đời sống.

+ Nghiên cứu khoa học: Vật lí đã giúp cải tiến thiết bị và phương pháp nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học, giúp khám phá các hiện tượng trên Trái Đất.

Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
11 tháng 8 2019 lúc 8:31

Ứng dụng của đa phương tiện:

- Trong nhà trường.

- Trong khoa học.

- Trong y học.

- Trong thương mại.

- Trong quản lí xã hội.

- Trong nghệ thuật.

- Trong công nghiệp giải trí.

Hoang tung Ngo
Xem chi tiết
pastelw13
Xem chi tiết
pastelw13
8 tháng 5 2022 lúc 22:03

lưu ý: dùng powerpoint 2010

lê nguyễn ngọc minh
Xem chi tiết
Minh Nhân
3 tháng 5 2019 lúc 13:39

1/ + Để thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh trên trang chiếu, trước hết ta phải chọn chúng bằng cách nháy chuột trên hình ảnh đó;
+ Các thao tác cơ bản với hình ảnh được chọn:

a) Thay đổi vị trí: Đưa con trỏ chuột lên trên hình ảnh và kéo thả trên để di chuyển đến vị trí khác;
b) Thay đổi kích thước: Đưa con trỏ chuột lên trên nút tròn nhỏ nằm giữa cạnh viền của hình ảnh và kéo thả để tăng hoặc giảm kích thước chiều ngang (hoặc chiều đứng, h. 88b SGK). Nếu kéo thả nút tròn nhỏ nằm ở góc, kích thước của hình ảnh sẽ được thay đổi nhưng giữ nguyên được tỉ lệ giữa các cạnh (h. 86c SGK);

c) Thay đổi thứ tự của hình ảnh

Các bước thực hiện:

(1) Chọn hình ảnh cần chuyền lên lớp trên (hoặc đưa xuống dưới);
(2) Nháy nút phải chuột lên hình ảnh để mở bảng chọn tắt;
(3) Nháy vào Order rồi chọn Bring to Front để chuyển hình ảnh lên trên hoặc Send to Back để đưa xuống dưới (h. 88 SGK). 

c) Thay đổi thứ tự xuất hiện hình ảnh

+ Ta có thể sử dụng các thao tác chọn, thay đổi vị trí, kích thước và thứ tự nói trên cho mọi đối tượng khác nhau (như khung văn bản, đoạn phim,...).

2/

Đa phương tiện là kết hợp thông tin nhiều dạng khác nhau và các thông tin đó có thể được hiện mộ cách đồng thời.

Ưu điểm:

- Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn;
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn;
- Thích hợp với việc sử dụng máy tính;
- Rất phù hợp cho việc giái trí dạy học.

Ứng dụng:

– Trong nhà trường;

– Trong khoa học;

– Trong y học;

– Trong thương mại;

– Trong quản lí xã hội;

– Trong nghệ thuật;

Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
4 tháng 2 2017 lúc 2:02

Ưu điểm của đa phương tiện

- Thể hiện thông tin tốt hơn.

- Thu hút sự chú ý hơn.

- Thích hợp với việc sử dụng máy tính.

- Rất phù hợp cho việc giải trí và nâng cao hiệu quả dạy học.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
22 tháng 3 2023 lúc 18:50

• Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lí chất thải, sản xuất bột giặt và công nghiệp thuộc da,…

• Ví dụ minh họa cho ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong các lĩnh vực:

- Ví dụ trong nông nghiệp:

+ Dựa vào khả năng cố định N2 trong không khí của vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh giúp tăng năng suất cho cây trồng, cải tạo đất,…

+ Dựa vào khả năng ức chế sự phát triển của sâu, bệnh gây hại cho cây trồng để sản xuất ra thuốc trừ sâu vi sinh thay cho thuốc trừ sâu hóa học vừa có thể diệt trừ sâu, bệnh hại hiệu quả vừa tránh tồn dư thuốc hóa học gây độc cho con người và vật nuôi.

- Ví dụ trong chế biến thực phẩm:

+ Sử dụng vi khuẩn Saccharomyces cerevisiae để lên men tạo rượu, bia, bánh mì.

+ Sử dụng vi khuẩn lactic để lên men tạo sữa chua và pho mát.

- Ví dụ trong y dược:

+ Các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ tái tổ hợp vi khuẩn và nấm men như insulin, hormone sinh trưởng, chất kích thích miễn dịch cytokine, chất kháng virus như interferon.

+ Vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh.

- Ví dụ trong xử lí chất thải:

+ Sử dụng hệ vi sinh hiếu khí hoặc kị khí trong các bể xử lí sinh học để xử lí nước thải.

+ Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lí các sự cố tràn dầu trên biển.

+ Sử dụng các Archaea sinh methane để xử lí chất thải vật nuôi nhằm vừa tạo ra khí biogas làm chất đốt cho gia đình vừa tránh ô nhiễm môi trường và tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 21:16

Tham khảo 

- Lĩnh vực giáo dục:

+ Nền giáo dục của Nga có truyền thống lâu đời, chất lượng khá cao và mang đậm bản sắc dân tộc Nga.

+ Nhà nước đảm bảo cho các công dân Liên bang Nga được hưởng một nền giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp miễn phí.

+ Giáo dục chuyên nghiệp có sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học.

+ Nga thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường học, phát triển mạnh các trường dân lập, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học.

+ Nga cho mở các trường đại học và các chi nhánh trường đại học của Nga ở nước ngoài, đồng thời tiếp tục thu hút học sinh nước ngoài đến học với ưu thế học phí rẻ và chi phí sinh hoạt rẻ.

- Lĩnh vực văn hóa:

+ Văn hóa Nga có truyền thống lâu đời về nhiều mặt của nghệ thuật, đặc biệt khi nói đến văn học, múa dân gian, triết học, âm nhạc cổ điển, nhạc dân gian, múa dân gian, truyền thống, múa ba lê, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, hoạt hình và chính trị, tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa thế giới.

+ Ngày nay, di sản văn hóa Nga được xếp hạng thứ bảy trong Chỉ số thương hiệu quốc gia, dựa trên các cuộc phỏng vấn của khoảng 20.000 người chủ yếu đến từ các nước phương Tây và Viễn Đông.

+ Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng trên vùng địa lý rộng nhất của lục địa Á Âu và cũng là ngôn ngữ nói Xlavơ được dùng rộng rãi nhất. Hơn một phần tư tác phẩm văn học-khoa học trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là phương tiện mã hóa và lưu trữ thông tin toàn cầu, với khoảng 60 đến 70% thông tin toàn cầu được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc. Văn học Nga nằm trong số những nền văn học phát triển và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, với những tác phẩm văn học thuộc hàng nổi tiếng nhất.

- Lĩnh vực khoa học - kĩ thuật:

+ Nền khoa học Nga đạt được nhiều thành tựu lớn trong nghiên cứu cơ bản thuộc đỉnh cao của thế giới. Mặc dù bị suy giảm nhiều trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Nga vẫn là một trong những nước có tiềm năng khoa học to lớn nhất, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

+ Chính phủ Nga đã quyết định thành lập các tổ chức nghiên cứu - ứng dụng khoa học và công nghệ mới, như Dự án Skolkovo ở ngoại ô Moskva (một dạng Thành phố khoa học - công nghệ hay Trung tâm - công viên khoa học công nghệ lớn), và các trung tâm nghiên cứu mới, các Tổng công ty nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao (như Tổng công ty Công nghệ nano - Rusnano) với các cơ chế hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo bằng cách tạo ra cầu nối giữa nghiên cứu và bên công nghiệp.

+ Chính phủ Nga đã ban hành Quy chế của Trung tâm Khoa học Nhà nước (SSC), mở đường cho các trung tâm nghiên cứu công nghiệp có trang thiết bị và hạ tầng riêng. Quy chế này đã cho phép tạo thêm được các quỹ ngân sách từ Chương trình phát triển SSC. Nhiều trung tâm nghiên cứu công nghiệp chiếm những vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên được quan tâm đầu tư phát triển (vật lý nguyên tử, năng lượng, hóa học, vật liệu mới, chế tạo máy bay, cơ khí, y học, sinh học, công nghệ sinh học, khoa học máy tính, quang học, điện tử, robot).

+ Đến nay, có 21 trung tâm như trên  thuộc Bộ Công nghiệp và Năng lượng, 10 trung tâm thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học, 6 thuộc Cơ quan Liên bang về Công nghệ nguyên tử, 3 thuộc Bộ Y tế và Bảo trợ xã hội.