đặc điểm kinh tế ở đông nam bộ (các ngành kt, các trung tâm kt)
đặc điểm kinh tế ở đông nam bộ (các ngành kt, các trung tâm kt)
Tham khảo:
Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ · Giải bài 3 trang 123 SGK Địa lí 9. Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế ...
Theo em, ngành kinh tế nào là ngành kinh tế phát triển nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Hãy trình bày đặc điểm phát triển của ngành kinh tế đó
a) Về vị trí địa lí
Kề bên đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Cămpuchia.Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế.b) Về tự nhiên
• Đất:
Đất badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng); đất xám bạc màu (phù sa cổ).Thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.• Khí hậu, nguồn nước:
Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.Hệ thống sông Đồng Nai (giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ).• Khoáng sản
Dầu khí (trên thềm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn.Các khoáng sản khác (sét, cao lanh).• Sinh vật:
Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp và du lịch.Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản.c) Về kinh tế – xã hội
• Nguồn lao động:
Nguồn lao động dồi dào;Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.• Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện (giao thông, thông tin liên lạc).
• Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp.
Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu.Vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.• Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước).
mn giúp mk nha đây là bài lm để lấy điểm kt 1 tiết của mk.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐỊA LI 7
Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của địa hình, khí hậu Bắc Phi..
Câu 2: Nền kinh tế ở Bắc Phi chủ yếu dựa vào hoạt động gì? Kể tên các hoạt động
kinh tế chính ở Bắc Phi.
Câu 3: So sánh sự khác biệt giữa các yếu tố tự nhiên ở Trung Phi với Bắc Phi.
Câu 4: Nêu đặc điểm thành phần dân cư, tôn giáo Trung Phi. Kể tên các hoạt động
kinh tế chính của Trung Phi? Sự phân bố các ngành kinh tế.
Câu 5: So sánh Nam Phi với Bắc phi và Trung Phi. Từ đó rút ra nhận xét đặc điểm
nổi bật.
Câu 6: Cùng là khu vực nhiệt đới nhưng vì sao khí hậu ở Nam Phi dịu, mát hơn so
với Bắc Phi.
Câu 7: So sánh tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản ở Trung Phi với Nam Phi. Rút
ra nhận xét.
Câu 8: So sánh sự khác nhau về hình dạng, diện tích giới hạn giữa châu Mĩ với
châu Phi?
Câu 9: Kể tên cá luồng nhập cư vào châu Mĩ.
Câu 10: So sánh đặc điểm khác biệt giữa miền đ.b Trung tâm với miền núi Cooc-
die. (dành thêm cho lớp 7ª1, 7ª2, 7ª3 vì các em đã học)
Câu 11: Giải thích tại sao lại có sự phân hóa khí hậu giữa phía đông và tây kinh
tuyến 100 o .
Câu 1: - Bắc Phi :
+ Có diện tích lớn hơn Nam Phi;
+ Đường chí tuyến đi qua điểm giữa của Bắc Phi nên Bắc Phi nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không mưa;
+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu rộng lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi cũng không gây mưa.
+ Địa hình Bắc Phi ở độ cao trên 200 m, dãy Át-lát ngăn cản gió tây nên ảnh hưởng của biển rất ít.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam kể tên các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ngành dệt may?
Hướng dẫn giải:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, trang 30, xác định vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ngành sản xuất vật liệu xây dựng là: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam kể tên các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ngành sản xuất vật liệu xây dựng?
Hướng dẫn giải:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, trang 30, xác định vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ngành sản xuất vật liệu xây dựng là: Hà Nội, Phúc Yên, Hải Phòng, Hưng Yên, Hạ Long, Hải Dương, Bắc Ninh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết các ngành nào sau đây có ở tất cả các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Chế biến nông sản; dệt, may.
B. Dệt, may; cơ khí.
C. Cơ khí, chế biến nông sản.
D. Cơ khí, vật liệu xây dựng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy xác định các trung tâm kinh tế thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy xác định các trung tâm kinh tế thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ?
Tham khảo!
Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. Thành phố Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của cả vùng Bắc Trung Bộ. ...
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, trang 30, xác định vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Các tỉnh thuộc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh.
tham khảo
Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng.
Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a) Nêu tên các trung tâm công nghiệp, quy cơ, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.
b) Nêu thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
a) Các trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.
- Thành phố Hồ Chí Minh quy mô rất lớn : trên 120 nghìn tỉ đồng
- Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu : quy mô lớn từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng
- Tân An, Mỹ Tho : quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng
b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta
- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long); Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa
- Dân cư đông, nguồn lai động dồi dào, có chất lượng.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ
- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở Đông Nam Bộ có qui mô từ 15.000 đến 100.000 tỉ đồng năm 2007 là
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa
B. Thủ Dầu Một, Biên Hòa
C. Vũng Tàu, Biên Hòa
D. Vũng Tàu, Thủ Dầu Một
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở Đông Nam Bộ có qui mô từ 15.000 đến tỉ đồng năm 2007 là Vũng Tàu, Biên Hòa.
=> Chọn đáp án C
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a) Kể tên, xác định quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ ?
b) Cho biết tại sao trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường ?
a) Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
b) Trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường, vì :
- Môi trường Đông Nam Bộ bị suy thoái ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái môi trường là các hoạt động kinh tế
- Phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường để :
+ Ngăn chặn sự suy giảm của môi trường tự nhiên
+ Ngăn chặn những tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vững