Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thủy Hoàng
Bài tập 1: Đọc đoạn văn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:         Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le trực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.Có người khẽ nói:-         Bẩm, dễ có khi đê vỡ!Ngài cau mặt, gắt rằng:-         Mặc kệ!           Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dự...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Aaron Lycan
1 tháng 5 2021 lúc 20:17

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản "Sống chết mặc bay" của tác giả Phạm Duy Tốn

Câu 2:Nội dung của đoạn văn trên :Thể hiện sự vô trách nhiệm của tên quan phủ, ở đây là tên quan phụ mẫu

Câu 3: Cáccâu rút gọn trong đoạn văn :

-Mặc kệ

-Có ăn ko thì bốc chứ

Câu 4 

Câu văn thể hiện sự vô trách nhiệm, vô liêm sỉ của quan lại đương thời, trong khi mọi người đều hoảng hốt thì hắn lại không quan tâm, mà chỉ lo đến việc đánh bài. Đồng thời, nó còn phần nào thể hiện sự cảm thương cho nhân dân lầm than cơ cực.

Lê Quang Minh
1 tháng 5 2021 lúc 20:17

tự làm ko làm ăn c

7/4 43 Lê Hà Phương Uyên
Xem chi tiết
Jeon Jungkook
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
15 tháng 6 2017 lúc 20:54

Câu 4 là 1 trạng ngữ, trạng ngữ này bổ sung ý nghĩa về nguyen nhân nhưng lại tách ra làm câu riêng để nhấn mạnh ý, góp phần diễn tả được sự thờ ơ của tên quan, chỉ biết đánh bài mà không quan tâm đến người dân và phòng chống bão lũ.

Thủy Hoàng
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
26 tháng 4 2022 lúc 21:56

1.ND:Miêu tả hình ảnh giàu có,sa hoa của tên quan mẫu phụ

2.TN: Bên cạnh ngài

TD:

+Miêu tả hình ảnh sa hoa của tên quan mẫu phụ

+làm câu văn thêm sinh động

3.  Chỉ: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt

TD:

+Liệt kê những đồ/vật dụng đắt tiền,xa xỉ của tên quan mẫu phụ 

+Miêu tả sự phung phí của tên quan mẫu phụ

4.

Chúng ta không nên chặt phá cây,đốt rừng hay khai thác các tài nguyên thiên nhiên trái phép .và không nên săn bắn các con động vật khác.Không nên vứt rác bừa bãi , hay vứt các con động vật chết,thuốc trừ sâu,...xuống dưới nước .

thư nguỹn:>>
26 tháng 4 2022 lúc 21:47

lx

Khanh Pham
26 tháng 4 2022 lúc 21:48

lỗi

Phạm Trần Hoàng Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 7 2021 lúc 8:25

Lần sau chia đề nhỏ nhỏ ra thì mọi người mới làm được nha em:

Câu 1:

1. Đoạn trích được trích từ văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

2. PTBD: Biểu cảm

3. Câu đặc biệt

4.  BPTT: Liệt kê

Tác dụng: Cho thấy sự trái ngược của các quan trong đình và người dân hộ đê. Nó cũng làm rõ bộ mặt tàn ác, thờ ơ của tên quan

5. 

Tham khảo nha em:

Vô cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Họ luôn bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó gặp nạn hoặc bị bạo hành. Tuy nhiên, vô cảm luôn không quan tâm đến người khác, sống ích kỉ. Tiêu biểu như là cướp tiệm vàng Ngọc bích (phố Sàn, huyện lục Nam, tỉnh Bắc giang) là kẻ vô cảm giết chết 3 mạng người đó là 1 thanh niên khoảng 17 tuổi, 1 cô gái khoảng 18 tuổi và 1 thai phụ có bầu 8 tháng, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương. Trái lại, 1 bộ phận trong xã hội họ luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chính vì vậy thế hệ chúng ta cần phải phê phán thái độ sống thờ ơ, vô ơn và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha.

Câu 2:

Tham khảo nha em:

 

Một mặt người bằng mười mặt của

Đói cho sạch rách cho thơm


Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều! 

Câu 3:

Một mặt người bằng mười mặt của

Đói cho sạch rách cho thơm


Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều! 

Câu 4:

Tham khảo nha em:

 

Hằng ngày, trong giao tiếp, ứng xử, ta phải lựa chọn lời nói, cách diễn đạt sao cho vừa đảm bảo mối quan hệ đoàn kết, thân ái vừa đạt được hiệu quả giao tiếp. Điều này được nhân dân ta từ xưa luôn nhắc nhở nhau: "Lời nói gói vàng" và "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân gian về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Câu đầu là một phép ẩn dụ: lời nói được ngầm so sánh với gói vàng. Điều này đủ cho thấy lời nói, cụ thể là Tiếng Việt, là một thứ của quý lâu đời của nhân dân ta (Bác Hồ). Câu hai mộc mạc đơn sơ nhưng bóng bẩy không kém câu đầu. Lời khuyên của dân gian ở đây thật nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao. Tuy quý giá, nhưng "lời nói không mất tiền mua". Ai cũng có thể nói ra những điều mình nghĩ đâu cần phải có tiền bạc hay có "gói vàng" mới nói được. Có điều biết "lựa lời" biết chọn từ ngữ, câu chữ để diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình cần nói ra thì sẽ khiến người đối thoại được vui lòng "cho vừa lòng nhau" là như vậy. Và cuộc giao tiếp nhờ đó có hiệu quả tốt đẹp.

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao? Bởi vì tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói thật to lớn. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự thể hiện lối sống văn minh, văn hóa.

Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn nói văn minh lịch sử được biểu hiện ở nhiều mặt từ cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực: không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại.

Tuy nhiên, không phải chỉ vì "để vừa lòng nhau" mà ta không chân thành, thẳng thắn nói thật lời phê bình những sai lầm khuyết điểm của bạn bè, đồng chí. Bởi vì như thế là ta xuề xòa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh. Có điều trong những trường hợp này, ta lại càng hơn lúc nào hết phải "lựa lời", lựa lúc tạo được sự đồng tình nơi người nghe. Chọn được những lời nói thích hợp như thế chính là ta đã làm tốt việc lựa lời theo đúng lời dạy của người xưa.

Cùng mang ý nghĩa tương tự còn có những câu tục ngữ ca dao khác: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói; Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Những câu ca dao trên rất hay, như một danh ngôn, một lời khuyên quý giá, một kinh nghiệm đặc sắc về nói năng. Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.

 

kim anh lương thị
Xem chi tiết
sky12
16 tháng 11 2021 lúc 13:47

 Bạn tham khảo nhé

Câu 1:

  -Thể loại :Truyện ngắn

  -Ngôi kể:Ngôi thứ nhất (ông giáo xưng"tôi")

  -PTBĐ chính : tự sự

Câu 2:

  -Nội dung chính của đoạn trích:Kể về sự việc lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện bán chó

Câu 4:

  -Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người có trong đoạn trích là: đôi mắt,mặt, miệng, cái đầu..

Dương Thanh Trúc
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
1 tháng 5 2022 lúc 9:51

Câu 1:

Trích từ Sống chết mặc bay

Tác giả Phạm Duy Tốn

PTBD:Miêu tả

Câu 3:

ND:Miêu tả những vật dụng sa hoa của tên quan  phụ mẫu

Câu 4:

TN:Bên cạnh ngài

Ý nghĩa:

+Làm câu văn thêm sinh động 

+Làm người đọc hiểu rõ được sự phung phí và sự sa hoa ,giàu có của tên quan  phụ mẫu

Câu 5:

Em có suy nghĩ:

Em thấy bên ngoài hắn là 1 người sa hoa , giàu có nhưng tấm lòng bên trong hắn thì rất hẹp . Hắn không hề mở rộng tấm lòng của mình để giúp đỡ những người dân ngoài kia đang vất vả cứu khúc đê làng.

 

HAT9
1 tháng 5 2022 lúc 10:23

1. Trích từ văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Miêu tả.
2. Câu văn sử dụng phép tương phản, đối lập: "Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm" => Quan lại vui vẻ, ham mê cơ bạc >< Dân hộ đê khổ cực.
3. Phê phán sự thờ ơ, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu trên tính mạng bao người dân và bày tỏ lòng cảm thương cho người dân chịu cảnh nghìn sầu muôn thẳm.
4. Trạng ngữ: bên cạnh ngài, mé tay trái
=> Cho thấy cột sống xa hoa, vương giả của viên quan phụ mẫu .-.
5. 
- Tên quan phụ mẫu đã ăn chơi hưởng thụ rất sung sướng, thõa mãn niềm đam mê cờ bạc trong khi người dân khổ cực hộ đê. Quan phụ mẫu là người cầm quyền, là chức vụ sinh ra để giúp điều hành, nâng đỡ người dân nhưng tên quan ở đây lại rất vô trách nhiệm, hắn mặc kệ người dân sống chết ra sao. Thật đúng là kẻ cầm quyền sâu dân mọt nước, đáng bị phê phán, lên áng gay gắt.

Phạm Thanh Lâm
Xem chi tiết
Hoàng Minh Hồng
Xem chi tiết
Smile
19 tháng 5 2021 lúc 19:00

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới:

“... Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại ngồi cùng hầu bài…”

(Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?  sống chết mặc bay

Tác giả là ai? Phạm Duy Tốn

b. Trong đoạn trích, tác giả sử dụng biệp pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

- liệt kê

-diễn đạt các ý trong đoạn văn thành một câu có nghĩa. Làm người nghe, người đọc hình dung được khung cảnh của tác phẩm