Đề 1:
Câu 1:
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
- Đây rồi ! ... Thế chứ lại !
Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
- Ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! ... Điếu, mày !
...
Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !”
(Ngữ văn 7 tập 2, trang 78)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?
2. Chỉ phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên ?
3. Các câu : Ù ! Thông tôm, chi chi nảy !... Điếu, mày ! thuộc kiểu câu nào em đã được học ?
4. Nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong đoạn văn trên là gì ? Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
5. Từ văn bản và từ những hiểu biết của mình, em có suy nghĩ gì về sự nguy hại của bệnh vô cảm trong cuộc sống ?
Câu 2:
Đánh giá tục ngữ về con người và xã hội, sách giáo khoa ngữ văn 7 có viết:
“Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có”.
Bằng những hiểu biết của mình về những câu tục ngữ đã được học, em hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên.
Câu 3:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Câu 4:
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Câu 3:
Dân gian ta có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Mọi người giúp em với ạ .
Lần sau chia đề nhỏ nhỏ ra thì mọi người mới làm được nha em:
Câu 1:
1. Đoạn trích được trích từ văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn
2. PTBD: Biểu cảm
3. Câu đặc biệt
4. BPTT: Liệt kê
Tác dụng: Cho thấy sự trái ngược của các quan trong đình và người dân hộ đê. Nó cũng làm rõ bộ mặt tàn ác, thờ ơ của tên quan
5.
Tham khảo nha em:
Vô cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Họ luôn bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó gặp nạn hoặc bị bạo hành. Tuy nhiên, vô cảm luôn không quan tâm đến người khác, sống ích kỉ. Tiêu biểu như là cướp tiệm vàng Ngọc bích (phố Sàn, huyện lục Nam, tỉnh Bắc giang) là kẻ vô cảm giết chết 3 mạng người đó là 1 thanh niên khoảng 17 tuổi, 1 cô gái khoảng 18 tuổi và 1 thai phụ có bầu 8 tháng, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương. Trái lại, 1 bộ phận trong xã hội họ luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chính vì vậy thế hệ chúng ta cần phải phê phán thái độ sống thờ ơ, vô ơn và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha.
Câu 2:
Tham khảo nha em:
Một mặt người bằng mười mặt của
Đói cho sạch rách cho thơm
Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.
Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.
Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.
Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều!
Câu 3:
Một mặt người bằng mười mặt của
Đói cho sạch rách cho thơm
Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.
Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.
Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.
Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều!
Câu 4:
Tham khảo nha em:
Hằng ngày, trong giao tiếp, ứng xử, ta phải lựa chọn lời nói, cách diễn đạt sao cho vừa đảm bảo mối quan hệ đoàn kết, thân ái vừa đạt được hiệu quả giao tiếp. Điều này được nhân dân ta từ xưa luôn nhắc nhở nhau: "Lời nói gói vàng" và "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân gian về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Câu đầu là một phép ẩn dụ: lời nói được ngầm so sánh với gói vàng. Điều này đủ cho thấy lời nói, cụ thể là Tiếng Việt, là một thứ của quý lâu đời của nhân dân ta (Bác Hồ). Câu hai mộc mạc đơn sơ nhưng bóng bẩy không kém câu đầu. Lời khuyên của dân gian ở đây thật nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao. Tuy quý giá, nhưng "lời nói không mất tiền mua". Ai cũng có thể nói ra những điều mình nghĩ đâu cần phải có tiền bạc hay có "gói vàng" mới nói được. Có điều biết "lựa lời" biết chọn từ ngữ, câu chữ để diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình cần nói ra thì sẽ khiến người đối thoại được vui lòng "cho vừa lòng nhau" là như vậy. Và cuộc giao tiếp nhờ đó có hiệu quả tốt đẹp.
Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao? Bởi vì tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói thật to lớn. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự thể hiện lối sống văn minh, văn hóa.
Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn nói văn minh lịch sử được biểu hiện ở nhiều mặt từ cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực: không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại.
Tuy nhiên, không phải chỉ vì "để vừa lòng nhau" mà ta không chân thành, thẳng thắn nói thật lời phê bình những sai lầm khuyết điểm của bạn bè, đồng chí. Bởi vì như thế là ta xuề xòa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh. Có điều trong những trường hợp này, ta lại càng hơn lúc nào hết phải "lựa lời", lựa lúc tạo được sự đồng tình nơi người nghe. Chọn được những lời nói thích hợp như thế chính là ta đã làm tốt việc lựa lời theo đúng lời dạy của người xưa.
Cùng mang ý nghĩa tương tự còn có những câu tục ngữ ca dao khác: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói; Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Những câu ca dao trên rất hay, như một danh ngôn, một lời khuyên quý giá, một kinh nghiệm đặc sắc về nói năng. Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.