Nói về cảnh đẹp của thăng long - hà nội , không bài nào vượt qua bài ca dao sau
gió đưa cành trúc la đà
tiếng chuông trấn vũ canh gà thọ xương
mịt mù khói tỏa ngàn xương
nhịp chày yên thái mặt gương tây hồ
em hãy cảm nhận và phân tích
9. Những câu ca dao dưới đây viết về nơi nào? Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. A. Hà Nam B. Hà Nội C. Hà Tĩnh D. Hà Giang
Địa danh Yên Thái trong bài ca dao dưới đây nổi tiếng với nghề truyền thống nào?
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.”
REFER
Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái (vùng Bưởi) chuyên nghề làm giấy (vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rồi cán mỏng thành giấy), phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan , thi sĩ nổi tiếng của nước ta.
tham khảo
Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái (vùng Bưởi) chuyên nghề làm giấy (vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rồi cán mỏng thành giấy), phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan , thi sĩ nổi tiếng của nước ta.
1 làng nghề truyền thống ở Thăng Long xưa là phường Yên Thái chuyên làm giấy.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ
ài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc.Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.
Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.
Nói về cảnh đẹp nơi Thăng Long,ko co bài thơ nao vượt qua bài thơ sau
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà thọ xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ
Em hãy phân tích và chỉ ra cái đẹp trong bài thơ trên
viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái , mặt gương Tây Hồ.
THAM KHẢO:
Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.
Gió đưa cành trúc la đà
Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.
Mùa thu câu cá - Bài thơ nổi tiếng tả cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến cũng có gió nhẹ làm mặt ao lăn tăn, chiếc lá thì khẽ đưa vèo. Còn Đỗ Phủ thì “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc”. Đó chính là những tín hiệu mùa thu.
Nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác là chính sau những cành trúc la đà mặt đất thì câu thơ thứ hai lại là động là âm thanh.
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:
Mịt mù khói toả ngàn sương
Khói toả mịt mù được đảo lại mịt mù khói toả. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên:
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.
Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt đẹp.
Tham khảo:
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc.Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.
Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.
Kham khảo
Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Viết đoạn văn (5-7 câu )nêu cảm xúc của em về bài ca dao sau:
" Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương .
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái , mặt gương Tây Hồ. "
Em tham khảo:
Bài hát ca dao là một bức tranh tuyệt đẹp về khung cảnh buổi sớm mùa thu của kinh thành Thăng Long. Mỗi bài thơ là một cảnh đẹp, sử dụng ngòi bút độc đáo của tác giả dân gian để ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.Quê hương nơi sinh ra mà ai cũng không muốn rời xa xiến người đọc cảm nhận được hết cảm xúc trong bài.Nó giúp chúng ta thêm yêu và tự hào hơn về thủ đô của nền văn hiến thiên niên kỷ. Bài ca dao này mang một vẻ đẹp cổ điển tráng lệ, hệt như một bài vọng cổ tuyệt vời.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Em hãy viết bài văn ngắn tả cảnh đẹp của Tây Hồ.
giúp tui đi mn pls
Nếu như bạn còn băn khoăn về những cảnh đẹp, di tích, địa điểm để thêm cho mình những trải nghiệm thú vị, thì xin mời bạn hãy ghé qua Hồ Tây. Nơi đây không chỉ là nơi cho ta những bình yên, thanh tĩnh sau một chuỗi làm việc mệt nhọc, nó còn là nơi chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống quý báu của cha ông ta từ ngàn đời xưa. Cũng là một cách để bạn thêm tự hào, yêu quý quê hương dân tộc mình.
Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng bến này ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm... Cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Ngoài ra, xung quanh bờ hồ còn có sự xuất hiện của các hang động vừa và nhỏ, bờ phía Tây có Già La Động (nay là Quán La thuộc phường Xuân La), bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá nay thuộc quận Hoàn Kiếm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối.
Giờ đây trải qua quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, Hồ Tây vẫn còn vẹn nguyên vẻ đẹp của đất Kinh Kỳ. Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này. Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời nhà Trần. Hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của Hồ Tây. Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông Có đền An Trì nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên.
Hồ Tây nổi tiếng với những rặng cây xanh rì rất tươi mát và không khí trong lành, rất phù hợp để ta di dưỡng tinh thần. Bao quanh hồ có những bồn hoa, những rặng cây rủ bóng xuống, ta chợt nhớ đến hai câu thơ của Xuân Diệu:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng...”
Giúp ta hình dung dáng vẻ yêu kiều, thướt tha của cây liễu. Nước hồ Tây trong xanh, tươi mát, thay đổi theo từng mùa, từng không gian và những khoảng thời gian khác nhau. Khi xanh bích, khi xanh lam, khi trong veo như giọt sương cũng có khi một màu đen tuyền buồn bã khi đêm xuống. Quanh hồ, những ánh đèn lấp lánh thắp sáng cho không gian, trông giống như một tòa lâu đài tráng lệ tọa lạc giữa thành phố. Về đêm khung cảnh hồ Tây càng trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của hồ Tây vừa mang những nét cổ điển, truyền thống với những mái vòm và họa tiết từ ngàn xưa, hay những lớp rêu xanh phủ kín trong lâu đời và kính cẩn, lại vừa được hòa mình vào vẻ nhộn nhịp của đất kinh Kỳ, làm nên sự hòa hợp tuyệt vời biết bao. Khi đến hồ tây bạn vừa có thể ngắm cảnh, vừa có thể thưởng thức những món ăn hà nội rất đặc sắc như tào phớ, bánh phở... Mỗi khi đến với hồ Tây hãy yên tâm rằng bạn sẽ luôn được thanh lọc tâm hồn mình. Hồ Tây không chỉ đi vào lòng người mà còn bất tử qua những trang văn, trang thơ để mãi trường tồn cùng thời gian:
“Một chiều dạo bước Hồ Tây
Mênh mang dịu nhẹ đắm say lòng người
Gió ru những nụ hồng tươi
Trên môi em cười hút cả hồn anh
Trời xanh mặt đất hiền lành
Giữa nơi nhộn nhịp vẫn dành một bên
Nên thơ chút cảnh êm đềm
Buông lời đối họa cho mềm câu thơ
Dệt thêm những sợi ước mơ
Mong một bến bờ mình vẫn bên nhau...”
Hi vọng rằng những cảnh đẹp thiên nhiên và món ăn nơi đây sẽ giúp bạn cảm nhận sâu sắc và tuyệt vời hơn cuộc sống con người Hà Nội, về văn hóa truyền thống dân tộc.
Viết đoạn văn (5-7 câu )nêu cảm xúc của em về bài ca dao sau:
" Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương .
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái , mặt gương Tây Hồ. "
(k tra mạng)
Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc cảnh Tây Hồ về sắc thu vào buổi sớm nơi kinh thành Thăng Long. Hiện lên một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái êm đềm mà lại cổ điển. Bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Trong câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới, ngay khi đó tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu, khi ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Mà trên mặt Hồ Tây, sương không mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa, tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới. Bài thơ miêu tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, và qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho quê hương, đất nước mình.
Bài ca dao sau có mấy từ láy?
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”