Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 2 2018 lúc 2:37

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
Ánh Hồng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 6:25

em tham khảo cj quên văn bản nì r TvT:

Người thầy trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” là người thầy chan chứa tình yêu thương. Sau trò nghịch ngợm của đám trẻ trong lớp, thầy tịch thu hộp dế của cậu bé lợi, nhưng vô tình làm cho hộp diêm đựng dế bị xẹp lép, thầy giáo áy náy và xin lỗi cậu học trò dù đó chỉ là những trò chơi của con trẻ và không đáng bận tâm.

Bình luận (0)
:::::::::::
Xem chi tiết
Minh Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 12:40

Em tham khảo nhé !

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông đã từng sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau nên đã chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác ''Truyện Kiều''. Đoạn trích "Trao Duyên" trong Truyện kiều là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ, dang dở tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Nếu như ở những câu đầu Thúy Kiều nhờ cậy em gái Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng thì ở 14 câu tiếp, Thúy Kiều đầy xót xa đau đớn mà trao kỉ vật cho Thúy Vân và nhờ cậy em truyện mai sau.

Khi tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang diễn ra tươi đẹp và đằm thắm thì thình lình tai biến lại dồn đến. Sau khi thu xếp mọi việc bán mình để cứu cha và em, ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh rời khỏi nhà. Đêm ấy, Kiều không đành lòng với tình cảnh dang dở cùng Kim Trọng nên cuối cùng, sau khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em, khi thấy Vân đã cảm thông, Thúy Kiều đem từng kỉ vật trao tình yêu giữa mình và Kim Trọng ra trao cho em gái:

''Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa''

Thúy Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu "chiếc vành", ''bức tờ mây'' rồi đến ''phím đàn'', ''mảnh hương nguyền'' cho Thúy Vân. Kiều đưa cùng một lúc nhưng là đưa từng món một. Mỗi món đều gắn với một kỉ niệm, mang một ý nghĩa của mối tình nồng nàn. Tưởng như Thúy Kiều vừa trao vừa ngập ngừng ngắm nghía lại từng kỉ vật, nhớ lại từng kỉ niệm với nỗi lòng nuối tiếc khôn nguôi cho mối tình tươi thắm ngày nào. Với Vân, có thế đó là những vật vô tri, nhưng với Kiều mỗi kỷ vật là cả một trời ký ức, là nhân chứng cho một tình yêu hạnh phúc, là lời thề nguyền gắn bó trăm năm... gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều. Khi đã gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân, nàng căn dặn em ''Duyên này thì giữ vật này của chung''.

''Duyên này'' là duyên giữa Thúy Vân và Kim Trọng, chứ phần của Kiều kể như đã hết. Chị đã trao duyên lại cho em nhưng những kỉ vật này thì xin em hãy coi là ''của chung'' bởi còn có một phần là của chị. Lúc Kiều kể về mối tình của mình cho Vân nghe, giọng điệu của nàng vẫn bình tĩnh, nhưng đến lúc trao kỉ vật, nàng cảm thấy mình đã mất hết nên không thể kìm nén được cảm xúc đang dậy sóng trong lòng. Nàng tiếc nuối, đau đớn khi có người thứ ba chia sẻ. Trái tim bắt đầu lên tiếng. Cảnh ngộ bắt Kiều phải ''lỗi thề'' nhưng trong đáy lòng nàng đâu dễ để có thể nguôi đi được lời thề xưa và đoạn tuyệt tình cũ được. Đầy xót xa sầu tủi, trong đau đớn tận cùng, Thúy Kiều phải chăng vẫn giữ lấy một chút an ủi nhỏ nhoi.

Những tưởng rằng trao xong ''duyên'' là lòng nhẹ bẫng không còn vướng bận, con đường phía trước sẽ không còn gì níu kéo nhưng ai ngờ trong tâm hồn Kiều lại chứa đựng bao nhiêu sự giằng xé, cố níu kéo, đau đớn. Rõ ràng, lí trí bắt buộc Kiều phải dứt tình với chàng Kim nhưng tình cảm của nàng lại không thể tuân theo một cách dễ dàng. Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ "dù em nên vợ nên chồng" - Kiều tự thấy mình đáng thương, mình là người mệnh bạc để người khác phải xót xa thương hại. ''Mất người còn chút của tin'' Kiều chỉ có thể trao duyên còn tình nàng vẫn không thể trao, nàng không thanh thản, nàng đau đớn đến nỗi nghĩ tới cái chết. Nàng dùng dằng, gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân rồi tâm trạng mâu thuẫn thật sự trong lòng nàng mới bùng lên mạnh mẽ nửa muốn trao, nửa muốn giữ. Nàng đã mất bao công sức để thuyết phục em nhưng chính lúc em chấp nhận cũng là lúc Kiều bắt đầu chơi vơi cố níu tình yêu lại với mình. Sau đó Kiều để mặc cho tình cảm tuôn tràn.

Nhưng có điều đặc biệt nằm ở chữ ''giữ'' và ''của chung''. ''Giữ'' không có nghĩa là trao hẳn mà chỉ là đưa cho em ''giữ'' hộ. Còn chữ ''của chung'' lại thể hiện tâm lí là Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em. Những chữ đó chứng tỏ tình yêu của nàng và Kim Trọng thật nồng nàn, sâu sắc. Tuy nhiên, Kiều vẫn trao duyên cho em, khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết. Đoạn thơ là một tiếng nấc chứa đầy tâm trạng của nàng khi ấy, khiến người đọc cảm thấy đau lòng. Đó cũng là tài năng miêu tả tâm lí độc đáo của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

Quá đắng cay cho số phận của mình, thấy rõ là mình mệnh bạc, tất cả đã thành quá khứ, Thúy Kiều nghĩ đến một mai sau mù mịt, đau thương khi mình đã chết. Hơn lúc nào hết, ý nghĩ cứ hiện ra và rõ nét dần

''Mai sau dù có bao giờ 

Đốt lò hương ấy so tơ phím này 

Trông ra ngọn cỏ lá cây 

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về 

Hồn còn mang nặng lời thề 

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai''

Đoạn thơ như một lời chiêu hồn buồn thẳm, một hơi thơ khác hẳn với lúc bắt đầu Trao duyên. Đây vẫn là những lời tâm sự của Thúy Kiều với Kim Trọng mà sao lời lẽ bất chợt trở nên xa lắng, mù mịt, phảng phất ma mị như từ cõi bên kia vọng về đến thế. Hàng loạt từ nói về cái chết: âm điệu chập chờn, hư ảo, thời điểm không xác định ''mai sau'', ''bao giờ'', không khí linh thiêng ''đốt lò hương'', ''so tơ phím'', hình ảnh phất phơ, ma mị ''ngọn cỏ lá cây'', ''hiu hiu gió'',... bắt đầu từ đây Kiều mới thực sự cảm nhận được cái bi kịch của đời mình, bi kịch của sự mất mát, bi kịch của nỗi cô đơn. Nàng cảm thấy mình thật đáng thương. Tâm thức đang chìm dần trong nỗi đau khôn nguôi.

Nàng tưởng tượng đến cảnh sum họp của Trọng - Vân, còn mình chỉ là linh hồn ''xương trắng quê người'' vật vờ cô độc, bất hạnh nhưng vẫn ''mang nặng lời thề'', vẫn khát khao mong muốn được theo làn gió nhẹ ''hiu hiu'' trên ''ngọn cỏ lá cây'' để trở về cõi thế gặp lại người thương yêu. Duyên tình của Kiều đã hết, kỉ vật tình yêu cũng đã trao cho em, nhưng hồn của nàng vẫn chưa dứt nổi chàng Kim, còn mang nặng lời thề trăm năm gắn bó. Thế mới biết nàng có tình yêu thủy chung, mãnh liệt đến mức nào. Nàng trở nên cô đơn, tuyệt vọng, dự cảm được tương lai đầy bất hạnh của chính mình. Nghĩ đến đấy, Thúy Kiều tha thiết dặn em:

''Dạ đài cách mặt khuất lời 

Rưới xin giọt nước cho người thác oan''

Nay lo cho người đã xong, nàng mới nghĩ đến mình và thấy mình mệnh bạc. ''Dạ Đài" là nơi âm phủ tăm tối, trong cảnh ngộ ''cách mặt khuất lời'' linh hồn Thúy Kiều vẫn khao khát nhận được sự cảm thông, tưởng nhớ của những người yêu thương nên chỉ xin Trọng một ''chén nước'' để làm phép tẩy oan. Điều đó chứng tỏ Thúy Kiều vẫn khao khát được trở về cõi thế để chứng minh cho ty bất diệt của mình. Hồn của nàng còn ‘mang nặng lời thề’ nên dù có chết đi cũng chẳng thể siêu thoát. Nàng đau đớn, sợ hãi trước tương lai mù mịt...Thế mới thật sự là giằng xé, thật sự là bi kịch.

Dưới ngòi bút tài hoa sắc sảo của Nguyễn Du, Thúy Kiều hiện lên rất rõ là một cô gái nhạy cảm, vị tha và giàu lòng yêu thương. Qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình thông qua lời đối thoại và độc thoại, nỗi đau và tâm hồn của Kiều càng được thể hiện tinh tế, khắc họa sinh động, sâu sắc và đầy xúc cảm tâm trạng của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ, nỗi đau đớn của người con gái bất hạnh này

Đoạn trích là những dòng thơ thể hiện bi kịch tình yêu bậc nhất trong Truyện Kiều. Qua đó, bộc lộ phẩm chất cao quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Trước sự tan vỡ của tình yêu, nàng làm tất cả những gì có thể làm được để người mình yêu được hạnh phúc nhưng người đau khổ nhất vẫn là nàng. Nhờ thế mà đoạn trích đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du: nỗi cảm thông sâu sắc đối ới những đau khổ và khát vọng hạnh phúc, tình yêu của con người.



 

Bình luận (2)
Đoàn Mai Thanh Thư
Xem chi tiết
hieuuuuuuuuuuuuuuuu:/
13 tháng 11 2023 lúc 19:19

Bức Tranh Quê là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Hà Thu, được viết vào những năm 1940, khi đất nước đang trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập và tự do dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Bài thơ không chỉ đem đến cho người đọc những hình ảnh tuyệt đẹp về quê hương Việt Nam, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống và ý nghĩa sâu sắc.Từ đầu bài thơ, Hà Thu đã tạo nên một không gian quen thuộc và thân quen cho người đọc bằng cách mô tả những hình ảnh mộc mạc, giản dị của đồng quê Việt Nam. Từ những bông lúa, những cánh đồng bao la, đến những ngôi nhà tranh, những hàng tre xanh um tím, bài thơ đưa người đọc trở lại với những kí ức đẹp và tự hào về quê hương Bên cạnh đó, trong bài thơ cũng xuất hiện rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, từ bức tranh đồng quê đầy màu sắc, đến những bài thơ dân ca của đồng bào Việt Nam. Tất cả tạo nên một bức tranh văn học tuyệt đẹp về quê hương Việt Nam, với đầy đủ các yếu tố tạo nên nét đặc trưng cho nền văn học Việt Nam.Một trong những điểm nổi bật của bài thơ Bức Tranh Quê chính là sự sắc bén trong tư duy và cách thể hiện của tác giả. Hà Thu đã sử dụng những từ ngữ, câu văn rất tinh tế và trau chuốt, tạo nên một không gian văn học đầy sức sống và tính thẩm mỹ cao. Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ thơ mượt mà, dễ hiểu và rất gần gũi với độc giả.Những bức tranh phong cảnh làng quê giúp cho những người gốc thành thị có thể hiểu hơn về cuộc sống của người dân Việt xưa; khi những hình ảnh của làng quê dần được thay thế bởi những khu đô thị; khu công nghiệp hiện đại.Dù cho có đi về đâu thì hình ảnh quê hương vẫn luôn thật đẹp và thơ mộng. Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, mà đó còn là nơi chứa đựng những tình cảm thiêng liêng nhất, những kỷ niệm hạnh phúc nhất của mỗi chúng ta. Ai trong mỗi chúng ta đều có quê hương, dù cho có đi xa đến đầu đều có tâm niệm muốn quay trở về.

Bình luận (0)
Hoàng Thị Phương Linh
Xem chi tiết
Minh Nhân
11 tháng 3 2021 lúc 16:11

Em tham khảo nhé !

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách
 

Bình luận (0)
Nguyễn Hoa
30 tháng 4 2021 lúc 20:42

Những câu thơ Lượm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em về hình ảnh chú bé Lượm. Lượm là 1 chú bé có thân hình nhỏ bé, loắt choắt nhưng vô cùng nhanh nhẹn, hoạt bát, đáng yêu. Dáng đi nhanh thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh với chiếc mũ ca lô đặt trưng các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch hẳn sang 1 bên thể hiện là chú bé tinh nghịch lại hồn nhiên yêu đời. Đeo trên vai chiếc xắc nhỏ xinh xinh, Lượm là 1 chàng chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Em sẽ cố gắng học tập và phấn đấu để thể hiện lòng biết ơn và cũng để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam càng ngày giàu đẹp hơn.

Bình luận (0)
Thuy Mai
Xem chi tiết
Thuy Mai
2 tháng 1 2022 lúc 9:53

Mọi người giúp em với ạ

Bình luận (0)
Cao Tùng Lâm
Xem chi tiết
Hương Giang Lê
Xem chi tiết
ミ★EᖇIᑎ★彡
26 tháng 2 2022 lúc 22:02

Bạn tham khảo:

Nguồn: vndoc.com

Em đã từng được đọc nhiều câu chuyện cổ tích hay, về nhiều nhân vật tài năng, tốt bụng. Trong đó, em ấn tượng nhất là nhân vật Thạch Sanh. Em yêu thích Thạch Sanh vì anh rất tài giỏi, tinh thông nhiều môn võ thuật và cả phép lạ. Nhưng hơn hết, chính là lòng nghĩa hiệp, thương người của anh. Những lần thấy người bị nguy nan (công chúa, con trai vua Thủy Tề) anh liền không ngần ngại giúp đỡ. Chính vì vừa có tài năng, vừa có tấm lòng nhân hậu như vậy, nên Thạch Sanh đã trở thành hình mẫu người anh hùng lý tưởng trong lòng em.

Cụm danh từ: người anh hùng

Bình luận (1)
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
26 tháng 2 2022 lúc 22:03

Tham khảo

Thạch Sanh - nhân vật chính của câu chuyện cổ tích cùng tên. Anh sinh ra với một trái tim tràn đầy tình yêu thương con người. Luôn sẵn sàng chiến đấu, cứu giúp người khác mà không chút nghĩ đến bản thân. Chỉ bằng sức của mình, Thạch Sanh đã tiêu diệt được chằn tinh ăn thịt giết bao người. Giết được đại bàng giải cứu công chúa. Lại còn cứu được con trai vua Thủy Tề bị nhốt trong lồng. Chàng làm nhiều việc tốt như vậy, nhưng chẳng đòi hỏi và cũng chẳng nhận bất cứ đồng tiền nào cả. Chính điều đó, khiến hình ảnh chàng Thạch Sanh cao lớn, vĩ đại đến kỳ lạ trong lòng em.

Bình luận (1)
Nam Errol
Xem chi tiết
zero
3 tháng 5 2022 lúc 16:18

refer

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”. Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.

Bình luận (2)
Huỳnh Kim Ngân
3 tháng 5 2022 lúc 16:19

bạn tham khảo nha

Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Viêt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

chúc bạn học tốt nha

Bình luận (2)
⭐Hannie⭐
3 tháng 5 2022 lúc 16:19

Tham khảo

 

1. Đoạn văn 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước

Lòng yêu nước nồng nàn! Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay, những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo.

Bình luận (3)