Những câu hỏi liên quan
Hoàng Kiều Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Hoàng Kiều Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Lâm
25 tháng 3 2022 lúc 22:03

Gọi thời gian làm 1 mình xong công việc của người thứ nhất là x giờ (x>0)

Thời gian làm 1 mình xong công việc của người 2 là y giờ (y>0)

Trong 1h người thứ nhất làm 1 mình được \(\dfrac{1}{x}\) phần công việc, người 2 làm 1 mình được \(\dfrac{1}{y}\) phần công việc

Do 2 người cùng làm trong 18h thì xong nên:

\(18\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}\right)=1\Rightarrow\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{18}\)

Người thứ nhất làm 4h được: \(\dfrac{4}{x}\) phần công việc

Người thứ 2 làm trong 7h được: \(\dfrac{7}{y}\) phần công việc

Do... trong 7h được 1/3 công việc nên: \(\dfrac{4}{x}+\dfrac{7}{y}=\dfrac{1}{3}\)

Ta được hệ: \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{18}\\\dfrac{4}{x}+\dfrac{7}{y}=\dfrac{1}{3}\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{54}\\\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{27}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=54\\y=27\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
cao 2020
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
6 tháng 2 2022 lúc 11:38

a: Xét ΔABE và ΔACD có

AB=AC

\(\widehat{BAE}\) chung

AE=AD

Do đó: ΔABE=ΔACD

b: Ta có: ΔABE=ΔACD

nên BE=CD

c: Xét ΔDBC và ΔECB có 

DB=EC

DC=EB

BC chung

Do đó: ΔDBC=ΔECB

Suy ra: \(\widehat{KCB}=\widehat{KBC}\)

hay ΔKBC cân tại K

d: Xét ΔABK và ΔACK có 

AB=AC

BK=CK

AK chung

Do đó: ΔABK=ΔACK

Suy ra: \(\widehat{BAK}=\widehat{CAK}\)

hay AK là tia phân giác của góc BAC

Bình luận (3)
Thùy Dương
Xem chi tiết
Hồng Phúc
8 tháng 9 2021 lúc 19:52

1.

c, \(sin\left(\dfrac{\pi}{3}-x\right)=-\dfrac{1}{4}\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}\dfrac{\pi}{3}-x=arcsin\left(-\dfrac{1}{4}\right)+k.360^o\\\dfrac{\pi}{3}-x=\pi-arcsin\left(-\dfrac{1}{4}\right)+k.360^o\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=\dfrac{\pi}{3}-arcsin\left(-\dfrac{1}{4}\right)+k.360^o\\x=-\dfrac{2\pi}{3}+arcsin\left(-\dfrac{1}{4}\right)+k.360^o\end{matrix}\right.\)

d, \(sin4x=\dfrac{2}{3}\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}4x=arcsin\dfrac{2}{3}+k2\pi\\4x=\pi-arcsin\dfrac{2}{3}+k2\pi\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=\dfrac{1}{4}arcsin\dfrac{2}{3}+\dfrac{k\pi}{2}\\x=\dfrac{\pi}{4}-\dfrac{1}{4}arcsin\dfrac{2}{3}+\dfrac{k\pi}{2}\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
Hồng Phúc
8 tháng 9 2021 lúc 19:54

1.

e, \(2sin2x+\sqrt{2}=0\)

\(\Leftrightarrow sin2x=-\dfrac{\sqrt{2}}{2}\)

\(\Leftrightarrow sin2x=sin\left(-\dfrac{\pi}{4}\right)\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}2x=-\dfrac{\pi}{4}+k2\pi\\2x=\dfrac{5\pi}{4}+k2\pi\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-\dfrac{\pi}{8}+k\pi\\x=\dfrac{5\pi}{8}+k\pi\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
Hồng Phúc
8 tháng 9 2021 lúc 19:56

1.

f, \(sin\left(3x+\dfrac{\pi}{4}\right)=sin\left(x-\dfrac{\pi}{6}\right)\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}3x+\dfrac{\pi}{4}=x-\dfrac{\pi}{6}+k2\pi\\3x+\dfrac{\pi}{4}=-x+\dfrac{7\pi}{6}+k2\pi\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-\dfrac{5\pi}{24}+k\pi\\x=\dfrac{11\pi}{48}+\dfrac{k\pi}{2}\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
Hà Lệ Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
20 tháng 6 2023 lúc 22:34

1:

AC=căn 5^2-3^2=4cm

BH=AB^2/BC=1,8cm

CH=5-1,8=3,2cm

AH=3*4/5=2,4cm

2:

ΔCBA vuông tại B có tan 40=BC/BA

=>BC/10=tan40

=>BC=8,39(m)

ΔCBD vuông tại B có tan D=BC/BD

=>BD=8,39/tan35=11,98(m)

Bình luận (0)
Minh Anh Doan
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
15 tháng 11 2021 lúc 21:07

\(d,=\dfrac{3y}{5x\left(x-y\right)}\\ e,=\dfrac{5x\left(x+2\right)\left(2-x\right)}{4\left(x-2\right)\left(x+2\right)}=\dfrac{-5x}{4}\\ f,=\dfrac{3\left(x-6\right)\left(x+6\right)}{2\left(x+5\right)\left(6-x\right)}=\dfrac{-3\left(x+6\right)}{2\left(x+5\right)}\\ g,=\dfrac{3xy\left(x-3y\right)\left(x+3y\right)}{2x^2y^2\left(x-3y\right)}=\dfrac{3\left(x+3y\right)}{2xy}\\ h,=\dfrac{45x^2y\left(x-y\right)\left(x+y\right)}{10xy\left(y-x\right)}=\dfrac{-9x\left(x+y\right)}{2}\\ i,=\dfrac{12\left(a-b\right)\left(a+b\right)\left(a^2+ab+b^2\right)}{3\left(a+b\right)\left(a-b\right)^2}=\dfrac{4\left(a^2+ab+b^2\right)}{a-b}\)

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 11 2021 lúc 21:02

e: \(=\dfrac{5\left(x+2\right)}{4\left(x-2\right)}\cdot\dfrac{-2\left(x-2\right)}{x+2}=\dfrac{-10}{4}=-\dfrac{5}{2}\)

Bình luận (0)
rannnnnnnn
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 11 2021 lúc 20:35

Em tham khảo:

Có những vật tưởng như vô tri vô giác nhưng lại có một tâm hồn, biết suy nghĩ, biết đau khổ, biết buồn vui, giận hờn. Những vật đó luôn luôn ở bên ta, luôn giúp đỡ ta. Thật đáng tiếc khi ta không quan tâm đến những vật như vậy.

Sách chẳng phải là một trong những thứ đó hay sao? Sách không hề biết đứng, biết ngồi, mình đặt đâu thì nó vẫn nằm đấy, thế là chúng ta bảo nó vô tri vô giác. Nhưng chẳng phải sách đã dạy cho ta bao nhiêu điều hay sao? Sách giúp ta biết bao nhiêu điều, ân cần dạy bảo ta như một người thầy.

Nhưng có nhiều người không bao giờ nhớ đến nó. Có lần, tôi đã chứng kiến một người bạn của tôi đối xử vội một quyển sách như thế nào? Cậu ta đã dẫm đạp lên nó một cách vô tình nhưng cậu ta cũng không hé biết rằng cậu ta đã vô tình dẫm đạp lên chính học thức của mình.

Sách đã truyền dạy cho cậu ta kiến thức thì sách cũng như là kiến thức của cậu ta vậy. Thật đáng thương cho ai chà đạp lên quyển sách, rồi học thức của người đó sẽ mất dần đi cũng như quyển sách cũ dần theo năm tháng.

Con người thật kỳ lạ. Họ chỉ công nhận một thứ có linh hồn khi họ thương yêu nó. Vậy tại sao họ không thử yêu mến sách đi. Chính vào lúc ta vò nát, dẫm đạp lên nó để rồi ta có một cảm giác kỳ lạ thì đúng lúc đó, bạn đã cảm nhận được linh hồn của sách rồi đó.

“Hãy trân trọng mọi cuốn sách mà bạn có”. Đó là lời nhắn nhủ của tôi với các bạn để khi ban trở thành người lớn, mỗi lần giở sách ra, nhìn một vết mực giây, nhìn thấy một nét chữ thì bạn sẽ nhớ tới tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ của chính mình.

Bình luận (0)
Minh Anh
18 tháng 11 2021 lúc 20:37

tham khảo

Sách vở là những đồ dùng vô cùng quan trọng đối với con người nói chung, học sinh nói riêng. Bởi vậy, chúng ta cần có thái độ đúng đắn với sách vở.

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cùng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy... nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.

Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời có dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống.

 

Bình luận (0)
TomRoger
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
20 tháng 7 2021 lúc 8:31

2) nH2=0,1(mol)

a) PTHH: Fe +2  HCl -> FeCl2 + H2

0,1______0,2______0,1____0,1(mol)

nFe=nH2=0,1(mol)

=>mFe=nFe.M(Fe)=0,1.56=5,6(g)

=> mFeO=mX-mFe= 9,2-5,6=3,6(g)

=> nFeO=mFeO/M(FeO)=3,6/72=0,05(mol)

PTHH: FeO +2 HCl -> FeCl2 + H2

0,05_________0,1___0,05__0,05(mol)

b) Sao lại mỗi oxit a, có một oxit thôi mà :(  Chắc % KL mỗi chất.

%mFeO=(mFeO/mhh).100%=(3,6/9,2).100=39,13%

=>%mFe=100%-%mFeO=100%-39,13%=60,87%

c) nHCl(tổng)= 2.nFe +2.nFeO=2.0,1+2.0,05=0,3(mol)

=>mHCl=nHCl.M(HCl)=0,3.36,5=10,95(g)

=>mddHCl=(mHCl.100%/C%ddHCl=(10,95.100)/7,3=150(g)

d) - Dung dich thu được chứa FeCl2.

mFeCl2=nFeCl2(tổng) . M(FeCl2)= (0,1+0,05).127=19,05(g)

mddFeCl2=mddHCl+mhh-mH2=150+9,2-0,1.2=159(g)

=> C%ddFeCl2=(mFeCl2/mddFeCl2).100%=(19,05/159).100=11,981%

 

 

 

Bình luận (0)
Nhiên An
Xem chi tiết
Đoàn Nguyễn
1 tháng 10 2021 lúc 20:52

Từ bao giờ, những câu hát du dương cứ ngân vang mãi trong lòng tôi, đó là những câu hát về người thầy, người cô vẫn “lặng lẽ đi về sớm khuya, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy”. Đúng thế, những con người vĩ đại đã hi sinh, đã cống hiến để khi tóc thầy bạc chúng em vẫn còn xanh, khi tóc thầy bạc trắng, chúng ta đã khôn lớn rồi, chính thanh xuân của họ đã nuôi dưỡng thanh xuân nhỏ bé của ta, và giúp nó trở nên ý nghĩa gấp bội phần.

 

Thầy cô là những người đưa đò cần mẫn, còn chúng ta là những khách đi đò. Nhưng mấy ai qua sông còn nhớ người lái đò năm ấy, nhớ những giọt mồ hôi thầm lặng rơi, nhớ những nụ cười hay những giọt nước mắt rỏ xuống biết bao lần cùng thanh xuân nhỏ bé này. Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, trong những bài học cuộc sống dạy ta sau mỗi lần vấp ngã, trong những yên vui có khi lớn lao có khi bình dị luôn có bóng dáng người lái đò nhỏ bé thiêng liêng. Họ tạc vào núi sông những tên tuổi làm rạng danh non sông. Họ đã cống hiến và hy sinh hết mình cho tương lai của dân tộc, vì sự nghiệp chung một cách nhiệt thành và máu lửa nhất. phải chăng vì vậy mà có câu hát cứ mãi bồi hồi “trái tim em đỏ rực như hoa phượng thắm”.

Người cha, người mẹ có công ơn sinh thành dưỡng dục, và người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Đến trường, ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô. Những đêm ngày “giáo án gối đầu giường” ấy luôn nung nấu và cũng chỉ bồn chồn một tâm niệm làm sao cho chúng ta cập bến thành công, cho xứng với công cha nghĩa mẹ, với hy vọng của dân tộc. Họ đến và đi thầm lặng, họ yêu và thương chúng ta vô điều kiện, họ chỉ đơn giản là những người làm vườn, cặm cụi vun trồng, bón, xới để ta là những mầm xanh được phát triển khỏe mạnh ra hoa kết trái tốt lành.

 

Chúng ta là những người được dìu dắt, bảo ban yêu thương và nâng đỡ, hơn ai hết chúng ta cần thấm nhuần truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc để có thể phát triển bền vững, không quên đi cội nguồn, gốc rễ của mình. Trong dòng đời vội vàng tấp nập, đôi lúc cần sống chậm lại để chiêm nghiệm về những người đồng hành xung quanh, đừng chỉ biết lao đi như những con thiêu thân mà quên đi những giá trị vĩnh hằng đang tồn tại, quên đi những người thiêng liêng cho ta một nền tảng vững chãi, tuyệt vời.

Thầy cô, thiêng liêng và ý nghĩa hơn cả hai tiếng ấy, đó là tình yêu, là sự biết ơn và kính trọng. Đó là bông hoa cứ mãi ngát hương, cứ mãi tỏa sáng với cái tâm và cái tài của mình.

Bình luận (0)