NỖI ÁM ẢNH FA QUÁ LỚN
An-đrây Xô-có-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào (khó khăn trong đời thường, chiêm bao ám ảnh và nỗi đau khôn nguôi)?
Xô-cô-lốp vượt lên nỗi đau:
+ Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận Va-ni-la trong công việc thường ngày
+ Việc nhận nuôi dưỡng có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào
+ Nỗi khổ đau, sự dằn vặt từ quá khứ vẫn còn hành hạ anh
- An-đrây Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng thì không thể nào hàn gắn. Đó là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô- cô- lốp
Chúc mọi người thi tốt, đậu tốt, trượt tốt và đặc biệt đừng bị bắt tài liệu nhé!
P/s: Nỗi ám ảnh lớn nhất đời học sinh là gặp phải giáo viên coi thi khó tính!!!
☺️ ☺️ ☺️
An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào? (Khó khăn trong đời thường, chiêm bao ám ảnh và nỗi đau không nguôi)?
Cuộc đời cô đơn, đau khổ của An-đrây Xô-cô-lốp với những khó khăn chồng chất đã được nhà văn miêu tả hết sức sinh động và chân thực.
Xe anh quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống. Thể chất anh cũng dần yếu đi: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ...”, “có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi...” Nỗi đau ám ảnh anh không dứt: “hầu như đêm nào ... cũng chiêm bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt”⇒ Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nỗi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng. Anh đã cứng cỏi nuốt thầm giọt lệ để cho bé Va – ni – a không phải khóc.
3. Hãy giải thích vì sao Covid-19 hiện nay đang là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người. Theo em để hạn chế sự lây lan và tác hại của chúng các em phải làm gì?
Vì Covid-19 là căn bệnh lây lan rất nhanh và rộng khắp nơi
Khi tiếp xúc phải cách xa 2m,đeo khẩu trang,không tụ tập đông người,...
10. Nhà phê bình Đỗ Lai Thuý có nhận xét: Nếu thơ Xuân Diệu là “nỗi ám ảnh thời gian" thì thơ Huy Cận là “sự khắc khoải không gian". Ý kiến của em về nhận định trên như thế nào?
Tham khảo:
Nói về các nhà Thơ Mới, Hoài Thanh đã từng nhận xét: "Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng lớn như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên.. và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu". Nếu Xuân Diệu gieo lên vần thơ của mình sự khắc khoải về thời gian thì Huy Cận lại đem đến một không gian vô cùng rộng lớn để tạo nên những nét riêng trong thơ của mình. Cũng như Đỗ Lai Thúy trong con mắt thơ đã từng nhận định:
"Xuân Diệu, nỗi ám ảnh thời gian."
"Huy Cận, sự khắc khoải không gian."
Có một nhà thơ luôn trăn trở, khắc khoải về thời gian. Đúng không ai hết chính là Xuân Diệu. Được biết đến là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, tức là có ý thức sâu sắc khẳng định cái tôi cá nhân của mình bằng nghệ thuật thơ ca, nhưng khác với nhiều nhà thơ khác trong phong trào Thơ mới, Xuân Diệu không đem cái tôi của mình đối lập với đời và tìm cách thoát li cuộc sống này; trái lại, ông muốn khẳng định nó trong quan hệ gắn bó với đời, hiểu theo nghĩa trần thế nhất: Là con người, là trời đất, là hoa lá cỏ cây ở quanh ta đây. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết. Dù ở phương diện nào, Xuân Diệu cũng có đóng góp rất to lớn với sự nghiệp văn học Việt Nam. "Vội vàng" được sáng tác trước cách mạng vào năm 1938 in trong tập "Thơ thơ" - thi phẩm đầu tay và ngay lập tức vinh danh Xuân Diệu như một đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới. Không chỉ thời gian vô tận mà không gian cũng mênh mông, Huy Cận cũng được biết đến với vai trò là một nhà thơ lớn của nền thơ ca cách mạng hiện đại Việt Nam và đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới. Với tình yêu thiên nhiên, đất nước thầm kín, sâu sắc cùng với sự say mê sống, sáng tạo, Huy Cận đã sáng tác rất nhiều bài thơ đặc sắc, hàm súc giàu suy tưởng triết lí. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ chia làm hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng tám ở mỗi giai đoạn thì phong cách cũng khác nhau khi thì quạnh hiu, da diết khi thì tươi vui, mới mẻ. "Tràng Giang" được viết vào mùa thu năm 1939, được rút ra trong tập thơ "Lửa thiêng" năm 1940. Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, bạt ngàn trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Nỗi buồn ấy xuất phát từ một buổi chiều thu, khi ông đắm mình ngắm nhìn dòng sông Hồng trên bến Chèm. Khung cảnh bốn bề sông nước mênh mông, vắng lặng đã khơi gợi ở hồn ông tứ thơ "Tràng Giang".
"Thời gian" được hiểu là một hình thức tồn tại cơ bản của vật chất diễn biến theo ba trạng thái là quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với các nhà vật lý thời gian được đo bằng đồng hồ. Các nhà toán học lại quan niệm thời gian được coi là một chiều liên tục, có thể chia thành nhiều thời khắc. Để đưa ra một khái niệm chính xác lớn về thời gian là một thách thức lớn với mọi lĩnh vực vì nó rất khó hình dung do mỗi cá thể sẽ có cái nhìn, những cảm thức khác nhau về thời gian. Quan niệm về thời gian trong nghệ thuật đặc biệt là trong thơ ca đã trở nên rất quen thuộc tiêu biểu là Xuân Diệu, Đỗ Lai Thúy đã từng nhận định: "Xuân Diệu, nỗi ám ảnh thời gian" đã cho thấy được quan niệm của thi sĩ về thời gian là tuyến tính, là một đi không trở lại, ông thường lấy tuổi trẻ để làm thước đo cho thời gian để từ ấy những tiếc nuối lo lắng về sự thời phai cứ nhen lên không sao dập tắt được. Nguyên nhân nỗi ám ảnh thời gian về thời gian của Xuân Diệu đó là ông đã nhận thức được rõ nét những đớn đau, khắc nghiệt giá trị của thời gian, của thời khắc tuổi trẻ. Khác với những nhà thơ Trung đại, Xuân Diệu nhìn nhận thời gian theo chiều hướng một đi không trở lại, vũ trụ là một khách thể độc lập với con người, thời gian sẽ chỉ đến một lần, nó sẽ chẳng thể vì một ai mà đứng lại, cuộc đời có thể là vô hạn vĩnh hằng nhưng túi thời gian nhỏ bé của con người thì luôn có giới hạn. Chính những nỗi niềm ấy đã ám ảnh Xuân Diệu trong từng tác phẩm của mình. So sánh với sự vô hạn của thời gian là sự vô tận của không gian. Không gian là một mở rộng ba chiều không biên giới trong đó các vật thể và sự kiện có vị trí và hướng tương đối với nhau. Không gian cũng được xét theo nhiều khía cạnh, nhiều chiều ở mỗi khía cạnh lại có một định nghĩa khác nhau về không gian, không gian trong nghệ thuật đặc biệt là trong thơ ca cũng được nhắc đến rất nhiều tiêu biểu là Huy Cận, Đỗ Lai Thúy cũng đã từng nhận định: "Huy Cận, sự khắc khoải không gian." Không gian nghệ thuật thơ Huy Cận là cả một thế giới bên trong sâu lắng, bàng bạc mông mênh cảm xúc. Lấy cảm hứng từ vũ trụ và thiên nhiên, thơ Huy Cận là cõi bao la trong nỗi buồn mênh mang, là sự cảm nhận thân phận bé nhỏ cô độc của con người trước vũ trụ, là cái hữu hạn đời người trước vô tận của đất trời..
Từ phát hiện mới: Cuộc đời như một thiên đường trên mặt đất – Khao khát tắt nắng, buộc gió. Bước vào trang thơ đầu tiên độc giả không khỏi giật mình trước những lời tuyên bố bằng những câu thơ ngũ ngôn lạ lùng được thể hiện qua bốn câu thơ đầu:
"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi!"
Bài thơ mở đầu bằng giọng điệu dồn dập, hối hả, Đã lột tả cái tôi cá nhân mãnh liệt cùng mong ước táo bạo là tắt nắng và buộc gió, những khát khao "phi lí" ấy lại tạo nên một cái tôi cực kỳ ấn tượng và lôi cuốn. "Nắng", "gió" đều là vật sản sinh ra từ vũ trụ rộng lớn và cơ hồ sức mạnh con người không thể chống đối lại thế mà Xuân Diệu lại muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời vì khát vọng lưu giữ khoảnh khắc hiện tại của cuộc đời mà nhà thơ muốn đoạt cả quyền tạo hóa. Tiếp đó, nhà thơ lại hóa thân thành người họa sĩ, vẽ ra trước mắt độc giả một bức tranh thiên nhiên mùa xuân vô cùng sinh động, tràn đầy màu sắc, ánh sáng, hương thơm lẫn âm thanh. Tất cả đang trong độ tươi mới, đẹp đẽ nhất, căng tràn nhựa sống. Nhà thơ căng mở các giác quan để cảm nhận mọi hương vị, thanh sắc của cuộc đời qua lăng kính tinh tế của mình. Và, ông đã bày ra một bữa tiệc thịnh soạn với những vẻ đẹp của mùa xuân trần thế, mùa xuân của tuổi trẻ và tình yêu.
Xuân Diệu không chỉ "đốt cảnh bồng lai để đưa ai nấy về hạ giới" mà đồng thời còn lột tả tình yêu tha thiết, mãnh liệt của mình đối với những tháng ngày hiện tại của cuộc đời thông qua phần đầu bài thơ. Kết thúc niềm vui sướng trước vẻ đẹp đất trời, tác giả đã ngăn cách mạch cảm xúc bằng hai câu thơ:
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân."
Xuân Diệu đã tạo ra một câu thơ thật đặc biệt khi trên cùng một dòng thơ mà có hai câu đơn bị ngăn cách bởi một dấu chấm. Phải chăng đây là cách thi nhân muốn bộc bạch hai luồng cảm xúc trái ngược nhau đang đan xen. Đang trong niềm vui, được tận hưởng cuộc đời những dấu chấm giữa dòng xuất hiện như một sự khựng lại và giật mình của thi nhân trước một niềm vui không trọn vẹn. Cuộc sống đang đẹp phơi phới, căng mọng, nhưng nó cũng chẳng kéo dài như vậy được mãi. Dấu chấm đó dường như đã chuyển sung sướng, yêu đời trở nên tiếc nuối và vội vàng. Hơn thế, nó đã chuyển mạch cảm xúc trở thành mạch luân lí cùng những quan niệm, triết lí về thời gian ở mười sáu câu thơ tiếp:
"Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất."
Trước Xuân Diệu, ta từng thấy một nữ thi sĩ cũng có quan niệm về thời gian rất mới mẻ đó chính là Hồ Xuân Hương. Trong bài thơ "Tự tình", Bà Chúa thơ Nôm từng có câu:
"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại"
Mùa xuân này đi qua thì mùa xuân khác lại tới bởi cuộc sống được ví như một vòng tuần hoàn. Lẽ ra con người ta phải cảm thấy vui nhưng nữ thi sĩ lại cảm thấy chán chường. Bởi lẽ, tuổi xuân của con người không giống như mùa xuân tuần hoàn của đất trời. Ở đây, cả hai thi sĩ đã cùng chung một quan điểm về thời gian. Thời gian không tuần hoàn, không lặp đi lặp lại như quan niệm cũ "Xuân qua trăm hoa rụng, xuân tới trăm hoa tươi". Với Xuân Diệu, thời gian là tuyến tính, là một đi không trở lại. Cách ngắt nhịp 3-2-3 kết hợp với việc sử dụng điệp cấu trúc và kiểu câu định nghĩa "nghĩa là" đã gợi lên cảm giác đều đặn như nhịp bước đi lạnh lùng, vô tình của thời gian. Đó chính là quy luật không cách nào thay đổi. Từ "nghĩa là" lặp đi lặp lại ba lần nhấn mạnh khẳng định thời gian là hữu hạn. Ngoài ra, với các cặp từ đối lập như "tới" – "qua", "non"... "
Già" càng khắc sâu quy luật trường tồn về sự vận hành của thiên nhiên, của thời gian. Cũng chính vì sự quyến rũ của "mật đời" cùng những khát khao "ôm" cuộc sống ấy vào lòng tận hưởng một cách trọn vẹn đã gây nên những băn khoăn và trăn trở về thời gian cho nhà thơ. Xuân của đất trời một đi không trở lại, "xuân" của tác giả cũng vậy. Cái "xuân" ấy là những tháng năm ngắn ngủi của tuổi trẻ với sức sống và niềm yêu mãnh liệt, một khi đã qua làm sao có thể lấy lại nguyên vẹn như vậy được. Triết lí nhân sinh ấy khiến tác giả rơi vào trong những nỗi niềm trăn trở, băn khoăn bởi suy nghĩ lấy sinh mệnh của cá nhân, của tuổi trẻ – khoảng thời gian ngắn ngủi nhất đời người làm thước đo thời gian. Điều này càng đẩy sâu tâm trạng của thi nhân vào những nỗi buồn, nuối tiếc, dằn vặt. Dòng thời gian tuyến tính vô tình đã tác động tiêu cực đến con người. Xuân hết, mỗi con người, trong đó có "tôi" sẽ phải mất đi một phần đời đáng giá của mình. Thế mới thấy thời gian thật lạnh lùng đối với thi nhân- con người ham sống đến cuồng nhiệt.
"Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời"
Cuộc đời của mỗi người rất đáng quý, nhưng đáng quý nhất là những giây phút tuổi trẻ ngắn ngủi. Đó là lúc mà con người ta tràn trề nhựa sống nhất cùng với những khát khao, đam mê cháy bỏng không ngừng. Lại một lần nữa sử dụng những cặp từ đối lập "rộng - chật"; "xuân vẫn tuần hoàn"; "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại"; "còn trời đất"... "
Chẳng còn tôi mãi". Ta thấy dường như tạo hóa đã đối xử quá hẹp hòi với thi nhân còn khao khát của thi nhân lại trở thành một món quà vô cùng xa xỉ. Những dòng thơ như những lời hờn trách, nhưng cũng là lời nuối tiếc bởi tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. Cuộc đời này không đối đãi ưu ái cho riêng ai, chúng ta đều chỉ có một thời trẻ vỏn vẹn, ngắn ngủi. Đất trời vẫn còn mãi, nhưng thanh xuân rồi sẽ qua đi nhanh chóng, không chờ một ai. Để rồi lại đẩy nhân vật trữ tình vào cảm giác bâng khuâng, tuyệt vọng. Tất cả rồi cũng sẽ trở thành hoài niệm, cũng chỉ là câu nói đã từng.
Nỗi niềm tâm trạng của Xuân Diệu đã lan tỏa sang cả vạn vật:
"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt..
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?"
Lại một lần nữa, tháng năm vốn vô hình, trừu tượng, lại được chuyển đổi cảm giác trở nên có mùi, có vị. Nếu tháng giêng ở phần đầu bài thơ có vị "ngon như cặp môi gần" thì bây giờ lại rớm vị của sự chia phôi. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" quả thật không sai. Cả thiên nhiên vũ trụ đều nhuốm màu của sự chia li, mất mát. Mỗi sự vật đang từng giây từng phút ngậm ngùi tiễn biệt phần đời còn lại của mình. Nỗi buồn, sự nuối tiếc bao trùm khắp không gian bởi những cuộc chia li có lẽ là mãi mãi. Từng câu hỏi thốt lên chua xót đến nghẹn lời. Những quy luật của cuộc đời vốn là như thế, bông hoa đẹp rồi cũng phải tàn, gió vẫn phải bay, chim cũng không thể cứ ca mãi. Mọi thứ đều có giây phút huy hoàng nhất của nó, tuy nhiên chẳng bao giờ thời huy hoàng kéo dài mãi. Chẳng ai muốn những cuộc chia phôi, nhưng tạo hóa không bao giờ có thể thay đổi quy luật của nó. Mỗi người cũng chỉ có một phần đời, một tuổi trẻ, một thanh xuân. Sự nuối tiếc như được dồn nén đến tột cùng khi Xuân Diệu kết thúc đoạn thơ bằng câu:
"Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa.."
Tiếng kêu tuyệt vọng, đau đớn thốt ra trong vô vàng cảm xúc hỗn độn. Đó là sự thức tỉnh sâu sắc của cái tôi về sự tồn tại của mỗi cá nhân trên cuộc đời giữa dòng thời gian chỉ chảy xuôi không bao giờ chảy ngược. Đồng thời cũng như một lời cảnh tỉnh hãy trân trọng từng phút giây tươi đẹp của cuộc đời mình khi còn có thể, đặc biệt là những tháng năm tuổi trẻ quý báu. Câu thơ không chỉ kết thúc đoạn thơ bằng sự nuối tiếc, dằn vặt mà còn là bước đệm, mở ra mạch cảm xúc mới cho đoạn thơ cuối cùng. Vì càng nuối tiếc, hoài niệm lại càng vội vàng, cuống quýt với những khát khao mãnh liệt được sống đến cháy bỏng.
Đoạn thơ đã cho thấy sâu sắc nỗi ám ảnh ấy. Chính nỗi ám ảnh ấy càng khiến ông buồn sầu, bâng khuâng, nuối tiếc hơn vì sự trôi chảy của nó. Qua quan niệm về thời gian, Xuân Diệu đã làm nổi bật về cái tôi cá nhân của chính mình cùng suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ và đầy triết lí. Giọng thơ lúc thì nhẹ nhàng, tha thiết, lúc thì dồn dập như thôi thúc, tạo âm điệu càng tạo nên sức hút, cuốn độc giả vào luồng những suy nghĩ sâu xa về cuộc đời, con người và tuổi trẻ. Có thể thấy ở nhà thơ, dù đắm say trong giấc mộng đẹp thời tươi của tuổi trẻ nhưng vẫn có cái nhìn thực tế về thời gian, về những quy luật nhân sinh trong đời sống. Để rồi từ yêu đời, tha thiết, rạo rực lại cảm thấy băn khoăn. Nhưng như thế lại càng trỗi dậy lời giục giã, khát vọng ham sống đến cuồng nhiệt, vồ vập ở những vần thơ sau. Vội vàng là bài thơ trữ tình thấm đẫm những giá trị nhân văn qua lăng kính mới mẻ của Xuân Diệu.
Trong khi bạn thân của Huy Cận là Xuân Diệu chịu nỗi dằn vặt về thời gian thì với chính Huy Cận lại bị ám ảnh bởi không gian. Mở đầu cho nỗi ám ảnh không gian ấy là một phong cảnh thiên nhiên rộng lớn, bao la, mênh mang, heo hút của sông Hồng:
"Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp"
Tràng giang hiện lên với nhiều hình ảnh đẹp trong cổ thi: Dòng sông con thuyền gợn sóng.. Nhưng cảnh đẹp mà lại thấm đượm một nỗi buồn da diết bâng khuâng. Hai chữ "điệp điệp" mang tới một nỗi buồn không mãnh liệt, không mạnh mẽ, u sầu mà nó cứ liên tục, mãi không ngừng. Sóng của dòng sông của thiên nhiên trong phút ấy cũng hóa thành con sóng lòng của thi nhân với từng nỗi buồn cứ thế trùng điệp ở trong lòng. Nguyễn Du từng viết: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Có lẽ vì lòng người buồn mà tâm cảnh cũng nhuốm lên ngoại cảnh. Nhìn đâu thi nhân cũng chỉ thấy cảnh vật rời rạc chia ly u sầu cứ thế mà hiện lên trong từng câu chữ. Xưa nay thuyền – nước vốn là hai sự vật không thể tách rời thế mà nay chúng lại hững hờ như không ăn nhập vào nhau "Con thuyền cũng không buồn lái để mặc xuôi theo dòng nước lặng lờ. Ngay cả dòng nước trong bản thân con sông cũng không thiết đến nhau cứ âm thầm mà chảy" song song "vờ không quen biết nhau trong đời". Rồi bất ngờ thay trên dòng chảy mênh mông ấy thi nhân bắt gặp cành củi khô đơn độc "Củi một cành khô lạc mấy dòng". Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét rằng: "Lần đầu tiên trong lịch sử thi ca một cành củi khô trôi vào thơ Huy Cận như nỗi cô đơn của một kiếp người trong xã hội cũ". "Cành củi" thôi đã gợi lên sự nhỏ bé đơn độc lại còn "củi khô" nữa thì lại càng bé nhỏ tội nghiệp hơn. Phải chăng hình ảnh cành củi khô trôi nổi phù du trên sóng nước Tràng giang chính là hình ảnh ẩn dụ để biểu tượng cho kiếp người như thi nhân đang nổi trôi bơ vơ vô định giữa dòng chảy của cuộc đời giữa cuồng phong của một đất nước mất chủ quyền?
Vẫn tiếp nối cái u sầu buồn bã của khổ một khổ thơ tiếp theo như đẩy đưa con người lên đến đỉnh sầu:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót.
Sông dài trời rộng bến cô liêu."
Huy Cận tâm sự rằng ông học được ý từ hai câu thơ của Chinh phụ ngâm: "Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo/Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò". Và thần thơ cổ điển ấy đã nhuốm vào Tràng giang mang cái buồn thương hiu hắt. Trên dòng Tràng giang mênh mông mọc lên "lơ thơ cồn nhỏ". Từ láy "lơ thơ" diễn tả sự rời rạc thưa thớt của những cồn đất nhỏ nhoi mọc lên giữa dòng sông gợi cảm giác hoang vắng cô tịch tiêu điều xơ xác. Hai chữ "đìu hiu" như càng khắc sâu thêm nỗi buồn hiu hắt làm câu thơ chùng xuống như một tiếng thở dài man mác. Trong tiếng gió buổi chiều là âm thanh của cuộc sống con người nhưng nghe mơ hồ quá "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Đâu là ở đâu? Không xác định. Đó là thứ âm thanh mơ hồ của một phiên chợ đã vãn theo làn gió lan xa mãi. Nó chỉ thoáng qua trong gió rồi tắt lịm giữa bóng chiều đang xuống càng làm cho cảnh chiều hư vô càng gợi thêm sự vắng vẻ quạnh hiu. Nhà thơ như đang bị vây giữa không gian ba chiều rộng lớn "Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu". Vũ trụ được đẩy lên cao bởi khi nắng chiều xuống bầu trời như được nâng lên hẳn làm nên độ cao "sâu chót vót". Chữ "sâu" rất ấn tượng. Nếu dùng từ "cao" thì chỉ tả được độ cao vật lý của bầu trời còn chữ "sâu" vừa tả được độ cao vừa gợi được cảm giác của con người trước chiều cao ấy. Đó chính là sự rợn ngợp của hồn người trước cái vô cùng của vũ trụ. Vì thế đọc câu thơ lên ta có cảm giác hồn mình như đang mênh mang cùng thiên địa. Con người trong phút ấy trở nên nhỏ bé cô đơn hơn bao giờ hết. Nhà thơ gọi quãng mình đứng là "bến cô liêu" hay chính tâm hồn thi nhân đang lẻ loi và hoang vắng. Có lẽ Huy Cận và Xuân Diệu đã đồng điệu khi gọi hồn mình là "bến cô liêu" hay "Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề".
Nhưng chưa dừng lại ở đó cái tôi cô đơn của thi nhân còn đi sâu hơn nữa vào ngọn nguồn của nỗi buồn thương:
"Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."
Hình ảnh cánh bèo trong "bèo dạt về đâu" mang thân phận con người: Lạc loài trôi nổi. Đó chính là hình ảnh của số phận con người "hàng nối hàng" không biết đi về đâu trong xã hội cũ khi chưa có cách mạng về. Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm đến một sự gần gũi một sự kết nối. Phóng tầm mắt ra sông rộng thấy "Mênh mông không một chuyến đò ngang"; "Không cầu gợi chút niềm thân mật" để rồi thấm thía một sự đơn độc trọn vẹn. Hai từ "không" hai lần phủ định "không đò" "không cầu" trong hai câu thơ như hai cái lắc đầu buồn bã. Chỉ có con người đơn độc giữa không gian vô tình vô cảm. Nhìn đâu cũng chỉ thấy "Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng".
Khổ thơ cuối cùng khép lại mang niềm tâm sự sâu kín của thi nhân về tình yêu quê hương đất nước:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: Bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Nỗi buồn cô đơn lẻ loi trước cảnh thiên nhiên bao la, hùng vĩ được thể hiện trong các khổ thơ trước thì khổ cuối đã khép lại những tâm tư thầm kín của tác giả, nỗi niềm yêu quê hương. Một không gian quen thuộc đúng là hình ảnh trong một bức tranh cổ: Một rặng núi xa những đám mây bạc từ mặt đất chầm chậm dâng cao. "Có thể nói cảnh vật hiện lên ở khổ cuối là cảnh vật cô đọng nhất nhưng cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhất. Tầng tầng lớp lớp những áng mây chồng chất lên nhau như chất chứa cả nỗi niềm ẩn khuất của nhà thơ. Động từ" đùn "diễn tả trạng thái hoạt động tràn đầy sức sống ánh sáng chiếu vào lấp lánh như màu bạc. Cả bài thơ chỉ có mỗi dòng này le lói sự sống tươi mới rực rỡ". Cảnh thật hùng vĩ tráng lệ nhưng đối lập với cái hùng vĩ ấy là hình ảnh cánh chim nhỏ bé đơn côi đang "nghiêng cánh nhỏ". Bóng chiều buông xuống đè nặng lên cánh chim bé nhỏ lạc lõng giữa bầu trời rộng thênh thang. Cánh chim như chở nặng nỗi niềm thi nhân hay chính là hình bóng thi nhân đang lạc lõng bơ vơ giữa vòng xoáy cuộc đời? Không nhìn vào không gian nữa nhà thơ nhìn vào chính tâm hồn mình. Thi sĩ gọi tâm hồn mình là "lòng quê". "Lòng quê dợn dợn vời con nước" "dợn dợn" là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận chưa từng thấy trước đó. Cho thấy một nỗi niềm bâng khuâng cô đơn của "lòng quê" đang "dợn" lên trong tâm hồn thi nhân làm cho hồn người nôn nao không yên. Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương của chính mình nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của các nhà Thơ Mới lúc bây giờ.
Câu thơ cuối cùng khép lại "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Nhà thơ đã mượn ý thơ Thôi Hiệu để nói lên nỗi lòng của mình. Cách đó mười thế kỷ Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà lòng nhớ quê hương da diết khôn nguôi:
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai"
Huy Cận không nhìn thấy "khói" nhưng vẫn nhớ nhà da diết. Đó chính là tâm trạng và lòng yêu quê hương sâu kín của nhà thơ. Từ đó bài thơ mở ra một tình yêu lớn lao hơn mỗi miền quê mỗi cảnh vật. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi nỗi buồn về đất nước. Phải chăng đó chính là sự đồng điệu của hai tâm hồn thi sĩ cách nhau mười thế kỷ?
"Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy đòi hỏi người sáng tạo phải có phong cách nổi bật, tức là có cái gì rất riêng mới lạ trong phong cách của mình." Để làm nên một tác phẩm mang chất riêng của mình đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo. Nếu ở Xuân Diệu thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, một cái tôi khao khát giao cảm, tận hưởng với cuộc đời. Thì đến Huy Cận ông đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên bao la, hùng vĩ để từ đó nói lên được nỗi lòng của thi nhân. Đó là nỗi buồn cá nhân, nỗi buồn thế hệ, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Cùng với đó hai thi sĩ đã vận dụng hàng loạt những biện pháp nghệ thuật để thể hiện tính sáng tạo cho bài làm của mình như trong "Vội Vàng" Xuân Diệu đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. Còn ở "Tràng Giang" Huy Cận đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh kết hợp các biện pháp tu từ, thủ pháp: Đối, điệp từ, láy.. Mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại.
Shelly đã từng nhận định: "Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.". Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông mặc dù hiểu được sự hữu hạn của cuộc đời nhưng cả Xuân Diệu và Huy Cận đều thể hiện sự khắc khoải, nuối tiếc. Nếu như ở "Vội Vàng" đã mang tấm lòng trần gian đến một tình yêu căng tràn nhựa sống, say đắm cảnh trời, say đắm thiên nhiên, sống vội vàng, cuống quýt để không phí hoài những ngày xanh, tuổi trẻ. Thì đến "Tràng Giang" thì khác với một âm hưởng nhẹ nhàng, lạnh lẽo. Một nỗi niềm chan chứa những ưu tư của tác giả về tình yêu quê hương, đất nước, con người của chính mình ông. Một cảm xúc rất chân thật trước một bầu trời thiên nhiên mênh mông, bao la đến bất tận.
Theo Báo Điện tử Tuoitre.vn ngày 09/01/2020: “Cháy rừng đang mang tới nhiều nỗi lo sợ và ám ảnh cho người dân Úc nhưng những bức ảnh chụp mới đây về những chồi non tại bang New South Wales đã mang lại hi vọng về sự kiên cường của thiên nhiên trước thảm họa.” Từ những thông tin trên kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy hóa thân thành một chồi non giữa rừng và kể lại câu chuyện của mình. |
Xin chào là tôi đây,những chòi non giữa rừng đây sẽ chẳng có chuyện gì xấu xẩy ra nếu chúng tôi ko gặp phải mội chuyện xấu thế này.Dường như chỉ một ngọn lửa nhỏ cũng đã đủ huỷ diệt cả khu rừng mà tôi sống.Có biết bao anh chị em của tôi cũng bị thiêu rụi,bao loài động vật dù ở dưới nước cũng khó mà chịu nổi.Tôi cảm giác như mình sắp ngạt thở vậy,chứng kiến toàn bộ cảnh này tôi lại thấy thương mọi người lắm muốn san sẻ cùng hộ bớt nỗi đau nhưng mọi người lại nhừng sự sống nhỏ nhoi ấy cho tôi mà ôm lấy ngọn lửa chờ cứu viện,họ bảo tôi phải sống phải sống để giúp cho trái đất này vì những con người tội nghiệp kia cần chúng tôi dậy phút đó tôi dường như tìm được ý nghĩa để quyết tâm và sống.Nhờ ngày đó mà giờ đây đồi nonn như tôi cx đã trở thành ngọn đồi đầy cây xanh mang đến niềm vui và cơ hội để sống
Dạ bn ơi mình muốn bài làm dài hơn và dựa vào gợi ý này ạ :
A. Mở bài: Chồi non giới thiệu về bản thân mình và hoàn cảnh. |
B. Thân bài |
- Chồi non kể chuyện bị cháy rừng: +Tình huống như thế nào? + Kết quả ra sao? + Tâm trạng đau đớn, xót ca khi chồi non bị thương và oán trách những hành vi nhẫn tâm phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh của một số đối tượng xấu. - Chồi non kể về lợi ích của mình đối với khu rừng, môi trường sống, con người. + Tạo không khí trong lành + Điều hòa khí hậu + Bảo vệ sự đa dạng sinh học và đem đến một môi trường xanh, sạch, đẹp cho con người. - Chồi non kể về sự kiên cường của chính mình, của thiên nhiên trước thảm họa: + Chồi non đã kiên cường như thế nào? + Tâm trạng hạnh phúc, sự quyết tâm, cố gắng để hồi sinh và tiếp tục làm đẹp cho đời… - Lời nhắc nhở và mong muốn của chồi non với con người nói chung. |
C. Kết bài Rút ra bài học cho bản thân và mọi người về ý thức trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp. |
Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?
Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…
A. Phép nối
B. Phép lặp
C. Phép thế
D. Phép đồng nghĩa
Từ rất lâu, "con nhà người ta" đã trở thành một câu nói quen thuộc nhưng cũng là một nỗi ám ảnh của nhiều bạn trẻ. Đây là hình tượng mà nhiều bậc phụ huynh thường dùng để nói về một đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi, thậm chí là hoàn hảo về mọi mặt... nhằm mục đích răn đe, đốc thúc con mình cố gắng.
Đã bao giờ, em bị so sánh với bạn khác chưa, hay nếu em chính là nhân vật "con nhà người ta" được mọi người hay mang đi so sánh, em cảm thấy như thế nào?
Chuyên mục bài viết hay tuần này với nội dung: CON NHÀ NGƯỜI TA. Các em có thể thiết kế ảnh, chia sẻ quan niệm, suy nghĩ hay những cảm xúc của bản thân liên quan đến chủ đề này.
Bài viết hay nhất nhất sẽ được:
- Thưởng 20 COIN
- Đăng lên mục tin tức, sự kiện ở trang chủ Hoc24.vn kèm tên tác giả
- Đăng lên fanpage Học trực tuyến cùng Hoc24.vn kèm tên tác giả
Thể lệ:
- Các bạn viết và đăng bài/ảnh dưới comment của bài viết: https://hoc24.vn/tin-tuc/bai-viet-hay-con-nha-nguoi-ta.html
- Các bạn khác có thể tương tác bằng cách like hoặc comment bài viết của tác giả
- Sau một tuần, giáo viên Hoc24 sẽ xem xét và chọn ra bài viết hay nhất
Lưu ý: Các bài viết copy sẽ bị xoá và tài khoản đó sẽ bị cấm không được tham gia chuyên mục BÀI VIẾT HAY tiếp theo nữa.
Cùng đón đọc và bàn luận tại Hoc24 các em nhé!
Cụm từ ''con nhà ng ta'' đã đi vào sổ sách
Ôi tr!''Con nhà người ta" lúc nào cx nghe!