Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Trà Giang
Xem chi tiết
Trần Đăng Nhất
30 tháng 10 2016 lúc 16:41

bạn cần ghi rõ hơn nhé

Hoàng Bình
31 tháng 10 2017 lúc 20:16

Mik chẳng hiểu bạn đang hỏi cái j và ở bài j nữa

nguyen ngoc huyen
Xem chi tiết
nhok hanahmoon
13 tháng 12 2016 lúc 19:23

Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:

- Liên hệ hiện tại với tương lai.

- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.

- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Vinh Đoàn
4 tháng 10 2017 lúc 21:50

1.quan sát, suy ngẫmleuleu

2.liên hệ hiện tại, tương laihehe

3.tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ướcvui

4.hồi tưởng quá khứ và liên hệ tương laioaoa

Hồng Nhung công chúa
Xem chi tiết
qwewe
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 12:07

 Tìm hiểu đề và lập dàn ý

– Lập dàn bài

– Viết bài

– Đọc lại và sửa chữa

2. Dàn bài của một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần :

– Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Chú ý phần kết bài phải hô ứng, nhất quán với phần mở bài).

3. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Lập luận chứng minh

Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.

Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..

Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.

II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh

Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;

– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;

– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;

– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.

Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.

Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.

III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:

– Tìm hiểu đề và tìm ý;

– Lập dàn bài;

– Viết bài;

– Đọc lại và sửa chữa.

IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh

– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:

– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Gợi ý làm bài:

a) Tìm hiếu đề và tìm ý

– Xác định yêu cầu chung của để bài.

Đề nêu ra một tư tưởng thê hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.

– Từ đó, hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?

– Muốn chứng minh, có hai cách lập luận:

+ Nêu dẫn chứng xác thực.

+ Nêu lí lẽ.

b) Lập dàn bài

– Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sông mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.

– Thân bài (phần chứng minh)

+ Xét về lí lẽ:

(+1) Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

(+2) Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được việc gì.

+ Xét về thực tế:

(+1) Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công (nêu dẫn chứng).

(+2) Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).

– Kết bài: Mọi người nêu tư tưỏng ý chí và nghị lực, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đòi làm được việc lớn.

c) Viết bài

Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài.

– Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau:

+ Đi thẳng vào vấn đề.

+ Suy từ tâm lí con người.

– Thân bài:

+ Trước hết, phải có các từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nôi phần Mở bài: thật vậy hoặc đúng như vậy…

+ Viết đoạn phân tích lí lẽ.

+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.

– Kết bài.

+ Sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…

+ Chú ý: Kết bài nên hô ứng với phần Mở bài:

(+1) Nếu Mở bài đi thẳng vào vấn đề thì Kết bài cũng nêu ngay bài học.          ,

(+2) Nếu Mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?

(+3) Nếu Mở bài bằng cách suy từ tâm lí con người thì có thể kết bằng ý: Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.

d) Đọc lại và sửa chữa.

Sau khi làm bài xong, các em nên đọc lại và sửa chữa.

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

 Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

 
Khách vãng lai đã xóa
Đặng Thị Hông Nhung
Xem chi tiết
Vo Thi Tien Vy
8 tháng 11 2016 lúc 20:27

- hoi tuong ki niem

- suy nghi ve hien tai

- mo uoc toi tuong lai

- tuong tuong nhung tinh huong goi cam

- vua quan sat vua suy ngam , vua the hien cam xuchaha

BAY H MOI TRA LOI !!! THONG CAM

Mai Huyen
Xem chi tiết
10T6.19.Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Lâm
22 tháng 12 2022 lúc 19:11

a.

Chọn 1 nam từ 9 nam có 9 cách

Chọn 1 nữ từ 3 nữ có 3 cách

\(\Rightarrow\) Có \(9.3=27\) cách chọn nhóm 1 nam 1 nữ

b.

Chọn 2 nhà toán học từ 8 nahf toán học: \(C_8^2\) cách

Chọn 2 nhà vật lý từ 4 nhà vật lý: \(C_4^2\) cách

\(\Rightarrow C_8^2.C_4^2\) cách lập

c.

Các trường hợp thỏa mãn: (1 nhà toán học nữ, 2 nhà vật lý nam), (1 nhà toán học nữ, 1 nhà toán học nam, 1 nhà vật lý nam), (2 nhà toán học nữ, 1 nhà vật lý nam)

\(\Rightarrow C_3^1.C_4^2+C_3^1.C_5^1.C_4^1+C_3^2.C_4^1\) cách

MeoMeoMeo
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
3 tháng 11 2016 lúc 21:25

1. Liên hệ hiện tại với tương lai Đoạn văn của Thép Mới. - Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả nghĩ tới sự gắn bó mật thiết và sự trường tồn của cây tre đối với đời sống của con người Việt Nam, dù mau sau sắt thép có nhiều đến đâu đi chăng nữa. - Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng các biện pháp: miêu tả, so sánh và liên tưởng. 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Tác giả rất say mê con gà trống đất, coi đó là niềm vui kì diệu “tái sinh tâm hồn” được thổi vào con gà trống đất, tác giả có cảm tưởng “giống như người nghệ sĩ thổi kèn đồng”. - Việc hồi tưởng quá khứ hiểu được lí do vì sao đồ chơi trẻ con hồi đó lại hấp dẫn: vì sự mong manh của chúng và vì linh hồn ẩn chứa trong mỗi món đồ chơi. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước. Đoạn văn của A-mi-xi, Nguyễn Tuân. - Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ tình cảm với cô giáo bằng cách nhớ lại những kỉ niệm thời còn đi học với cô và qua đó nói lên những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình đối với cô giáo. - Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện những cảnh đẹp kì thú của Tổ quốc và qua đó biểu hiện tình yêu sâu sắc đối với quê hương, đất nước. 4. Quan sát, suy ngẫm Qua đoạn văn ta thấy sự quan sát của nhà văn đối với u (mẹ) của mình rất kĩ càng, chi tiết. Điều đó thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của nhà văn đối với mẹ. II. Luyện tập. Câu 1. Tập làm dàn ý bài văn biểu cảm theo các đề sau. Cảm xúc về vườn nhà, về con vật nuôi, người thân, mái trường thân yêu. Khi tiến hành lập dàn ý các em cần tiến hành theo những bước sau: Bước 1: Tìm hiểu đề. Bước 2: Tìm ý cho bài văn. Bước 3: Lập dàn bài.

 

nguyen thi vang
14 tháng 7 2017 lúc 18:29
Soạn bài: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

Liên tưởng đến tương lai để khẳng định sự gắn bó mãi mãi của cây tre với cuộc sống của người Việt Nam. Tre đã từng giúp ích rất nhiều cho người dân trong lao động sản xuất và chiến đấu, trong bối cảnh công nghiệp hoá, vẻ đẹp của tre mang đậm ý nghĩa biểu trưng cho nét đẹp tinh thần của người Việt Nam.

Tác giả đã bày tỏ tình cảm ngợi ca của mình đối với cây tre thông qua việc phân tích những nét đẹp, công dụng riêng của nó và thể hiện sự nâng niu trân trọng bằng những lời cảm thán, lời văn thiết tha, hình ảnh cây tre điệp lại nhiều lần,...

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại

Tác giả thể hiện sự say mê với trò chơi gà đất trong niềm hoài nhớ da diết, lắng sâu. Trong dòng hồi nhớ ấy, những hình ảnh của trò chơi tuổi thơ hiện lên với một vẻ đẹp kì diệu, mang màu sắc lung linh của tâm tưởng nhớ nhung, nhuốm màu sắc triết lí sâu xa của một tâm hồn đã từng trải,... Lưu ý đến sự chuyển mạch cảm xúc từ hồi nhớ quá khứ đến suy nghĩ hiện tại: "Bây giờ tôi hiểu ra,...".

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

Người viết đã bày tỏ tình cảm yêu mến của mình với cô giáo bắt đầu từ một tình huống (lời nói của cô giáo). Tình cảm sâu sắc ấy được bộc lộ qua những kỉ niệm mà tác giả gợi lại.

Bằng sự liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau tác giả đã thể hiện tình yêu đất nước, ước mong về tương lai, nhắn nhủ ân tình Nam - Bắc sâu nặng, bền chặt.

4. Quan sát, suy ngẫm

Bằng sự quan sát tinh tế hình ảnh "u tôi" đã được khắc hoạ đan lồng với những lời nhận xét sắc xảo, thấm đẫm tình thương yêu, tác giả đã thể hiện tình cảm sâu nặng của mình với người mẹ. Hình ảnh "u tôi" hiện ra càng rõ nét bao nhiêu, nhận xét càng chân thực, sắc sảo bao nhiêu thì tình thương yêu càng sâu sắc bấy nhiêu.

II. Luyện tập

Gợi ý: Cảm xúc về con vật nuôi.

Tả con gà trống

a. Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.

b. Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.

- Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...

- Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?

- Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?

- Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)

- Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)

c. Kết bài: Suy nghĩ của em về nó.

- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.

- Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình.