Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo

♦ Đặc điểm:

- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ vật liệu mịn từ sông, biển.

- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. Trong đó:

+ Đất phù sa sông thường có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt;

+ Đất phù sa ven biển có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển;

+ Đất phèn thường chua, khi ướt bị kết dính, khi khô dễ bị nứt nẻ, hàm lượng chất hữu cơ cao;

+ Đất cát biển thoáng khí, ít chua nhưng nghèo dinh dưỡng;

+ Đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu, khô hạn.

♦ Phân bố:

- Chiếm khoảng 24 % diện tích đất tự nhiên của cả nước.

- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa phân bố ở hai vùng: ngoài đê và trong đê.

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở ven sông Tiền và sông Hậu; đất phèn phân bố ở vùng trũng thấp; đất mặn phân bố ở vùng ven biển.

+ Ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát tập trung chủ yếu ở vùng ven biển; đất phù sa sông phân bố ở các đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp.

♦ Giá trị sử dụng:

- Trong nông nghiệp: Mỗi loại đất phù sa có giá trị sử dụng khác nhau.

+ Đất phù sa sông ở các vùng đồng bằng châu thổ thích hợp với nhiều loại cây trồng, như: cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm.

+ Ở các đồng bằng ven biển miền Trung, đất cát biển được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía,...

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phèn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn; đất mặn được cải tạo để trồng các loại cây ngắn ngày.

- Trong thuỷ sản: Ở các vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi để phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo

- Đặc điểm:

+ Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh năm nên quá trình phong hóa và phân giải các chất hữu cơ chậm.

+ Giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.

- Phân bố: Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:30

Tham khảo

- Nhóm đất feralit (chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên): phân bố ở các khu vực đồi núi, trong đó:

Đất feralit hình thành trên đá badan: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,..

Đất feralit hình thành trên đá vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.

Đất feralit hình thành trên các loại đá khác (chiếm diện tích lớn nhất): phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp

- Nhóm đất phù sa (chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên):

+ Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.

+ Ngoài ra, đất phù sa còn có ở ven thung lũng sông của các khu vực khác nhưng với diện tích không lớn.

- Nhóm đất mùn núi cao (chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên), phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.

Ducle2606
Xem chi tiết
nguyễn nhi
22 tháng 4 2023 lúc 16:58

* Nhóm đất feralit

.Phân bố ở vùng đồi núi thấp

.Tỉ lệ diện tích chiếm 65%

 -là loại đất chua, nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sét

 - đất màu đỏ vàng có nhiều hợp chất sắt, nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong

-> là loại đất xấu ít có giá trị trồng trọt

 -đất hình thành trên đá badan hoặc đá vôi có độ phì cao thích hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp

*nhóm đất mùn núi cao

.phân bố ở vùng đồi núi cao

.tỉ lệ diện tích chiếm 11%

-có giá trị to lớn về việc trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn

*nhóm đất phù sa

.phân bố ở vùng đồng bằng và ven biển

.tỉ lệ diện tích chiếm 24%

->là loại đất tốt có độ phì cao , ít chua, tơi xốp thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:26

Tham khảo
1.

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.

- Đặc điểm:

+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.

+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:

+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).

+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.

Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 11 2018 lúc 17:27
Nhóm đất Đặc tính Phân bố Giá trị sử dụng
Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các miền đồi núi thấp ( đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ…). Trồng cây công nghiệp.
Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) Nhìn chung rất phì nhiêu tười xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt… Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu, đất chua, mặn, phèn ở các vùng Tây Nam Bộ…) Được sử dụng trong nông nghiệp để trông lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả…
Ngan Phuong
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
21 tháng 12 2021 lúc 9:45

Chọn D

Tiểu Linh Linh
21 tháng 12 2021 lúc 9:45

1.B

Thư Phan
21 tháng 12 2021 lúc 9:45

A

Đoàn Gia Khang 6a2
Xem chi tiết
ERROR?
18 tháng 5 2022 lúc 20:52

refer

C3:Quá tải dân số hay nạn nhân mãn, bùng nổ dân số là một trạng thái thống kê theo đó số lượng của một sinh vật vượt quá khả năng chống đỡ của môi trường sống của nó. Theo cách nói thông thường, thuật ngữ thường chỉ mối quan hệ giữa số lượng con người và môi trường

ERROR?
18 tháng 5 2022 lúc 20:53

refer

C4:

Sự phân bố dân cư trên thế giới :

-Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

-Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.

-Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam.

-Phân bố không đều ngay trong nội bộ của các vùng dân cư

-Những vùng núi, rừng, hải đảo… đi lại khó khăn

-Vùng cực, vùng hoang mạc… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

-Dân cư tập chung chủ yếu ở những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện.

ERROR?
18 tháng 5 2022 lúc 20:55

refer

C5:ý 1

Nước ta có ba nhóm đất chính:
* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:
– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
– Thích hợp trồng cây công nghiệp
* Nhóm đất mùn núi cao:
– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
* Nhóm đất phù sa sông và biển:
– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.
– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..
– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

ý 2 :Nhóm đất đỏ vàng hay còn gọi là nhóm đất Feralit trong phân loại của FAO, nó được gọi tên là Ferralsols, là nhóm đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ, thường xuất hiện dưới tán rừng mưa nhiệt đới. Tầng tích luỹ chất hữu cơ thường mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, acid fulvônic thường chiếm ưu thế. Thường có tích tụ các oxide của sắt và nhôm trong tầng B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường thấy của loại đất này. Hàm lượng các khoáng vật nguyên sinh rất thấp, trừ các khoáng vật rất bền. Đoàn lạp của đất có tính bền tương đối cao. chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Đất có tính chất: chua, nghèo mùn, thường bị khô hạn. Dễ bị rửa trôi, xói mòn, thoái hóa

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 12 2019 lúc 12:35

 

Nhóm đất

Đặc tính

Phân bố

Gia trị sử dụng

Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên)

Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

Các miền đồi núi thấp (đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ,…).

Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,…

Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên)

Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu.

Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

Phát triển lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

Đất bồi tự phù sa song và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên)

Nhìn chung phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt,…

Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ,…)

Được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…