Những câu hỏi liên quan
Phạm Nguyễn Anh Khoa
Xem chi tiết
Phương Vy
8 tháng 1 2021 lúc 19:11

Sự hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu xảy ra ruôt non

Cấu tạo: 

– Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên dơn vị thời gian…).

– Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).

– Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400 – 500m ), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hoá. Ruột non còn có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc. Thực nghiệm phàn tích thành phần các chất của thức ăn trong các đoạn ống tiêu hoá cũng chứng tỏ sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non.

Bình luận (0)
Hà Phương
Xem chi tiết
Chó Doppy
16 tháng 4 2016 lúc 17:07

1.Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước. 
2.
- Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau.
- Tác động váo một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
VD:
Nếu quá trình thoát hơi nước qua lá tiến triển chậm sẽ ko tạo ra được lực hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan ko vận chuyển được từ rễ lên lá dẫn đến toàn bộ cây thiếu nước và muối khoáng sẽ bị chậm phát triển.

Bình luận (0)
nguyen thanh thao
Xem chi tiết
Miyano Shiho
9 tháng 4 2016 lúc 14:56

Đặc điểm cấu tạo ở cây có hoa là: Gồm có hoa, quả, lá, thân, cành, ngọn, rễ

Chức năng:

Hoa: Duy trì nòi giống

Quả: Bảo vệ hạt duy trì nòi giống

Lá: Làm nhiệm vụ thoát hơi nước, nhả O2, hút khí CO2, góp phần vào quá trình quang hợp

Thân: Vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây, năng đỡ tán lá

Cành, ngọn: Nâng đỡ tán lá

Bình luận (0)
TÔI LÀ AI BIẾT LÀM ZÌ
Xem chi tiết
Vì Ngọc Quỳnh
31 tháng 10 2017 lúc 18:42

c1 tv co hoa cqss là hoa qua hat .... tv ko co hoa cqss là re than lá

Bình luận (0)
Công chúa sao băng
31 tháng 10 2017 lúc 18:43

Câu 2 : 

- Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định 

- Màng sinh chất : bao bọc ngoai chất tế bào 

- Chất tế bào : là chất keo lỏng trong chứa các bào quan như lục lạp 

- Nhân : thường chỉ có 1 nhân cấu tạo phức tạp có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào 

Ngoài ra tế bào còn có không bào : chứa dịch tế bào.

Bình luận (0)
Công chúa sao băng
31 tháng 10 2017 lúc 18:48

Câu 1 : 

Các loại rễ biền dạng là :

- Rễ củ : Chứa chất dự trữ khi ra hoa tạo quả

- Rễ móc : Giúp cây leo lên 

- Rễ thở : Lấy oxy cung cấp cho rễ

- Rễ giác mút : Lấy chất dinh dưỡng

              

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Diệu Linh
Xem chi tiết
Dương
17 tháng 4 2020 lúc 8:35

Câu 1:

Cây xanh có hoa có 2 loại cơ quan:Cơ quan sinh dưỡng gồm thân, rễ, lá thực hiện chức năng sinh dưỡng của cây như: quang hợp, hô hấp, vận chuyển các chất,...Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt thực hiện chức năng sinh sản của cây

Câu 2:

* Nhận xét: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tạo nên một thống nhất.

- Rễ có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

- Thân : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất ngược lại các chất hữu cơ mà lá tổng hợp được đến các bộ phận khác của cây.

- Lá: Thu nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ, trao đổi khí với bên ngoài và thoát hơi nước.

- Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

- Quả: Bảo vệ hạt và giúp phần phát tán hạt.

- Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.

* Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

Câu 3:

-Không .

Câu 4:

(bạn tự làm nốt nhé )

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Diệu Linh
17 tháng 4 2020 lúc 8:39

cảm ơn bn nha!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
15 tháng 7 2023 lúc 14:32

Loại mạch

Đặc điểm cấu tạo

Sự phù hợp

giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng

Động mạch

Thành động mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của động mạch dày hơn; lòng của động mạch hẹp hơn.

Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn:

- Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu.

- Lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hòa lượng máu đến cơ quan.

Tĩnh mạch

Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của tĩnh mạch mỏng hơn; lòng của tĩnh mạch rộng hơn và ở các tĩnh mạch phía dưới tim có các van.

Cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động mạch:

- Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu.

- Các tĩnh mạch phía dưới tim có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim.

Mao mạch

Thành mao mạch chỉ gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc).

Cấu tạo của mao mạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào và máu: Thành mao mạch mỏng và có vi lỗ giúp quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào thông qua dịch mô được thực hiện dễ dàng.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 11 2017 lúc 6:58

- Chúng giống nhau là cả hai loại đều chứa lục lạp, đặc điểm này phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng và quang hợp.

- Khác nhau giữa hai loại:

+ Tế bào thịt lá phía trên: tế bào dạng dài, xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp.

+ Tế bà thịt lá phía dưới : tế bào dạng tròn, xếp không sát nhau, chứa ít lục lạp hơn.

- Lớp tế bào thịt lá phía trên có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ. Lớp tế bào thịt lá phía dưới có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Tú Duyên
Xem chi tiết
linda
23 tháng 2 2021 lúc 15:02

máu gồm 2 phần : các tế bào máu và huyết tương 

các tế bào máu chiếm 45% thể tích, còn lại của huyết tương

các tế bào máu gồm bạch cầu(bải vệ cơ thể), tiểu cầu(tạo ra một loại enzim làm đông máu), hồng cầu(vạn chuyển chất khí trong quá trình trao đổi chất )

huyết tương có protein, lipit, vitamin, glucose, muối khoáng , chất tiết, chất thải, nước (90%)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hồng Minh Nguyễn_BLINK
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
10 tháng 1 2021 lúc 20:07

.

Bình luận (0)
ひまわり(In my personal...
10 tháng 1 2021 lúc 20:07

Nghỉ đi dài lắm.

Bình luận (0)
Mai Hiền
11 tháng 1 2021 lúc 9:54

 

Cấu tạo

Chức năng

Khoang miệng

- Răng đc phân hóa thành 3 loại phù hợp với các hoạt động của nó :

+ Răng cửa : cắn , xé thức ăn .

+ Răng nanh : xé thức ăn .

+ Răng hàm : nhai , nghiền nát thức ăn

- Lưỡi : được cấu tạo bởi hệ cơ khỏe , linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn .

- Má , môi : tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng .

- Các tuyến nước bọt : lượng nước bọt tiết ra nhiều khi ăn để thấm đều thức ăn ( đặc biệt là thức ăn thô ) . Trong nước bọt có enzim amilaza tham gia biến đổi tinh bột chín thành đường đôi .

 

Cắn , xé , nhai , nghiền , đảo , trộn thức ăn thấm đều nước bọt và tạo viên thức ăn

Ruột non

- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.

- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.

- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. 

- Biến đổi lý học:

+ Tiết dịch tiêu hóa của tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn

+ Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa

+ Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ

- Biến dổi hóa học: sự phân cắt các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng 

+ Các thức ăn là protein, lipid, glucid được tiêu hóa thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được là các acid amin, monosaccarid, acid béo và các glycerol. Các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột, theo các đường tĩnh mạch về gan, sau đó theo tĩnh mạch chủ dưới về tim.

Dạ dày

+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

+ Biến đổi cơ học: Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

+ Biến đổi hóa học: Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

Ruột già

- Ruột già không có enzyme tiêu hóa mà chứa chất nhầy có tính kiềm giúp làm trơn thành ruột khiến phân được di chuyển dễ dàng hơn. Chất nhầy còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột già, chúng sẽ được tiết ra nhiều hơn khi bị viêm ruột già hoặc ruột già bị những tổn thương khác.

- Hậu môn được cấu tạo bởi hai cơ thắt: Cơ thắt trong chính là cơ trơn, được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương. Cơ thắt ngoài chính là cơ vân, chịu sự điều khiển của vỏ não. Được thực hiện theo quy trình như sau:

 

- Nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn.

 

Bình luận (0)