Những câu hỏi liên quan
Duy Văn
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 13:14

tham khảo ạ

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần hình thành trong đầu những ý chính liên quan đến khái niệm: lòng nhân ái.

Vậy lòng nhân ái có nghĩa là gì?

Những biểu hiện nào cụ thể minh chứng cho lòng nhân ái?

Bàn luận, mở rộng vấn đề: khi một con người không có lòng nhân ái, không biết yêu thương, quan tâm, san sẻ đối với những người xung quanh thì những con người này phải bị phê phán, lên án ra sao?

Cảm nghĩ của em về khái niệm trên? (là tốt hay không tốt)

Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con người.

Vậy lòng nhân ái đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gỉ?)

Lòng nhân ái là gì? => Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)

Tại sao chúng ta phải có lòng nhân ái?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Khi thể hiện tình yêu thương, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn.

+ Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.

+ Lòng nhân ái có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người.

+ Lòng nhân ái còn giúp cho những con người đang lầm đường lỡ bước quay lại với con đường chân chính.

+ Yêu thương thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người không chỉ riêng ta mà là cả nhân loại.

Dẫn chứng: Nêu ra những con người thể hiện sự yêu thương trong xã hội mà người học biết (thông qua sách báo, truyền hình,…).

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

Phê phán những con người có hành động coi thường, khinh rẻ những người nghèo khó cần được sự giúp đỡ, yêu thương đặc biệt là người nghèo, trẻ em cơ nhỡ.

Dẫn chứng: Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lòng nhân ái:

Lòng nhân ái chỉ trở thành giá trị đạo đức khi chính nó là một sự hi sinh vị tha. (Đen-bôn)

Thấy người hoạn nạn thì thương

Thấy người cùng khổ lại càng thương hơn.

Thương người như thể thương thân, (tục ngữ)

Lá lành đùm lá rách, (tục ngữ)

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. (tục ngữ)

Nhường cơm sẻ áo. (thành ngữ)

Một miếng khi đói bằng một gói khi no. (tục ngữ)

Không phải là tài năng, không phải là danh dự, không phải là thị hiếu để đo được sự cao quý của tâm hồn mà chính là lòng nhân ái vậy. (Lacordaire)

Một con tim nhân từ còn quý hơn vạn đầu não trong thế gian. (Bulwer Lytton)

Hãy yêu người như yêu mình vậy. (Jesus)

III. KẾT BÀI

Lòng nhân ái là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.

Cần mở rộng tấm lòng của mình ra xung quanh cuộc sống để thấy rằng xung quanh ta còn có rất nhiều người cần sự giúp đỡ, yêu thương.

BÀI VĂN THAM KHẢOBÀI VĂN 1

Trong cuộc sống hễ là con người thì ai cũng cần được yêu thương và yêu thương người khác. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của con người. Một trong những đức tính tốt gắn kết giũa con người với con người đó chính là lòng yêu thương, tình nhân ái. Vậy ta hiểu như thế nào về lòng nhân ái?

Thật vậy, lòng nhân ái thật sự cần thiết vói mỗi con người. Lòng nhân ái là tình cảm giữa người và người, là những điều tốt đẹp mà con người dành cho nhau, như tình cảm bạn bè, tình cảm gia đinh,… Thậm chí là những người ta không quen biết. Lòng nhân ái là những cử chỉ, những hành động quan tâm đến người khác như một nụ cười thân thiện, trìu mến, ánh mắt thân thương. Ngoài ra còn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp hoạn nạn khó khăn, sẵn sàng làm chỗ dựa cho người yếu đuối và sẻ chia những đau buồn với bạn bè. Những người có lòng nhân ái luôn đem lại hạnh phúc và những điều tốt đẹp cho những người xung quanh mình. Nhưng dù ở bất cứ biểu hiện nào thì lòng nhân ái cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho lẫn người nhận. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương, lòng nhân ái đem lại cho cuộc sống là dành cho cả hai phía. Ai cho đi lòng yêu thương của mình thì họ sẽ luôn luôn nhận lại được tình yêu thương của người khác. Và những người dùng lòng nhân ái để cho đi tình yêu thương của mình thì sẽ cảm thấy lòng mình êm dịu, bình yên. Lòng yêu thương còn có sức mạnh cảm hoá những ai đã lầm đường lạc lối quay trở lại con đường ngay thẳng để trở nên tốt hơn.

 

Ngoài ra, lòng nhân ái còn là tình yêu thương, sự rung động giữa người với người, là lực hấp dẫn nối kết chúng ta lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc đời con người không có yêu thương thì chiến tranh chết chóc đã xảy ra. Yêu thương đem lại hạnh phúc cho cả nhân loại, vì vậy mọi người hãy dành tình yêu thương dành cho mọi người. Có thế chúng ta sẽ nhận được tình yêu thương lại từ mọi người, nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương thì cuộc sống của mọi người mới thật sự là niềm hạnh phúc.

Tóm lại, chúng ta đã hiểu thêm về lòng nhân ái quan trọng như thế nào. Đó là động lực giúp ta phải cần hiểu biết. Bản thân tôi cũng cần phải đem lòng nhân ái của mình đi giúp đỡ mọi người góp phần phát triển đất nước.

 BÀI VĂN 2

Con người hễ được sống trên đời đều là một hạnh phúc lớn lao. Nhưng có lẽ điều hạnh phúc lớn hơn ở đây là cảm giác yêu thương và được yêu thương. Có lẽ yêu thương người khác và được yêu thương chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của con người. Vậy ta hiểu “Lòng nhân ái” là như thế nào?

Quả đúng như vậy, lòng nhân ái là một thứ tình cảm tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau như tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn,… thậm chí đối với những người ta không quen biết. Nó là một thứ có thể vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm trào dâng khi gặp một hoàn cảnh xúc động nào đó. Nhưng dù có thế nào thì tình yêu thương vẫn mang lại nhiều điều cho cả người cho lẫn cả người nhận.

Vậy tại sao phải có lòng nhân ái? Vì tình yêu thương hấp dẫn kéo mọi người xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu không có tình yêu thương thì mối liên kết đó có thể sẽ đứt gãy bất cứ lúc nào. Và sẽ là một thảm hoạ nếu thế giới trở nên như vậy. Rất có thể là sẽ xảy ra chiến tranh, là chết chóc, bởi vì yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo sẽ bắt nguồn ở đâu? Khi đó hạnh phúc sẽ không còn tồn tại được nữa.

Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan trọng, và chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người!

Bên cạnh đó, còn có những người không có lòng yêu thương đối với mọi người, chỉ biết quan tâm đến tình cảm của bản thân, không biết giúp đỡ người khác và có thể vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến người khác, chỉ biết áp đặt người khác vào những suy nghĩ của chính bản thân. Không biết cảm thông cho những người lầm đường lạc lối.

 

Với tuổi trẻ hiện nay, trong môi trường toàn cầu hoá giao tiếp với con người càng rộng bao nhiêu thì lòng yêu thương cần được mở rộng bấy nhiêu. Đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng, nghi kỵ, tạo ra thế giới hoà bình, hạnh phúc. Đối với tôi tình yêu thương là điều khiến cho cuộc sống của tôi trở nên tươi đẹp hơn, cho tôi biết được thương yêu mọi người là một điều tuyệt vời nhất trên đòi.



 

Bình luận (0)
Đình Nguyễn Công
Xem chi tiết
Chàng Trai 2_k_7
Xem chi tiết
Lê Anh Tuấn
5 tháng 9 2018 lúc 10:41

??????????????????????????????????????????????????

Bình luận (0)
kakarot
5 tháng 9 2018 lúc 16:16

lich su lop 6 ma

Bình luận (0)
nguyenluuhoang0000
6 tháng 9 2018 lúc 14:19

địt nhau

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 5 2018 lúc 15:14

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
Xem chi tiết
qwerty
17 tháng 2 2016 lúc 15:08

a. Mở bài

Giải thích ý kiến: Câu nói nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa.

b. Thân bài

- Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi, mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhận được gì nhiều. Muốn “học vẹt” thì cũng tự học mới “thuộc” được.

- Nhưng tự học mà Đác-uyn nói lại là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có được kiến thức ấy.

- Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống:

+ Đác-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông.

+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp.

+ Có hoài bão, người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.

- Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

+ Xác định hoài bão, mục đích để định hướng tự học

+ Rèn luyện thói quen tự học

+ Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời

+ Ngày nay điều kiện để tự học (sách, máy vi tính, mạng internet…) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.

c. Kết bài

Bài học nhận thức và hành động

- Đác-uyn đã nói một điều chân lí, một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại.

- Bản thân ra sức tự học để thành tài lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.

                                                                

 

Bình luận (0)
my phan
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
28 tháng 5 2021 lúc 14:19

       Thời gian là một dòng chảy vô tận, nó không bao giờ kết thúc, tuy nhiên thời gian có một đặc điểm đặc hữu, nó trôi qua, lướt qua chúng ta và không bao giờ quay lại. Vì thế, đừng lãng phí thời gian, bởi lẽ, một khi nó đã "trôi" đi thì ta sẽ chẳng có thể nào lấy lại được.
      Thời gian là nơi chứa đựng sự thay đổi của mội vật. Một con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi đều phải trải qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Và nếu như chúng ta đang ở tuổi vị thành niên, chúng ta sẽ chẳng thể nào quay lại tuổi sơ sinh được nữa. Vào vấn đề chính, lãng phí thời gian là khi chúng ta dành thời gian quá nhiều vào những việc mà được coi là vô dụng, hay là khó có thể xảy ra, hay là con người ta săp xếp thời gian biểu không hợp lí, làm cho công việc trở nên khó khăn, phức tạp. 
      Ngày nay, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy con người đang lãng phí thời gian. Chúng ta tập trung vào Internet, các thiết bị điện tử quá nhiều. Tất nhiên, chúng rất cần thiết cho công việc và đặc biệt là cho học sinh trong thời kì dịch bệnh như bây giờ. Tuy nhiên, những lúc các bạn học sinh được nghỉ hè, hay là đối với các anh chị đang tầm lớp 9, 10, 11, việc sử dụng điện thoại qua nhiều trong 1 ngày  chỉ để lướt fb, chơi game hay xem phim là không cần thiết( Em nói có vẻ hơi quá nhưng em cũng mong các anh chị sẽ giảm bớt mức độ dùng điện thoại của mình). Thay vào đó, mọi người có thể đi học tập hay là đi chơi với bạn bè. Vfa có một hiện tượng rất phổ biến ở chúng ta, khi thức dậy thì chúng ta không lập tức ra khỏi dường, nói trong tiếng anh là chúng ta chỉ wake up chứ chưa get up, như vậy cũng là lãng phí thời gian. Và đặc biệt, là có rất nhiều người cho rằng thời gian cong nhiều, thời gian là vô hạn, nên cứ để đấy, việc nay mai làm. Đã có rất nhiều bạn học sinh mắc phải vấn đề này, bài tập cho về nhà sáng chủ nhật nói là để chiều, chiều để tối, còn tối thì xem TV đến 8:00 rồi vào làm bài, và có khi còn có vài bạn để đến sáng thứ 2 dậy sớm mới làm. Lớp em đã có rất nhiều trường hợp như vậy. 
      Lãng phí thời gian gây ra hâu quả rất lớn, có thể ta sẽ bị mất đi rất nhiều thứ, tương đương với số thời gian ta để mất đi, ta có thể mất đi kiến thứ, mất đi hằng bao nhiêu tình bạn đẹp đẽ của tuổi thơ, mất đi ước mơ, mất đi sự thành công của mình, và có thể, lớn nhất, là mất đi mạng sống.
     Cuộc đời trôi qua thật nhanh, không nên hoài phí thời gian theo đuổi những điều không cần thiết. Hãy tận dụng từng phút, từng giây để làm những điều có ý nghĩa để bản thân không cảm thấy hối tiếc. Đừng trách móc, phán xét người khác mà hãy dành thời gian cho cuộc sống, công việc và hành trình tương lai của mình. Bạn sẽ cảm thấy điều đó có ý nghĩa và thật hạnh phúc. Thời gian là vô tận nhưng chúng ta lại không như vậy, 1 đời người ngắn ngủi biết bao, thoáng chốc đã trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào mình còn nắm trong vòng tay ấm áp của mẹ, bây giờ mình đã ngồi trren ghế lớp 7 của nhà trường. Vì vậy, không nên phí phạm thời gian, mà hãy dành thời ghian cho những việc thật ý nghĩa. Để làm được điều đó, bạn cần biết rõ mục tiêu trong mỗi việc làm của mình. Nếu không tính toán, suy nghĩ đến mục đích và lợi ích khi làm, bạn có thể lãng phí thời gian mà không hay biết. Hãy đặt những mục tiêu dễ dàng trước, rồi dần dần tăng cấp lên, khó dần, hãy ưu tiên những việc quan trọng và cần sơn trước. Và hãy từ chối những cám dỗ, những lời dụ dỗ vào những việc không cần thiết.
       Thời gian đi qua không bao giờ lấy lại được, vì vậy bạn hãy biết quý trọng thời gian, đừng nên lãng phí ns, nếu không, bạn sẽ thấy lúc đó mình thật ngu ngốc biết bao, bạn sẽ hối hận, muốn quay lại để làm lại tất cả từ đầu

Bài của em có tham khảo ý một chút của một vài bài khác, những bài này hầu hết là em đã tự viết ạ.

Bình luận (0)
melusa
28 tháng 5 2021 lúc 17:02

                     bài làm 

Đất nước ta đang ngày càng phát triển, hội nhập không ngừng. Đời sống của con người cũng được cải thiện. Cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Khiến cho con người mắc phải căn bệnh lãng phí. Đây là căn bệnh mà nhiều người sống trong xã hội này mắc phải. Lãng phí là hành động mà một cá nhân hay một tổ chức tiến hành công việc nào đó mà gây tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Đó có thể là lãng phí về nhiều mặt khác nhau. Có thể đó là lãng phí về của cải, vật chất. Trong xã hội đang rộng mở, con người càng no đủ thì những hoạt động giải trí càng được đầu tư hơn nữa. Những đám cưới với quy mô lớn được tiến hành. Khách quan đông đảo, tiệc cưới xa hoa. Tất cả chỉ để cho người khác thấy sự giàu có của mình. Để thể hiện với những người hàng xóm, bạn bè, để khoe khoang. Họ đã lãng phí không biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian vào đó. Khi cuộc sống con người đầy đủ thì người ta thường phí phạm đồ dùng vật chất một cách vô tội vạ. Hiện tượng này thường thấy nhiều nhất là đối với lương thực thực phẩm. Con người có kinh tế dư dả, cuộc sống vật chất được đảm bảo nên đồ ăn thức uống cũng thoải mái không còn phải kiêng khem, hà tiện như trước kia. Thế nhưng điều này cũng dẫn tới tình trạng nhiều bạn trẻ mua quá nhiều đồ ăn thức uống sau đó dùng không hết và bỏ đi. Trong việc sử dụng lương thực thực phẩm nhiều bạn hiện nay cũng quá lạm dụng, hoang phí một cách vô tội vạ. Hễ đi siêu thị, đi chợ là sẽ mua về rất nhiều thực phẩm đồ ăn vặt để rồi sau đó chỉ ăn một chút là vứt đi. Đi ăn tại nhà hàng nhóm nào cũng gọi một bàn đầy thức ăn, bừa phứa cả ra sau đó mỗi món chỉ động đũa một vài miếng còn lại đứng lên đi về. Thay vì bỏ đồ ăn thừa lại, thực ra khách vẫn hoàn toàn có thể yêu cầu gói hộp lại đem về ăn hoặc đơn giản là gọi ít đồ ăn thôi. Như vậy sẽ đỡ lãng phí thay vì các bạn cố gắng thể hiện sự sang chảnh, đẳng cấp của bản thân bằng việc gọi một bàn tiệc rồi bỏ thừa. Hiện nay, ở một bộ phận giới trẻ đã và đang sử dụng lãng phí tiền bạc, của cải, sức lực vào những mục đích không cụ thể, cần thiết gây lãng phí. Đó là việc sử dụng tiền bạc vào những thứ vô bổ như: ăn chơi, quần áo, điện thoại, giày dép….trong khi điều kiện kinh tế không tương xứng. Hành động lãng phí có thể gây ra những gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuổi trẻ cần có những nhận thức rõ ràng về việc lãng phí trong cuộc sống, có trách nhiệm phải loại bỏ những tư tưởng và hành động lãng phí. Muốn vậy, mỗi bạn phải có những hành động thiết thực ngay từ hôm nay bằng cách không lãng phí những điều nhỏ nhất quanh mình. Mỗi bạn hãy là một tấm gương để những người xung quanh cũng từ đó mà điều chỉnh hành vi của mình.

      
Bình luận (0)
Mai Linh Hương
Xem chi tiết
Thảo Phương
22 tháng 7 2021 lúc 17:46

Có người đã từng nói : " Người thầy cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim " đây là câu nói có ý nghĩa trong mọi thời điểm và mọi hoàn cảnh. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô.

Bình luận (0)
HOa Hoa
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
24 tháng 6 2016 lúc 7:33

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. Thế nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa thế nào là kẻ mạnh. Thường người ta chỉ quan niệm rằng kẻ mạnh là kẻ đánh bại được nhiều người, là kẻ có uy quyền áp đảo được người khác, khiến người khác phải sợ hãi. Song thực tế không phải như vậy. Kẻ mạnh phải là kẻ biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân. Như nhà văn Nam Cao đã quan niệm: “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. “Kẻ mạnh” – hai tiếng tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực sự không mấy ai hiểu được trọn vẹn ý nghĩa sâu sắc của nó. Vậy thực sự kẻ mạnh là kẻ mang trong mình những phẩm chất gì ? Làm thế nào để có thể trở thành kẻ mạnh trong cuộc sống này? Mạnh ở đây được hiểu theo nghĩa là mạnh mẽ. Kẻ mạnh ở đây chính là con người mạnh mẽ, con người dám sống và sống có bản lĩnh trước sự cám dỗ của cuộc sống và thói ích kỉ của chính bản thân mình. Kẻ mạnh cũng là kẻ dám giữ gìn danh dự, lương tâm của mình, không để nó vấy bẩn hay có chút tì vết nào. Hai tiếng “kẻ mạnh” được Nam Cao đặt trong sự đối lập với quan niệm của nhiều người trong cuộc sống như một tâm sự đau đớn của nhà văn trước thực trạng đạo đức suy thoái, ở đó người ta ghen ghét, cạnh khóe, đố kị nhau, ở đó người ta bán rẻ danh dự, nhân phẩm của mình vì những mục đích tầm thường. Trên hết người ta có thể dùng thủ đoạn để giành lấy quyền lực, tiền bạc, danh vọng – những thứ mà người ta tin rằng sẽ mang lại sức mạnh. Nhưng liệu sức mạnh có thể đến được từ việc đánh bại kẻ khác, chà đạp, hủy diệt kẻ khác vì những mục đích tham vọng tầm thường? Chắc chắn là không. Bởi không ai nhìn nhận một kẻ là chiến thắng khi họ đánh bại đối thủ của mình bằng thủ đoạn xấu. Kẻ chiến thắng chỉ có thể là kẻ vượt lên được chính bản thân mình, vượt lên được những ham muốn nhỏ nhen ích kỉ của bản thân để giữ gìn danh dự, lương tâm làm người của mình. Là con người chắc hẳn ai cũng đã có lúc bị những cám dỗ trong cuộc sống khiến mình phân vân như đứng trước ngã ba đường. Nhưng kẻ mạnh mẽ là kẻ không để những cám dỗ – phần xấu trong con người mình điều khiển, sai khiến để đi vào con đường bất lương, con đường mà một khi đã dấn thân thì không còn có thể quay lại được. Thực tế vẫn có những kẻ luôn tự dối lừa mình để lấp liếm bản chất xấu xa, nhỏ nhen, ích kỉ. Và họ tìm mọi cách để đánh bại kẻ khác dù bằng những thủ đoạn hèn hạ nhất để che đậy bản chất yếu đuối của mình. Những con người như vậy thường dễ ngủ quên trên chiến thắng và bị đánh bại. Một khi đã bị đánh bại họ sẽ lộ rõ bản chất yếu đuối của mình và không có đủ nghị lực để đứng dậy và bước tiếp. Do đó ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ” Sức mạnh của con người chỉ có thể có được từ lòng nhân ái, đức hi sinh trong cuộc sống. Giống như người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Đó là một con người mạnh mẽ, mạnh mẽ không phải vì có thể chịu đưng được đòn roi của người chồng. Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha, sự nhân hậu, sẵn sàng chịu đựng được tất cả vì con cái – những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói Nam Cao là một nhà văn thích triết lí và những triết lí của ông mang một ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Quan niệm này cũng vậy, một triết lí làm người vô cùng đúng đắn được đưa ra từ một điều tưởng chừng như một nghịch lí của cuộc sống. Nó không chỉ có ý nghĩa trong xã hội cũ mà còn có ý nghĩa cho tới tận hôm nay. Như chúng ta đã biết, trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, có không ít người vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác, chiếm đoạt những thứ không phải của mình có khi bằng những thủ đoạn vô cùng xấu xa hèn hạ. Hiểu được quan niệm của Nam Cao cũng đồng nghĩa ta thấy được sức mạnh của lòng nhân ái, từ đó phê phán một cách nghiêm khắc lối sống ích kỉ. Đồng thời cần đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng dám hi sinh lợi ích của bản thân cho người khác. Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra là: Vậy, những biểu hiện nào của lối lống “giẫm lên vai người khác” mà ta cần lên án? Tục ngữ có câu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, chỉ những kẻ sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo, lấn lưới công lí. Và thực lế trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều người như vậy – những con người thích dùng tiền để đoạt lấy lợi ích cho mình. Đặc biệt vấn nạn chạy chọt đang trở thành một vấn đề đáng báo động trong đời người xã hội hiện nay. Người ta chạy chọt từ những việc nhỏ như xin biển số xe đẹp, xin không bị giữ xe khi vi phạm luật giao thông cho đến việc xin điểm,xin việc.. Dường như xã hội hiện nay đâu đâu cũng hiện lên chữ “xin”. Xin xỏ, hối lộ đang trở thành một căn bệnh thâm căn cố đế trong con người Việt Nam, gây suy thoái nghiêm trọng đạo đức của con người. Chúng ta ngày càng nhìn thấy nhiều hành động đi ngược lại công lí: những kẻ tham ô hàng nghìn tỉ đồng, những kẻ lén lút xả nước thải xuống sống trong suốt nhiều năm liền… Chúng ta phán những kẻ dùng sức mạnh đồng tiền để lấn át công lí nhưng cũng không thể không lên án những kẻ đang nắm trong tay “sức mạnh” mà phản bội trách nhiệm mà xã hội giao phó cho họ. Không chỉ có vậy, “giẫm đạp trên vai người khác” còn có thể hiểu là một lối sống vụ lợi, tham vọng tầm thường, sẵn sàng chà đạp, hủy diệt đồng loại vì lợi ích nhân như trong câu tục ngữ “cá lớn nuốt cá bé”. Lịch sử đã từng chứng kiến những kẻ “tà đạo”, vì muốn phục vụ cho lợi ích giai cấp của chúng đã thiêu chết thiên văn vĩ đại Brunô – người đã kiên cường bảo vệ thuyết Nhật tâm cho đến cả thân mình đỏ rực trong ngọn lửa bạo tàn. Nhưng lịch sử cũng chứng kiến từ đây một cuộc cách mạng trong nhận thức của loài người. Và lịch sử đã lên án những kẻ vì mục đích hèn hạ của mình mà tiêu diệt đồng loại, thiêu rụi chân lí. Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động dã man mà tưởng chừng như chỉ có trong thời kì hoang dại của loài người. Những kẻ khủng bố đang từng ngày gieo rắc tai họa khắp nơi trên thế giới, đang lên tiếng thách thức tất cả chúng ta. Rồi những vụ giết người vô cùng man rợ xuất hiện khắp nơi cảnh báo về sự suy thoái đến mất hết nhân tính của con người. Chưa thể dừng lại ở đó, chúng ta còn phải lên tiếng để phê phán những con người chỉ biết sống cho bản thân, không quan tâm đến người khác. Bởi chính việc “mạnh ai nấy sống” chính là nguyên nhân dẫn tới lối sống vụ lợi, ích kỉ đặc biệt nhiều trong giới trẻ hiện nay. Một số bạn trẻ dường như đã quên đi trách nhiệm cộng đồng của mình suốt ngày chỉ vùi đầu vào những trò chơi vô bổ, những trang web đen trên mạng internet. Nhưng điều đáng nói là nhân cách một số bạn trẻ đã bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực trong các game Online, dẫn tới nhiều vụ cướp của thậm chí là đâm chém của học sinh. Đó là biểu hiện của một lối sống ươn hèn, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí để vươn lên. Thiết nghĩ quan niệm của nhà văn Nam Cao chính là cách sống cần thiết cho mỗi chúng ta hiện nay. Bởi sức mạnh của lòng nhân ái không chỉ đến với những người cần ta giúp đỡ. Nó còn đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui hứng khởi để bắt đầu một ngày mới với một sức mạnh mới để vươn lên một tầm vóc mới. Đó là cội nguồn của sức mạnh chân chính.

 

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
24 tháng 6 2016 lúc 7:33

e ms lp 7 ak chj

Bình luận (0)