Những câu hỏi liên quan
Pum Nhố ll xD Saint x
Xem chi tiết
nguyễn thị hoàng hà
18 tháng 12 2016 lúc 17:04

- Hệ hô hấp có vai trò đặc biệt qua trọng đối với cơ thể , nó cung cấp O2 cho các tế bào tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể , đồng thời thải CO2 ra ngoài cơ thể .

- Vai trò của hệ tiêu hóa đối với cơ thể : biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ qua thành ruột non , đồng thời thải các chất bã , chất thừa , chất không cần thiết ... ra khỏi cơ thể

Bình luận (0)
Phương Mai
18 tháng 12 2016 lúc 16:58

- Hệ hô hấp: Cung cấp khí Oxi cho cơ thể đồng thời loại thải khí Cacbonic ra ngoài môi trường

- Hệ tiêu hóa:Tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng

Bình luận (0)
Phương
4 tháng 11 2018 lúc 14:38

- Hệ hô hấp có vai trò đặc biệt qua trọng đối với cơ thể , nó cung cấp O2 cho các tế bào tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể , đồng thời thải CO2ra ngoài cơ thể .

- Vai trò của hệ tiêu hóa đối với cơ thể : biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ qua thành ruột non , đồng thời thải các chất bã , chất thừa , chất không cần thiết ... ra khỏi cơ thể

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
1 tháng 10 2017 lúc 14:36

Đáp án D

Vai trò của tiêu hóa: biến đổi lí học, hóa học thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải các chất cặn bã ra ngoài

Bình luận (0)
Khôi Phan
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
26 tháng 3 2021 lúc 20:13

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài. 

Bình luận (1)
Vy Vy
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
9 tháng 5 2017 lúc 12:44

2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

Bình luận (0)
Võ Hà Kiều My
9 tháng 5 2017 lúc 12:46

3.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.


Bình luận (0)
Võ Hà Kiều My
9 tháng 5 2017 lúc 12:49

2a/

Ống tiêu hóa gồm 3 phần có nguồn gốc khác nhau: phần trước ( khoang miệng, thực quản, dạ dày) có nguồn gốc nội bì, chức năng lấy, nghiền, chuyển thức ăn. Phần giữa là ruột non( gồm các đoạn tá tràng, hồi tràng, gan , tụy) bắt nguồn từ nội bì, có chức năng biến đổi hóa học và hấp thụ thức ăn. Phần cuối ( manh tràng, ruột già, trực tràng) có nguồn gốc ngoại bì, chức năng thải các chất cặn bả.

he tieu hoa nguoi

Thành ống tiêu hóa có cấu tạo như sau :

1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa

Ở mỗi phần của ống , thượng mô có hình dạng khác nhau . Ở miệng , thượng mô có nhiều tầng . Ở dạ dày và ruột là thượng mô có một tầng . Hình thái của các tế bào thượng mô cũng khác nhau . Ở ổ miệng là thượng mô dẹt , ở ruột non là thượng mô trụ để thích ứng với các chức năng tương ứng .

2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .

Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi cơ trơn tạo thành mảnh cơ niêm mạc ( lamina muscularis mucosae ) . Khi co rút , cơ niêm mạc có thể làm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp .

Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt hóa thành các tuyến tiết ra dịch tiêu hóa đổ vào lòng ruột qua các ống tiết . Có các tuyến đơn giản là tuyến một tế bào , có các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánh thành nhiều ống tuyến .

Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức lưới mà trong các mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ . Ở một số nơi , tổ chức này hợp thành các hạch gọi là nang thường nằm trong tấm dưới niêm mạc , hoặc các nang tụ lại thành đám gọi là mảng tổ chức lympho ( có nhiều ở hồi tràng )

3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng . Trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt . Từ dạ dày đến ruột non , tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục . Ở ruột già , các sợi cơ dọc tập trung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể . Ngoài ra , trong dạ dày còn có lớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ chéo .

4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa):

Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.

5. Lớp thanh mạc (tunica serosa):

Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.

Bình luận (0)
Cảnh
Xem chi tiết
Mai Hiền
11 tháng 12 2020 lúc 15:14

1. Miệng

Miệng là nơi bắt đầu của đường tiêu hóa, quá trình tiêu hóa bắt đầu từ đây ngay khi bạn đưa thức ăn vào miệng, sau đó nhai để chia thức ăn thành những miếng nhỏ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, trong khi nước bọt trộn với thức ăn để bắt đầu quá trình phân hủy tinh bột thành các chất đường đơn.

2. Họng

Cổ họng là điểm đến tiếp theo cho thực phẩm từ miệng đi xuống họng và tiếp tục di chuyển xuống thực quản.

3. Thực quản

Thực quản là một ống cơ kéo dài từ hầu họng đến dạ dày. Thực quản đưa thức ăn xuống dạ dày bằng các đợt các đợt cơn co thắt hay còn được gọi là nhu động. Điểm giữa thực quản và dạ dày có cơ vòng thực quản dưới, đây là một cái "van" có nhiệm vụ giữ cho thức ăn ở dạ dày không trào ngược lên thực quản.

 

4. Dạ dày

Dạ dày là một cơ quan giống như cái túi có các cơ rất khỏe. Ngoài việc chức năng lưu giữ, khi thức ăn đến dạ dày sẽ được trộn lẫn với axit và các enzyme để thủy phân các protein phức tạp. Khi nó rời khỏi dạ dày, tất cả các loại thức ăn đã được biến thành chất lỏng hoặc bột nhão và được di chuyển đến ruột non.

5. Ruột non

Ruột non dài khoảng sáu mét và là đoạn quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi đến ruột non, thức ăn vẫn tiếp tục bị phá vỡ bằng các enzyme được tiết ra bởi tuyến tụy và mật từ gan. Mật là hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và loại bỏ các sản phẩm được thải loại từ máu. Nhu động ruột đóng vai trò quan trọng ở ruột non, do nó giúp di chuyển thức ăn chạy dọc suốt chiều dài của ruột non và trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa. Tá tràng chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc tiếp tục quá trình phân hủy thức ăn; hỗng tràng và hồi tràng chịu trách nhiệm chính cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng đi vào máu.

 

6. Đại tràng (Ruột già)

Phân hoặc chất thải còn sót lại từ quá trình tiêu hóa được đưa xuống đại tràng bằng nhu động ruột, đầu tiên ở trạng thái lỏng và cuối cùng ở dạng rắn khi nước được lấy ra khỏi phân. Thông thường phải mất khoảng 36 giờ để phân đi qua đại tràng. Thành phần chính của phân chủ yếu là mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Những vi khuẩn này thực hiện một số chức năng hữu ích, như tổng hợp các loại vitamin khác nhau, xử lý chất thải và cặn lắng thức ăn, bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại.

7. Trực tràng

Nhiệm vụ của trực tràng là nhận phân từ đại tràng và kích thích các dây thần kinh truyền đến vỏ đại não, cho bạn biết cảm giác muốn đi đại tiện. Sau đó, bộ não sẽ quyết định có nên đi đại tiện hay không. Nếu muốn đi vệ sinh, cơ vòng sẽ giãn ra để đưa phân ra khỏi cơ thể. Còn nếu chưa muốn, cơ thắt và trực tràng sẽ điều chỉnh lại để cảm giác muốn đi vệ sinh tạm thời biến mất.

8. Hậu môn

Chức năng chính của hậu môn là đựng và đào thải phân, đồng thời tiết dịch nhầy để bôi trơn giúp phân dễ dàng di chuyển ra khỏi cơ thể và hấp thu nước.

 

Bình luận (0)
Lê Văn Đức
Xem chi tiết
BW_P&A
2 tháng 1 2017 lúc 21:00

Hệ tiêu hóa là một ống dài liên tục, bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn. Ở người trưởng thành, hệ tiêu hóa dài khoảng 6m.
Tham gia vào qua trình tiêu hóa còn có các cơ quan tiêu hóa như gan & tụy. Các cơ quan này cung cấp các men tiêu hóa, rất cần thiết cho quá trình phân rã thức ăn.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ khi thức ăn được đưa vào miệng & thậm chí trước đó. Khi chúng ta nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy mùi vị thơm ngon của thức ăn thì các tuyến nước bọt (nằm ở dưới lưỡi, gần với hàm dưới) đã bắt đầu tiết ra nước bọt. Quá trình tiết nước bọt là một phản xạ được điều khiển từ não bộ. Một khi cơ quan này bị kích thích bởi thức ăn, chúng ra hiệu cho tuyến nước bọt biết rằng chúng ta chuẩn bị ăn đây.
Nước bọt có chức năng làm cho thức ăn đã bị nhai xé dễ dàng nuốt hơn. Trong nước bọt có amylase, một loại men tiêu hóa có chức năng phân hủy một vài loại carbonhydrate (như tinh bột & đường) trong thức ăn trước khi được nuốt. Cổ họng là ngõ vào của cả thực quản và khí quản. Tuy vậy, bình thường thức ăn từ họng khi nuốt vào không bao giờ bị rớt vào khí quản bởi có nắp thanh quản tự động đóng kín thanh quản mỗi khi nuốt.
Nuốt là một quá trình có sự phối hợp vận động nhịp nhàng của các cơ lưỡi, miệng & nhu động của thực quản. Thực quả là một ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày, nó dài khoảng 12-14 cm. Bình thường, một khi thức ăn khi đã vào dạ dày không thể trở ngược lại thực quản vì luôn có những nhu động một chiều đẩy thức ăn xuống dạ dày cộng với ở cuối thực quản (hoặc ở đầu dạ dày) có một cơ vòng có thể thắt lại để giữ thức ăn đó. Cơ vòng này gọi là tâm vị.
Quá trình tiêu hóa là một quá trình tự nhiên đến nổi Bạn không thể nhận biết được sự di chuyển của thức ăn trong cơ thể, cũng như chẳng bao giờ Bạn muốn thắc mắc về nó.
Dạ dày là một túi cơ có chức năng chứa đựng thức ăn, trộn lẫn thức ăn với các men tiêu hóa & nghiền nát thức ăn thành những miếng nhỏ hơn nữa để có thể hấp thụ được. Môi trường trong dạ dày luôn có tính axít, thực ra nó là một túi chứa đầy axít được tiết ra đa phần ở niêm mạc dạ dày (lớp lót bên trong lòng dạ dày). Như Bạn cũng đã biết, axít là rất cần thiết để phân rã thức ăn.
Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu đã tăng lên khi thức ăn ở trong dạ dày. Một số chất đơn giản như nước, muối, đường & chất cồn có thể ngấm trức tiếp vào các mạch máu ở thành dạ dày. Một số dạng thức ăn phức tạp khác cần phải đi sâu hơn trong hệ tiêu hóa mới có thể hấp thu được. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày trở thành một dạng nhũ trấp (dịch sữa). Nhũ trấp sẽ được đẩy xuống ruột non qua một đoạn nối đặc biệt giữa dạ dày & ruột non
Sau đó, thức ăn sẽ được tiếp tục tiêu hóa & hấp thu vào máu bằng các nhung mao có đầy trong niêm mạc ruột suốt khoảng thời gian thức ăn đi qua. Ruột là đoạn dài nhất trong hệ tiêu hóa, nằm gọn trong ổ bụng
Thức ăn được tiêu hóa ở ruột được hoàn thiện hơn nhờ các men tiêu hóa tiết ra từ gan, túi mật (một túi nhỏ nằm bên dưới gan), tuyến tụy (nằm hơi thấp hơn dạ dày). Tuỵ cung cấp các men tiêu hóa chất protein, chất béo & carbonhydrate & các chất trung hòa axít trong dạ dày
Nhận xét là mỗi khi thức ăn di chuyển sang một đoạn tiêu hóa khác, đều có một cơ quan hoạt động như một cách cửa khóa không cho thức ăn di chuyển ngược chiều trở lại. Ví dụ tâm vị không cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, môn vị không cho thức ăn từ ruột non trở lại dạ dày. Lần này cũng vậy, thức ăn từ ruột non di chuyển vào ruột già (đoạn ruột có kích thước phồng to hơn nhiều so với ruột non) và cũng có một cơ vòng ở hồi tràng không cho thức ăn trở ngược lại ruột non.
Thức ăn khi đi vào đến ruột già hầu như không còn chất dinh dưỡng. Chức năng cơ bản của ruột già là hấp thụ nước từ thức ăn & tạo hình thù cho phân.

Bình luận (0)
Thông vũ
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
9 tháng 5 2018 lúc 11:15

Đáp án D

Chức năng của hệ tiêu hóa ở người là:

- Xử lí cơ học thức ăn

- Thủy phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hóa được

- Loại bỏ thức ăn không đặc trưng cho loài

Bình luận (0)
Hoài Thương
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
7 tháng 9 2016 lúc 8:42

Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡituyến nước bọttụygan và túi mật). Trong hệ thống này, quá trình tiêu hóa có nhiều giai đoạn, là hệ đầu tiên bắt đầu ở miệng(khoang miệng). Tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn mà có thể hấp thụ và đồng hóa vào cơ thể. Tiết nước bọt giúp thức ăn có thể nuốt được để vượt qua thực quản và tiến vào dạ dày.

Bình luận (0)
Trần Thiên Kim
8 tháng 9 2016 lúc 9:48

Hệ tiêu hoá gồm có: miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.

Chức năng: tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Bình luận (0)