Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đặng Gia Khiêm
Xem chi tiết
Thu Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
1 tháng 3 2016 lúc 9:53

a) Các trung tâm công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ

- Đà Nẵng : Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng

- Quảng Ngãi : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulo

- Quy Nhơn : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng

- Nha Trang :Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành :  Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, hóa chất, phân bón, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng

- Phan Thiết : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản

b) Các mỏ khoáng sản

- Khoáng sản năng lượng ( nhiên liệu ) : than ở Nông Sơn (Quảng Nam)

- Kim loại : Sắt ( Quảng Ngãi), Vàng ( mỏ Bồng Miêu ở Quảng Nam, Vĩnh Thạnh ở Bình Định), Titan (Bình Định, Khánh Hòa)

- Phi Kim loại : Mica ( Đà Nẵng ), đá axit (Phan Rang, Quy Nhơn)

c) Các tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Bãi biển : Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)

- Nước khoáng : Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo ( Bình Thuận)

- Thắng cảnh : Núi  Bà Nà , Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết

- Vườn Quốc gia : Bình Phước, Núi Chúa ( Ninh Thuận)

- Khu sự trữ sinh quyển thế giới : Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

* Tài nguyên du lịch nhân văn

- Di sản văn hóa thế giới : Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn

- Di tích lịch sử cách mạng : Ba Tơ (Quảng Ngãi)

-  Lễ hội truyền thống : Tây Sơn ( Bình Định), Tháp Bà ( Khánh Hòa), Katê ( Ninh Thuận)

- Làng nghề truyền thống : gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)

d) Năm bãi biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam : Non Nước (Đà Nẵng), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)

e) Các cảng biển của vùng : Đà Nẵng (tp Đà Nẵng), Kì Hà ( Quảng Nam), Dung Quất ( Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ba Ngòi, Cam Ranh ( Khánh Hòa)

g) Các nhà máy thủy điện có ở Duyên hải Nam Trung Bộ : A Vương ( Quản Nam), Vĩnh Sơn ( Bình Định), Sông Hinh ( Phú Yên), Hàm Thuận - Đa Mi ( Bình Thuận)

 

 

 

Bình luận (0)
lê đức thọ
Xem chi tiết
Tsumi Akochi
1 tháng 3 2017 lúc 20:17

Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

Một số tài nguyên khoáng sản nc ta:

Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
- Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sử cho ngành khai thác hải sản.
- Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.
- Bờ biển: các bãi biển đẹp. vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.

Chúc bạn hk tốtok

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:58

Tham khảo

- Một số tài nguyên biển:

+ Tài nguyên du lịch: vùng biển Việt Nam có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp,…

+ Tài nguyên khoáng sản:  dầu mỏ, khí tự nhiên,…

+ Tài nguyên sinh vật: vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao.

Bình luận (0)
Nhâm Thị Hoa Huệ
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 4 2021 lúc 21:57

Sông Hồng ( giá trị thủy lợi, cung cấp nước, bồi đắp phù sa...)

Sông Đà ( giá trị thủy điện, cung cấp nước....)

Bình luận (1)
hải yến
10 tháng 3 2022 lúc 9:16

Sông Hồng ( giá trị thủy lợi, cung cấp nước, bồi đắp phù sa...)

Sông Đà ( giá trị thủy điện, cung cấp nước....)

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
15 tháng 8 2023 lúc 0:18

THAM KHẢO:

Câu 1. Một số mỏ khoáng sản ở vùng biển Việt Nam:

- Than đá: Cẩm Phả, Lạc Thủy, Quỳnh Nhai, Sơn Dương,...

- Dầu mỏ: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng,...

- Bô-xít: Đắk Nông, Măng Đen, Krông Buk,...

- A-pa-tit: Cam Đường

Câu 2. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta:

Dầu mỏ và khí tự nhiên: trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ mét khối khí. Các bể trầm tích lớn như: sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn,...Muối: đường bờ biển dài, độ muối trung bình cao => Thuận lợi để sản xuất muối (Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận,...)Một số tài nguyên khoáng sản khác: 

- Quặng titan: Có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung với trữ lượng khoảng 650 triệu tấn.

- Cát thủy tinh: phân bố ở nhiều nơi như vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ven biển Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế,...

- Ngoài ra vùng biển Việt Nam còn có phốt pho, băng cháy, đồng, chì, kẽm,...
Bình luận (0)
Huyền Trang
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
20 tháng 3 2022 lúc 8:35

tham khảo

 

Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Bình luận (1)
Thái Hưng Mai Thanh
20 tháng 3 2022 lúc 8:36

tài nguyên?

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Bùi Thị Ánh Tuyết
29 tháng 2 2016 lúc 10:20

a) Tên các cao nguyên ở Tây Nguyên : Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh

b) Các loai khoáng sản ở Tây Nguyên và sự phân bố

- Bôxit : các cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh

- Đá axit : Kon Tum,  Đăk Lăk

- Asen : Pleiku

c) Các điểm công nghiệp và các ngành công nghiệp mỗi điểm

- Kon Tum : sản xuất vật liệu xây dựng

- Pleiku : chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản

- An Khê : Khai thác, chế biến lâm sản

- A-Yun-Pa : Chế biến nông sản

- Buôn Ma Thuột : chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản

- Gia Nghĩa : khai thác chế biến lâm sản

- Đà Lạt : Dệt may

- Bảo Lộc : Chế biến nông sản

d) Các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng ở Tây Nguyên

- Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A ( trên hệ thống sông Xê Xan), Đray Hling (trên sông Xrê Pôk)

- Đang xây dựng các nhà máy thủy điện : Xê Xan 4 (  trên hệ thống sông Xê Xan), Xrê Pôk 3,Xrê Pôk 4, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah ( Trên hệ thống sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 ( trên hệ thống sông Đồng Nai)

e) Các cửa khẩu quốc tế ở Tây Nguyên : Bờ Y, Lệ Thanh

f) Các tuyến giao thông huyết mạch 

- Theo hướng Bắc - Nam : quốc lộ 14, 27

- Theo hướng Đông - nam : quốc lộ 24, 19, 25, 26, 28

g) Rừng giàu và rừng trung bình lại tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên là do Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển các hệ sinh thái rừng và là nơi có lịch sự khai thác khá muộn hơn so với các vùng khác. Vì thế còn nhiều khu vực ít chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế của con người.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 9:52

Tham khảo

*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

 

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 9:52

tham khảo

* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

Bình luận (0)