Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
San San
Xem chi tiết
Cihce
9 tháng 5 2022 lúc 11:26

Cậu tham khảo nhé: 

Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã soi sáng con đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Làm thế nào người con bé nhỏ của xứ Nghệ có thể thực hiện được điều lớn lao ấy? Trước Bác cũng có rất nhiều người đi khắp thế giới, nhưng là đi thám hiểm, đi buôn, đi truyền đạo,… Người đi khắp thế giới để cứu dân tộc mình thì chỉ có một. Đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Đi đến đâu, Bác cũng để lại biểu tượng đẹp về lòng yêu nước. Bác lên tàu tìm đường cứu nước khi còn trẻ, nhưng lúc trở về, mái tóc Bác đã điểm bạc. Bác không tiếc cống hiến trọn tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bác đã mang lại cuộc sống ấm no hằng mơ ước cho nhân dân Việt Nam. Tất cả những gì Bác đã làm, từ bé nhỏ đến lớn lao, đều xuất phát từ lòng yêu nước chân thành và mãnh liệt. Chính lòng yêu nước ấy đã tạo nên Bác Hồ, người anh hùng dân tộc của chúng ta ngày hôm nay.

Huỳnh Kim Ngân
9 tháng 5 2022 lúc 11:26

tham khảo:

Trong hành trình gian nan và vô tận, con người luôn tìm kiếm những hình mẫu có thật trong cuộc sống để tôn vinh và noi theo với mong muốn trở nên hoàn thiện hơn. Một trong những hình mẫu lý tưởng ấy là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là người anh hùng giải phóng dân tộc, và đồng thời là một danh nhân văn hóa thế giới.

Nếu Lê-nin là niềm tự hào của nước Nga, Phi-đen Cax-trô là vì sao của nhân dân Cuba, thì Bác Hồ chính là người anh hùng vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam. Bác đã soi sáng con đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Làm thế nào người con bé nhỏ của xứ Nghệ có thể thực hiện được điều lớn lao ấy? Trước Bác cũng có rất nhiều người đi khắp thế giới, nhưng là đi thám hiểm, đi buôn, đi truyền đạo,… Người đi khắp thế giới để cứu dân tộc mình thì chỉ có một. Đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Đi đến đâu, Bác cũng để lại biểu tượng đẹp về lòng yêu nước. Bác lên tàu tìm đường cứu nước khi còn trẻ, nhưng lúc trở về, mái tóc Bác đã điểm bạc. Bác không tiếc cống hiến trọn tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bác đã mang lại cuộc sống ấm no hằng mơ ước cho nhân dân Việt Nam. Tất cả những gì Bác đã làm, từ bé nhỏ đến lớn lao, đều xuất phát từ lòng yêu nước chân thành và mãnh liệt. Chính lòng yêu nước ấy đã tạo nên Bác Hồ, người anh hùng dân tộc của chúng ta ngày hôm nay.

 

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác, quân dân ta đã anh dũng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược với một niềm tin tưởng tuyệt đối về ngày toàn thắng. Thế nhưng, Bác không chỉ cứng rắn trong hoạt động quân sự mà còn rất lãng mạn trong lĩnh vực văn học. Thơ của Bác không thật nhiều nhưng rất cô đọng và súc tích. Từng câu từng chữ đều thể hiện sự kiên định, niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dù lúc ấy Bác đang trong cảnh ngục tù hay đang sống giữa muôn vàn gian khổ. Một vị danh nhân đã từng nói: “Nói đến văn học Việt Nam thì trước hết cần hiểu về Bác, hiểu con người văn hóa Hồ Chí Minh”. Quả thật như thế, Bác đã hòa trộn tinh hoa văn hóa nhân loại với gốc rễ văn hóa Việt Nam, tạo nên một đặc trưng văn hóa rất riêng ở Bác. Tất cả những điều trên đã thuyết phục UNESCO quyết định trao tặng Bác danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới.

Không chỉ có tài năng, Bác còn là một tấm gương đạo đức sáng ngời. Biết bao người chiến sĩ cộng sản từng sống và làm việc với Bác thường không khỏi xúc động khi hồi tưởng lại những ký ức ấy. Bác luôn để lại ấn tượng đẹp trong tim mỗi người mà Bác gặp vì vẻ giản dị, mộc mạc vô cùng thuần khiết của Bác. Trong từng lời nói của Bác đều ẩn chứa những luân lý đạo đức nhưng không khô khan mà nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ dàng đi vào lòng người. Cách sống của Bác cũng bình dị, mộc mạc như mục đích sống của Bác là hết lòng vì nước vì dân. Bác không có dinh thự như bao vua chúa khác mà ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ để có thể hòa mình với thiên nhiên. Tư trang của Bác cũng ít ỏi, chỉ là hai bộ quần áo Bác thường mặc với vài kỷ vật sau những chuyến bôn ba nước ngoài. Là một vị lãnh tụ vĩ đại nhưng Bác lại bình dị và mộc mạc thế đấy. Mỗi mẩu chuyện về Bác là một bài học đạo đức nhẹ nhàng, thấm thía.

Ngày nay, thế hệ trẻ luôn được khuyến khích làm việc và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là kim chỉ nam vô cùng cần thiết trong cuộc sống của những người trẻ tuổi như học sinh chúng em. “Học tập tốt, lao động tốt”, “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”, … là những lời dạy mà chúng em không thể nào quên được. Càng được học, càng tìm hiểu về Bác Hồ, em thấy càng tự hào vì nước Việt Nam của chúng ta nhỏ bé nhưng lại sinh ra những danh nhân không hề bé nhỏ.

Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, là người con anh hùng của đất nước Việt Nam, đồng thời là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác là ánh sáng của lý tưởng và niềm tin trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bác đã đi xa nhưng sao dường như vẫn đang dõi theo từng bước tiến của dân tộc. Ai hiến dâng đời mình cho nhân dân, cho loài người thì người ấy trở thành bất tử. Và Bác Hồ của chúng ta sẽ sống mãi cùng non sông đất nước.

chúc chị học tốt nha

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 5 2018 lúc 10:09

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bác là nhà cách mạng lỗi lạc, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Người sinh ra tại quê ngoại Kim Liên, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1911 với bí danh là Văn Ba, Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài Người đã tìm kiếm, học hỏi và nghiên cứu con đường cứu nước. Sau khi trở về Việt Nam, Người trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi tới thắng lợi. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.

CTV
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
12 tháng 10 2017 lúc 17:16

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới, là vị cha già của dân tộc Việt Nam. Công lao trời bể của người đối với dân tộc Việt Nam là không thể đong đếm, Người đã hi sinh, dâng hiến cả cuộc đời vì dân, vì nước, vì nền độc lập của dân tộc. Hồ Chí Minh cũng là người mang đến ánh sáng hòa bình sau nhiều năm chịu ách nô lệ cho nhân dân Việt Nam, người đã mang đến cuộc sống tự do, độc lập cho cả một thế hệ Việt Nam hiện nay. Bởi vậy nên có thể nói, nhận định “Hồ Chí Minh là con người vĩ đại của nhân dân Việt Nam”

“Hồ Chí Minh là con người vĩ đại của nhân dân Việt Nam”, để hiểu được nhận định này, trước hết ta cần hiểu đến ý nghĩa của từ “vĩ đại”. “Vĩ đại” là từ dùng để chỉ những con người có tầm vóc lớn lao cả về tư tưởng cũng như bản lĩnh trên một lĩnh vực gì đó. Đặc biệt là những công lao ấy phải mang tính quần chúng, mang đến những tác động tích cực cho đông đảo con người. Trong tương quan ý nghĩa đó, ta có thể hiểu được chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta xứng đại với danh xưng “vĩ đại” ấy, người không chỉ có tình yêu nước mãnh liệt mà còn có những hành động, lí tưởng đẹp để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc ấy.

Những năm cuối thế kỉ mười tám, đầu thế kỉ mười chín, cách mạng Việt Nam chìm sâu trong tăm tối của khủng hoảng. Dưới ách áp bức dã man của thực dân Pháp, nhân dân ta đã tiến hành rất nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp, nhưng vì không có một đường lối đúng đắn, chưa có sự đoàn kết trong đấu tranh nên các cuộc nổi dậy này dù khiến cho quân Pháp khốn đốn nhưng cuối cùng đều chìm trong bể máu. Trong cái bế tắc của con đường cách mạng ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta mà khi ấy là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng.

Nguyễn Ái Quốc đã đi sang các nước phương Tây để hiểu hơn về kẻ thù của dân tộc, cũng là quá trình tìm kiếm ánh sáng mới, có thể đưa cách mạng nước nhà ra khỏi bế tắc, khủng hoảng. Và trong quá trình hoạt động không biết mệt mỏi suốt hơn hai mươi năm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin, tìm ra con đường cứu nước mới cho cách mạng Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Không chỉ chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp chỉ đạo cách mạng.

Trước hết, người đào tạo ra những người chiến sĩ cách mạng đầu tiên để có thể về nước truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác – lê nin và con đường cứu nước vô sản cho toàn thể đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người gắn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng Thế giới, làm cho cách mạng thế giới biết đến cách mạng Việt Nam, chẳng những vậy mà trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, quân và dân ta đã nhận được sự tương trợ tích cực từ các nước xã hội chủ nghĩa, mà điển hìn nhất chính là Liên Xô.

Người hợp nhất các Đảng thành một chính đảng duy nhất ở Việt Nam – Đảng cộng sản Việt Nam, dưới sự chỉ đạo thống nhất về đường lối và phương hướng đấu tranh, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong hai cuộc kháng chiến, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quyết định, đường hướng đúng đắn cho cách mạng. Bởi vậy mà có thể nói, thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam một phần lớn là nhờ công lao của Hồ Chí Minh. Trước công lao của Người, nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng bày tỏ niềm xúc động:

“Bác ơi tim Bác mênh mông quá
Ôm cả non sông, cả kiếp người”

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị tài ba, lỗi lạc mà Người còn là một nhà văn hóa, một nhà văn, nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, người đã để lại cho kho tàng văn học rất nhiều những tác phẩm có giá trị, không chỉ về nội dung tư tưởng mà còn là giá trị về thẩm mĩ, nghệ thuật. Những tác phẩm nổi tiếng của người có thể kể đến như: Ngục trung nhật kí, vọng nguyệt, tết nguyên tiêu, mộ (chiều tối).

Đối với con người Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là người cha già đầy thân thương của dân tộc. Hồ Chí Minh đã dành trọn cuộc đời của mình để giúp dân, giúp nước, mang lại ánh sáng hòa bình cho con người Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tự chủ. Tuy bác đã mãi đi xa nhưng hình ảnh của Bác trong trái tim người Việt Nam không hề phai nhạt mà luôn tha thiết, khắc khoải ân tình. Tình cảm ấy như chính câu hát trong ngày chiến thắng: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
12 tháng 10 2017 lúc 16:54

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới, là vị cha già của dân tộc Việt Nam. Công lao trời bể của người đối với dân tộc Việt Nam là không thể đong đếm, Người đã hi sinh, dâng hiến cả cuộc đời vì dân, vì nước, vì nền độc lập của dân tộc. Hồ Chí Minh cũng là người mang đến ánh sáng hòa bình sau nhiều năm chịu ách nô lệ cho nhân dân Việt Nam, người đã mang đến cuộc sống tự do, độc lập cho cả một thế hệ Việt Nam hiện nay. Bởi vậy nên có thể nói, nhận định “Hồ Chí Minh là con người vĩ đại của nhân dân Việt Nam”

“Hồ Chí Minh là con người vĩ đại của nhân dân Việt Nam”, để hiểu được nhận định này, trước hết ta cần hiểu đến ý nghĩa của từ “vĩ đại”. “Vĩ đại” là từ dùng để chỉ những con người có tầm vóc lớn lao cả về tư tưởng cũng như bản lĩnh trên một lĩnh vực gì đó. Đặc biệt là những công lao ấy phải mang tính quần chúng, mang đến những tác động tích cực cho đông đảo con người. Trong tương quan ý nghĩa đó, ta có thể hiểu được chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta xứng đại với danh xưng “vĩ đại” ấy, người không chỉ có tình yêu nước mãnh liệt mà còn có những hành động, lí tưởng đẹp để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc ấy.

                   Những năm cuối thế kỉ mười tám, đầu thế kỉ mười chín, cách mạng Việt Nam chìm sâu trong tăm tối của khủng hoảng. Dưới ách áp bức dã man của thực dân Pháp, nhân dân ta đã tiến hành rất nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp, nhưng vì không có một đường lối đúng đắn, chưa có sự đoàn kết trong đấu tranh nên các cuộc nổi dậy này dù khiến cho quân Pháp khốn đốn nhưng cuối cùng đều chìm trong bể máu. Trong cái bế tắc của con đường cách mạng ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta mà khi ấy là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng.

P/ s : tham khảo nha

minhduc
12 tháng 10 2017 lúc 18:07

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật Sân khấu Trung ương ở khu văn công Mai Dịch, Hà Nội, ngày 25-11-1961. Ảnh | TL

Cái làm nên tầm vóc vĩ nhân là tư tưởng và sự nghiệp. Sự tác động, ảnh hưởng và sức lan tỏa của tư tưởng và sự nghiệp vĩ nhân còn ở đạo đức, nhân cách và văn hóa làm người mà con người mang tầm vóc vĩ nhân đó để lại dấu ấn trong lịch sử. Đại văn hào Pháp, Vích-to Huy-gô đã từng nói về vĩ nhân với tất cả sự khâm phục và ngưỡng mộ: "Trước một trí tuệ uyên bác thì tôi cúi đầu bái phục, trước một nhân cách cao cả thì tôi quỳ gối tôn thờ". Bác Hồ của chúng ta là một con người có cả trí tuệ uyên bác và nhân cách cao cả đó.

Mọi thế hệ người Việt Nam và nhiều thế hệ bạn bè của Việt Nam trên trái đất này có ấn tượng sâu sắc không thể nào quên về Người, bởi còn cảm nhận được đời sống và lối sống hằng ngày của Người. Đó là đời sống, lối sống thanh tao, giản dị và tinh tế của một con người thực hành triết lý nhân sinh "vô ngã vị tha" ở tầm cao tư tưởng thời đại, ở sự kết tinh và thăng hoa những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Nơi ở và làm việc của Người, những đồ dùng, vật dụng thân thương, gần gũi của Người nay đã trở thành kỷ vật thiêng liêng của lịch sử. Ngôi nhà sàn Người đã ở và làm việc giữa Thủ đô Hà Nội đã không chỉ hội tụ về đây đồng bào, chiến sĩ cả nước, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam mà còn biết bao bạn bè quốc tế.

Thanh tao trong đời sống và lối sống Hồ Chí Minh là cả một nét đẹp văn hóa, cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người. Thanh tao ấy là cốt cách của bậc hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam và cũng lấp lánh tinh thần minh triết Hồ Chí Minh. Người xa lạ với những lời lẽ đại ngôn, hoa mỹ, cầu kỳ mà sáo rỗng. Người suốt đời tránh xa những biểu hiện của đầu óc lãnh tụ, lúc nào cũng chỉ tâm niệm làm một người lính vâng lệnh quốc dân đồng bào, làm tròn trọng trách do dân ủy thác. Phút lâm chung, trên giường bệnh, Người vẫn chỉ nghĩ về dân, nhất là lo lắng cho nông dân, hỏi xem "đê vỡ có nhiều không", "đã kịp sơ tán dân chưa". Giữa cơn đau quặn thắt trái tim, Người vẫn hướng tới miền nam, hỏi tin "chiến trường miền nam hôm nay thắng ở đâu?". Người còn hỏi "sắp đến ngày khai trường rồi, đã lo trường sở, sách bút cho các cháu đến đâu rồi?". Người nói một câu cảm động khi những giọt nước mắt của Người nhỏ xuống mặt gối: "Bác không thể bỏ dân mà đi được". Đó chỉ là một vài chi tiết trong cuộc đời phong phú, cao thượng của Người. Đó là thanh tao của một con người chỉ sống để yêu thương, dâng hiến, quên mình.

Thanh tao trong lối sống Hồ Chí Minh còn là sự hài hòa, yêu thương con người, yêu thiên nhiên, đất trời, cây cỏ, hoa lá, chim muông, tất cả đều là sự sống. Người "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Người đặc biệt kính già, yêu trẻ, thương bộ đội, chiến sĩ dân công. Thanh tao Hồ Chí Minh là vẻ đẹp cao quý của đạo đức và tâm hồn. Người cảm thông, chia sẻ, đau nỗi đau của mọi người, mọi nhà. Người vui niềm vui từ một ánh trăng soi, một bông hoa nở, một nụ cười, tiếng hát trẻ thơ, đó là niềm hạnh phúc của Người. Hãy nghĩ về ngôi nhà sàn của Người và lời văn đầy xúc động của nhà nhân văn chủ nghĩa Phạm Văn Đồng: Người sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ giản dị, ngát hương thơm cây cỏ hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại.

Thanh tao Hồ Chí Minh phản ánh trí tuệ, tâm hồn, tư tưởng và nhân cách của Người: Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu. Đó là bức họa chân thực và sinh động về nhân cách Hồ Chí Minh được vẽ bằng lời, sức khái quát rất cao, tính biểu cảm rất mạnh.

Hồ Chí Minh mang lối sống giản dị và đây là một trong những gì làm nên tình thương mến của chúng ta đối với Người, làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút, thuyết phục của Người đối với bạn bè quốc tế, đến mức thu phục cả nhân tâm ngay ở phía đối phương. Giản dị kết tinh từ tất cả sự phong phú, sâu sắc, trải nghiệm cuộc sống. Người giản dị chứ không hề giản đơn. Đó là chỗ ta cần hiểu đúng về Người.

Nông dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương báo cáo kết quả sản xuất với 
Chủ tịch Hồ Chí Minh (31-5-1957). Ảnh | TL

Đã từng có một danh ngôn: Giản dị là nỗ lực cao nhất và cuối cùng của bậc thiên tài. Giản dị trong lối sống Hồ Chí Minh là nét đặc sắc nhất của văn hóa Hồ Chí Minh.

Đây là chỗ để Người hòa vào nhân dân và đời sống của dân, thấu hiểu lòng dân, thấu cảm nhu cầu, nguyện vọng của dân sâu nặng nghĩa tình nhất. Chân lý ở trong đời sống, nhân dân biểu đạt chân lý một cách thành thật, hồn nhiên nhất. Chân lý và Nhân dân, xét đến cùng đều mang một bản chất giản dị. Giản dị trong lối sống Hồ Chí Minh có cội nguồn từ đó nên bền bỉ, thực chất, tự nhiên. Ta hiểu vì sao, Người mang tri thức uyên bác Đông Tây kim cổ mà tuyệt nhiên không cao đạo, không hàn lâm bác học mà nghĩ suy và cảm xúc, mà nói và viết như lời ăn tiếng nói của người dân, truyền tải những tư tưởng lớn một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên đi thẳng vào lòng dân chúng như những lẽ phải thông thường.

Trong lối sống Hồ Chí Minh còn có sự tinh tế, đặc biệt là tinh tế trong ứng xử, trở thành văn hóa ứng xử của Người. Có bao nhiêu chuyện kể mang tính huyền thoại về Người chỉ bởi vì sự ảnh hưởng, lan tỏa của Người về tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống và nhân cách là rất đỗi lớn lao. Là một đại trí thức nên trí thức, văn nghệ sĩ được làm việc, tiếp xúc với Người đều cảm nhận sâu sắc nét tinh tế trong ứng xử của Người. Là lãnh tụ của dân, Người đến với dân bằng cả tấm lòng mà cũng bằng cả tình thương, toát lên sự chân thành tinh tế. Là lãnh tụ của Đảng, Người là hiện thân của đạo đức, của văn minh, là linh hồn của đoàn kết, của "giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình", là "tự phê bình và phê bình có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau".

Là người bạn lớn của nhân dân các dân tộc, Hồ Chí Minh đem tấm lòng chân thành và khiêm tốn, cả sự tinh tế đầy chất nhân văn và tình người để thắt chặt tình hữu nghị, đưa thế giới đến với Việt Nam và đem hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Hồ Chí Minh là tên Người, được Người dùng từ khi trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho đến khi Người viết Di chúc và còn vang vọng mãi ở đời. Tên gọi "Hồ Chí Minh" đã bao hàm lời giải thích về huyền thoại một con người, một cuộc đời: "Vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh". Đó là sự gặp gỡ tự nhiên của thanh tao -
giản dị và tinh tế trong lối sống của Người. Người giản dị, lão thực, hiền minh. Người đã mang tên Nguyễn Ái Quốc, Người còn là Nguyễn Ái Dân nữa. Ái Quốc để Ái Dân và Ái Dân là Ái Quốc.

Đó là tất cả sự sâu sắc, tinh tế mà từ lối sống của Người, chúng ta học tập, noi theo, làm theo Người mãi mãi.

Là lãnh tụ của dân, Người đến với dân bằng cả tấm lòng mà cũng bằng cả tình thương, toát lên sự chân thành tinh tế.

Nguyễn Quế Chi
Xem chi tiết
Nhõi
18 tháng 4 2020 lúc 16:41

Kham khảo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại trọn đời hy sinh cho đất ...

Nếu Lê-nin là niềm tự hào của nước Nga, Phi-đen Cax-trô là vì sao của nhân dân Cuba, thì Bác Hồ lại là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Từ một chàng trai với đôi bàn tay trắng, thế những Người vẫn quyết theo đổi lí tưởng của mình. Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người mang theo cả hành trang là tình yêu nước thương dân vô bờ bến, khát vọng tìm ra con đường đi giải phóng dân tộc, tự do nhân dân. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài, làm không biết bao nhiêu công việc nặng nhoc, gặp phải không biết gian nan khó khăn, nguy hiểm, cuối cùng Người đã tìm ra con đường Cách mạng cho dân tộc, trở về nước lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng vẻ vang, chống Mĩ, chống Pháp đưa đất nước ta thoát khỏi kiếp ngàn năm đô hộ xâm chiếm. Ngày 2/9/1945 tai quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đã đọc tuyên ngôn lịch sử khai sinh ra nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

dbrby
Xem chi tiết

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Tôi xem nhiều và đọc nhiều nhưng tôi chưa thấy ở đâu người ta yêu vị lãnh tụ của mình như thế! Thế mới biết ở giữa cái cuộc sống xô bồ và hỗn độn này muôn đế lại một cái gì, con người ta ngoài tài năng còn cần có thêm một nhân cách. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói. Dù mọi thứ đang liên tục đổi thay nhưng tôi tin khi giang sơn đất nước này còn thì người dân Việt sẽ còn nhớ đến Người và nhắc đến Người bằng cả một niềm kính yêu và trân trọng.
Đạt Trần
18 tháng 1 2019 lúc 21:53
Đoạn văn tham khảo thứ 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta Việt Nam. Quê Bác là xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả đời mình vì sự nghiệp cách mạng. Người đã bôn ba không ngại khó khăn vất vả để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân tộc ta khỏi ách nô lệ. Bác đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đưa dân tộc khỏi ách nô lệ, xiềng xích.

Đoạn văn tham khảo thứ 2

Nếu Lê-nin là niềm tự hào của nước Nga, Phi-đen Cax-trô là vì sao của nhân dân Cuba, thì Bác Hồ lại là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Từ một chàng trai với đôi bàn tay trắng, thế những Người vẫn quyết theo đổi lí tưởng của mình. Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người mang theo cả hành trang là tình yêu nước thương dân vô bờ bến, khát vọng tìm ra con đường đi giải phóng dân tộc, tự do nhân dân. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài, làm không biết bao nhiêu công việc nặng nhoc, gặp phải không biết gian nan khó khăn, nguy hiểm, cuối cùng Người đã tìm ra con đường Cách mạng cho dân tộc, trở về nước lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng vẻ vang, chống Mĩ, chống Pháp đưa đất nước ta thoát khỏi kiếp ngàn năm đô hộ xâm chiếm. Ngày 2/9/1945 tai quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đã đọc tuyên ngôn lịch sử khai sinh ra nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

minh nguyet
18 tháng 1 2019 lúc 21:57

2 bạn kia vt đoạn văn r nên bn tham khảo dàn ý nhé!!!

1.mở bài:đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là tinh hoa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,là lãnh tụ vĩ đại,anh hùng cứu nước,danh nhân văn hóa thế giới
2.thân bài:
*Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại:
– Bác đã hòan thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với nhân dân,với đất nước.
– Bác là ng sáng lập ra Đảng CSVN,cùng đảng dẫn đừờng chỉ lối cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thóat khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân,phong kiến
– Bác đã trở thành vị chủ tịch nước đầu tiên của nước VN có chủ quyền ,tự do,độc lập.Bác cống hiến cuộc đời mình cho lí tửơng cao đẹp:giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước,xây dựng VN thành một quốc gia hùng cường.
– Bác lãnh đạo nhân dân ta chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,khẳng định tên tuổi VN trên trường quốc tế.
– Công lao của Bác có thể sánh với trời cao ,biển rộng.
*Bác Hồ – tấm gương sáng ngời về quan điểm sống Mình vì mọi ng
– Nếp sống của Bác vô cùng giản dị,gần gũi với cuộc sống nhân dân.
– Bác “hi sinh tất cả,chỉ quên mình”,lấy cống hiến cho đất nước làm nìêm vui và hạnh phúc.
– Đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác có sức cảm hóa và thuyết phục mọi ng rất lớn.
– Ở Bác hội tụ đủ 3 yếu tố cao quý của phẩm giá:đại trí,đại nhân,đại dũng
*Tình cảm của nhân dân VN và nhân dân thế giới với Bác Hồ:
– Yêu mến,khâm phục và biết ơn sâu sắc
-Bác đc tôn vinh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất,chíên sĩ hòa bình,danh nhân văn hóa thế giới.
– Bác sống mãi với đất nước và dân tộc.
3.Kết bài:
-Tên tuổi của CHủ tịch HCM đã đem lại vinh quang cho dân tộc và đất nước VN.
-Các thế hệ sau đang ra sức thực hịên tâm nguyện của Bác Hồ,xây dựng Tổ quốc giàu mạnh,văn minh,sánh vai với các cường quốc năm châu.

Kim Jeese
Xem chi tiết
Phan Quỳnh Như
Xem chi tiết
Ly Huynh
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 1 2017 lúc 8:30

1.mở bài:đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là tinh hoa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,là lãnh tụ vĩ đại,anh hùng cứu nước,danh nhân văn hóa thế giới
2.thân bài:
*Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại:
– Bác đã hòan thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với nhân dân,với đất nước.
– Bác là ng sáng lập ra Đảng CSVN,cùng đảng dẫn đừờng chỉ lối cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thóat khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân,phong kiến
– Bác đã trở thành vị chủ tịch nước đầu tiên của nước VN có chủ quyền ,tự do,độc lập.Bác cống hiến cuộc đời mình cho lí tửơng cao đẹp:giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước,xây dựng VN thành một quốc gia hùng cường.
– Bác lãnh đạo nhân dân ta chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,khẳng định tên tuổi VN trên trường quốc tế.
– Công lao của Bác có thể sánh với trời cao ,biển rộng.
*Bác Hồ – tấm gương sáng ngời về quan điểm sống Mình vì mọi ng
– Nếp sống của Bác vô cùng giản dị,gần gũi với cuộc sống nhân dân.
– Bác “hi sinh tất cả,chỉ quên mình”,lấy cống hiến cho đất nước làm nìêm vui và hạnh phúc.
– Đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác có sức cảm hóa và thuyết phục mọi ng rất lớn.
– Ở Bác hội tụ đủ 3 yếu tố cao quý của phẩm giá:đại trí,đại nhân,đại dũng
*Tình cảm của nhân dân VN và nhân dân thế giới với Bác Hồ:
– Yêu mến,khâm phục và biết ơn sâu sắc
-Bác đc tôn vinh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất,chíên sĩ hòa bình,danh nhân văn hóa thế giới.
– Bác sống mãi với đất nước và dân tộc.
3.Kết bài:
-Tên tuổi của CHủ tịch HCM đã đem lại vinh quang cho dân tộc và đất nước VN.
-Các thế hệ sau đang ra sức thực hịên tâm nguyện của Bác Hồ,xây dựng Tổ quốc giàu mạnh,văn minh,sánh vai với các cường quốc năm châu.

Bùi Thiên Thiên
31 tháng 12 2016 lúc 13:47

Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang.

Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)

Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam. Hồ Chủ tịch thể hiện lí tưởng cao cả là một đời phấn đấu, hi sinh để mưu cầu độc lập tự do cho dân, cho nước: Tự do cho tổ quốc tôi, cơm áo cho đồng bào tôi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.Tình yêu thương con người của Bác sâu sắc và rộng lớn. Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, Bác thương em bé mới nửa tuổi đã phải theo mẹ vào chốn lao tù (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương – Nhật kí trong tù). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác thương các cháu nhi đồng phải sống khổ sở vì thiếu thốn, vì bom đạn: Nay vì vận nước gian nan, trẻ em cũng phải lầm than cực lòng. Bác luôn quan tâm và yêu thương các cháu với tình cảm chân thành, ruột thịt: Ai yêu nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh... Bác thông cảm với người lao động vất vả, cơ cực, lo nỗi lo mất mùa, chia sẻ niềm vui được mùa với nông dân: Nghe nói năm nay trời đại hạn, Mười phân thu hoạch chỉ vài phân… Khắp chốn nông dân cười hớn hở, Đồng quê vang dậy tiếng ca vui.. (Nhật kí trong tù).

Lòng nhân ái của Bác Hồ bao trùm khắp các tầng lớp nhân dân: Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa,
Tự do cho mỗi đời nô lệ,.
Sữa để em thờ, lụa tặng già.
(Bác ơi- Tố Hữu) Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa,
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
(Theo chân Bác – Tố Hữu). Bác suốt đời cống hiến, hi sinh vì quyền lợi của đất nước và dân tộc: Nâng niu tất cả chỉ quên mình (Theo chân Bác – Tố Hữu). Bác sống giản dị, thanh bạch, không bao giờ nói về mình. Đức khiêm tốn, sự hài hòa giữa tư tưởng vĩ đại và phong thái tự nhiên, hồn hậu, gắn bó chan hòa với con người và thiên nhiên của Bác đã tạo nên sức thuyết phục lớn lao đối với dân tộc và nhân loại. Hồ Chủ tịch là một nhân cách khiêm tốn, giản dị và vĩ đại. Tài năng và đức độ của Bác rất xứng đáng với những danh hiệu cao quý mà cả nhân loại đã tôn vinh: lãnh tụ cách mạng vô sản xuất sắc, chiến sĩ hòa bình, Danh nhân văn hóa thế giới… Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Bác là kết tinh tinh hoa của bốn ngàn năm lịch sử và thời đại. Bác Hồ là hình ảnh đẹp nhất về một Con Người chân chính.
Hoàng Tuấn Đăng
31 tháng 12 2016 lúc 17:43

Hồ Chí Minh mang tư tưởng kế thừa những nguyên lí cơ bản về chủ nghĩa mác,tinh hoa văn hóa dân tộc việt nam và phát triển quan niệm về cái đẹp phù hợp với hoàn cảnh lịch sử nước ta ,trong thời đại mới.suốt đời,chủ tịch hồ chí minh phấn đấu cho lí tưởng nước đk độc lập,dân đk tự do,mọi ng đều có cơm ăn áo mặc,đk học hành.con người có tính NGƯỜI nhất là con người tự do,đk làm chủ thiên nhiên,xã hội và bản thân mình,đó cũng là CON NGƯỜI ĐẸP, hình mẫu lí tưởng.quan niệm về cái đẹp của chut tịch hồ chí minh mang giá trị nhân văn sâu sắc,bởi người luôn đặt con người ở vị trí trung tâm trong cuộc chiến tranh xã hội.chủ tịch hồ chí minh quan niệm rằng,để đạt tới cái đẹp,con người cần đấu tranh,cuộc đấu tranh ấy phải trường kì gian khổ ngoài xã hội cũng như mỗi con người.con người là con người có lí tưởng đẹp,có trí tuệ,đạo đức và có thể lực lành mạnh.người coi giặc *** nguy hiểm như giặc ngoại xâm,ra sức kêu gọi xóa nạn mù chữ và động viên mọi người học tập không ngừng.tóm lại,quan niệm và tư tưởng của chut tịch hồ chí minh thấm nhuần tư tưởng thẫm mĩ của mác-lênin,những mặt tích cực của mĩ học phương đông,quan niệm mĩ học nhân văn của dân tộc ta,có ý nghĩa soi đường cho sự phát triển của văn hóa,văn học nghệ thuật việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam

Hạnh Mỹ
Xem chi tiết
Hà Giang
2 tháng 8 2018 lúc 1:05

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang.

Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)

Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Lòng nhân ái của Hồ Chủ tịch thể hiện lí tưởng cao cả là một đời phấn đấu, hi sinh để mưu cầu độc lập tự do cho dân, cho nước: Tự do cho tổ quốc tôi, cơm áo cho đồng bào tôi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Tình yêu thương con người của Bác sâu sắc và rộng lớn. Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, Bác thương em bé mới nửa tuổi đã phải theo mẹ vào chốn lao tù (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương – Nhật kí trong tù). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác thương các cháu nhi đồng phải sống khổ sở vì thiếu thốn, vì bom đạn: Nay vì vận nước gian nan, trẻ em cũng phải lầm than cực lòng. Bác luôn quan tâm và yêu thương các cháu với tình cảm chân thành, ruột thịt: Ai yêu nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh…

Bác thông cảm với người lao động vất vả, cơ cực, lo nỗi lo mất mùa, chia sẻ niềm vui được mùa với nông dân: Nghe nói năm nay trời đại hạn, Mười phân thu hoạch chỉ vài phân… Khắp chốn nông dân cười hớn hở, Đồng quê vang dậy tiếng ca vui.. (Nhật kí trong tù).

Lòng nhân ái của Bác Hồ bao trùm khắp các tầng lớp nhân dân:

Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa,
Tự do cho mỗi đời nô lệ,.
Sữa để em thờ, lụa tặng già.
(Bác ơi- Tố Hữu)

Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa,
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
(Theo chân Bác – Tố Hữu).

Bác suốt đời cống hiến, hi sinh vì quyền lợi của đất nước và dân tộc: Nâng niu tất cả chỉ quên mình (Theo chân Bác – Tố Hữu). Bác sống giản dị, thanh bạch, không bao giờ nói về mình. Đức khiêm tốn, sự hài hòa giữa tư tưởng vĩ đại và phong thái tự nhiên, hồn hậu, gắn bó chan hòa với con người và thiên nhiên của Bác đã tạo nên sức thuyết phục lớn lao đối với dân tộc và nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân cách khiêm tốn, giản dị và vĩ đại. Tài năng và đức độ của Bác rất xứng đáng với những danh hiệu cao quý mà cả nhân loại đã tôn vinh: lãnh tụ cách mạng vô sản xuất sắc, chiến sĩ hòa bình, Danh nhân văn hóa thế giới… Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Bác là kết tinh tinh hoa của bốn ngàn năm lịch sử và thời đại. Bác Hồ là hình ảnh đẹp nhất về một Con Người chân chính

phương pháp thuyết minh đã sử dụng : giải thích , phân tích , dùng số liệu , cho ví dụ