Phân tích câu
A . Lửa thử vàng , gian nan thử sức
B . Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
GIÚP MÌNH ĐI
viết 5-7 câu giải thích câu:"lửa thử vàng giang nan thử sức".
mn giúp mình nha
refer
Hành trình đến với thành công luôn gặp phải những khó khăn. Chính vì vậy, ông cha ta đã có lời khuyên vô cùng quý giá: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
Đầu tiên, “lửa thử vàng” gợi ra một hình ảnh vô cùng quen thuộc. Muốn xem tuổi vàng thì phải thử vàng bằng lửa, ngọn lửa càng cao độ chừng nào thì tuổi vàng càng rõ chừng ấy. Vàng được lửa đốt thì mới định được giá trị của nó. Cũng giống như con người, khi trải qua gian nan, thử thách thì mới biết được sức mình đến đâu. Con người cũng vậy, trước khó khăn mới biết được sức mình, nguy hiểm mà vẫn tiến lên không lùi bước mới có nghị lực.
Trước gian lao thử thách con người phải có nghị lực và tài năng. Khi đứng trước một bài toán khó nếu ta ỷ lại hoặc trông cậy vào người khác thì sẽ chẳng bao giờ tìm được cách giải. Hơn thế ý chí sẽ bị nhụt đi, lòng kiên trì bị thui chột. như trong cuộc sống nhân dân ta đã đứng trước bao khó khăn thử thách chống lại thiên tai địch hoạ. Trước khó khăn thử thách như vậy, bằng ý chí nghị lực của mình, mọi người cùng đoàn kết thương yêu chung sức chung lòng chinh phục thiên nhiên. Bằng lòng dũng cảm, không ngại khó khăn, thậm chí đau thương chết chóc, dân tộc ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, xây dựng nước Việt Nam ngày một giàu đẹp.
Bác Hồ - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta là tấm gương sáng ngời về tinh thần vượt khó, nghị lực phi thường và lòng dũng cảm vô song:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Mỗi học sinh cần phải luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá. Bởi cuộc sống chỉ đem đến cho con người hoa thơm, trái ngọt khi đủ bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, thử thách.
Tóm lại đây là một là lời khuyên sâu sắc giúp con người vượt trở ngại để đạt tới đích. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” mới có thể tiến bước đến thành công.
Nêu nghệ thuật của câu tục ngữ sau Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Tham khảo
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Câu nói trên như một lời khẳng định, không có một ai có thể hoàn thành công việc để đứng trên đỉnh cao của thành công mà không có sự hy sinh, sự nỗ lực bền bỉ. Thậm chí, càng khó khăn, sự quyết tâm của họ lại phải càng lớn. Có như thế, mới đạt được những kết quả tốt nhất.
Nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
tham khảo
Lửa thử vàng gian nan thử sức nghĩa đen nghĩa bóng
- Nghĩa đen: chỉ có lửa mới thử được vàng thật hay giả, đi qua gian nan mới biết sức người. - Nghĩa bóng: Khó khăn thử thách chỉ làm cho con người ta có thêm cơ hội chứng tỏ bản thân mình.
Tham khảo-
Nghĩa đen: chỉ có lửa mới thử được vàng thật hay giả, đi qua gian nan mới biết sức người. - Nghĩa bóng: Khó khăn thử thách chỉ làm cho con người ta có thêm cơ hội chứng tỏ bản thân mình.
Tham khảo:- Nghĩa đen: chỉ có lửa mới thử được vàng thật hay giả, đi qua gian nan mới biết sức người. - Nghĩa bóng: Khó khăn thử thách chỉ làm cho con người ta có thêm cơ hội chứng tỏ bản thân mình
Giaỉ thích nghĩa cho câu Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
câu tục ngữ” Lửa thử vàng gian nan thử sức” dạy ta rằng gian nan thử thách là lò nung tu luyện con người có đủ tài năng và sức chịu đựng. Gian nan càng nhiều thành công càng lớn, càng vinh quang hơn. Do đó, muốn đi đến thành công, ta không nên chùn bước mà phải vững tin để vươn tới bằng quyết tâm và nghị lực của mình. Câu tục ngữ mãi mãi là một kinh nghiệm sống, là phương châm, là hành trang để ta bước vào đời.
Sự rèn luyện của con người thường được đánh giá qua cách họ hành động và những việc làm mà họ đang làm, sự kiên trì và bền bỉ đó được đánh giá qua hành động và những thói quen của họ, như dân tộc ta đã có câu lửa thử vàng gian nan thử sức.
Câu lửa thử vàng gian nan thử sức nghĩa đen của nó nói đến việc lửa đó là một dụng cụ trong mỗi gia đình, lửa là nguồn để đốt sáng và dùng để nấu nướng, nhưng nó lại là công cụ để thử vàng, khi vàng thả vào lửa nếu đó là vàng thật thì lửa cũng không làm nguy hại được nó, còn đối với gian nan đó là công cụ để thử sức của con người. Câu trên mang ý nghĩa hàm ẩn rất sâu sắc nói về ý chí mạnh mẽ của con người, mỗi chúng ta đều thấy được đều đó qua nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa ẩn chứa trong đó là nếp sống tốt cần có trong mỗi con người, mỗi người nên rèn luyện những điều cần thiết cho chính mình. Phẩm chất đạo đức của mỗi người cũng được thể hiện mạnh mẽ và đánh giá cao những hình ảnh đó, những hình ảnh mang tầm ý nghĩa sâu sắc và có ý nghĩa đến vô ngần.
Từ xưa đến nay dân ta đã sử dụng câu nói này làm một điều quan trọng cho chính cuộc sống của họ, cuộc sống của mỗi con người sẽ ngày càng tốt đẹp và ý nghĩa hơn, khi họ biết yêu thương và rèn luyện những phẩm chất đó một cách có ý nghĩa nhất. Trong cuộc sống của chúng ta những điều đó không chỉ để lại những ý nghĩa quan trọng mà nó mang tầm ý nghĩa vô cùng sâu sắc, những hình ảnh mang đậm giá trị về cuộc sống đó là sức mạnh vượt qua mọi gian nan thử thách, cho dù có khó khăn và gian nan như thế nào thì con người cũng cần phải cố gắng vượt qua nó, có như vậy chúng ta mới thấy được ý nghĩa thực sự của xã hội này.
Những vật dụng được dùng làm thước đo cho cuộc sống của chính họ không chỉ để lại những giá trị nhất mà nó còn phản ánh một cách sâu sắc và có ý nghĩa vô cùng lớn lao cho con người, mỗi người cần phải làm nên những điều đó qua cách họ sống, họ thể hiện cho cuộc đời này. Lửa dùng để thử vàng, nhưng sự cố gắng bền bỉ và kiên trì của con người lại được đo bằng khó khăn, bởi khi khó khăn họ có vượt qua được những thứ đó hay không, đó mới là những ý nghĩa quan trọng và đem lại giá trị cho cuộc sống của chúng ta. Những điều mà tưởng chừng như rất đơn gian nhưng nó lại là thước đo giá trị của cuộc sống, những giá trị mang tầm triết lý sâu sắc dành cho con người, họ là những con người kiên cường, luôn luôn quật khởi trước những sóng gió đang bủa vây phía trước, những khó khăn đó mới chính là ý nghĩa quan trọng và tạo nên giá trị cho chính cuộc sống của mình, những giá trị ý nghĩa và mang tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất. Trong cuộc đời của mỗi con người chắc hẳn không ai là chưa từng gặp khó khăn, nhưng sức mạnh của chính bản thân họ là nguồn sáng lớn lao mà giúp họ vượt qua được tất cả.
Sức mạnh của con người sẽ ngày càng tỏa sáng khi con người lâm vào khó khăn, những lúc khó khăn sức mạnh đó mới được phát huy một cách có giá trị và nó để lại những ý nghĩa mạnh mẽ nhất cho con người, mỗi người chúng ta ngày nay, đang không ngừng rèn luyện và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi lẽ không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên. Sức mạnh của con người sẽ làm nên rất nhiều những ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống này, cuộc đời của chúng ta sẽ không ngừng được cải thiện và phát triển nếu như chúng ta biết làm nên những điều tuyệt vời và có giá trị nhất.
Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần tự lực tự cường và luôn luôn biết vươn lên khó khăn trong cuộc sống như thầy Nguyễn Ngọc Ký cho dù bị liệt nhưng vẫn luôn cố gắng để làm con người có ích cho xã hội, đây là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo, những hành động và cử chỉ cao đẹp của họ đã làm cho họ thêm rạng rỡ và có ý nghĩa lớn lao nhất đối với cuộc đời và con người của họ.
Bên cạnh những con người luôn luôn biết vươn lên trên cuộc sống thì lại có những người hay nản chí, ích kỉ và không dám bức phá bản thân, đây thực sự là những con người hèn nhát, và họ làm cản trở sự phát triển của xã hội, những con người đó cần phải thay đổi tư tưởng suy nghĩ và những hành động của chính mình.
Câu trên đã mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho con người, nó mang những lời nhắc nhở về nghĩa cho chính cuộc sống của mỗi con người, những con người đó không chỉ làm nên những điều có giá trị mà họ hiểu được xứ mệnh của họ khi sinh ra trên cuộc đời này cần làm những điều gì.
“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Câu tục ngữ khẳng định với chúng ta một bài học kinh nghiệm ở đời. Trước bão giông, sóng to gió lớn, người lái thuyền phải giữ vững tay chèo mởi vượt qua được “sóng cả”. Điều đó cho thấy rằng tinh thần vượt khó là một trong những bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống. Nếu ta hiểu rằng những gian lao trở ngại là thử thách để ta bước vào đời thì ta sẽ không cảm thấy sợ hãi trong bước đường đi tới của mình. Điều đó cũng đã được người xưa nhắc nhở trong câu tục ngữ: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức.Ta cần hiểu lời dạy như thế nào để thực hiện vào cuộc sống.
Trước hết ta cần tìm hiểu xem câu tục ngữ có nghĩa gì? Vàng là thứ kim loại quý giá. Vàng càng được thiêu đốt bằng ngọn lửa cao độ chừng nào thì tuổi của vàng càng rõ chừng nấy. Vàng được lửa đốt thì vàng càng sáng và mới định được giá trị của nó. Con người cũng vậy, trước gian lao mới biết sức mình. Gặp khó khăn trở ngại, mà vẫn vươn tới, tiến lên không lùi bước thì mới đo lường được sức người. Càng chịu đựng gian nan nhiều thì sức người mới dẻo dai, nghị lực thêm bền vững. Có được như vậy thì mới dễ dàng đi đến thành công. Câu tục ngữ trên khuyên ta phải có tinh thần vượt khổ, chịu đựng mọi gian nan, cổ nghị lực cao để dễ dàng thành đạt trong cuộc đời.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Chúng ta ai cũng hiểu được rằng, cuộc sống bao giờ cũng đầy chông gai, đầy vị đắng, nhưng với ý chí, nghị lực ta sẽ vượt qua bởi “gian nan thử sức”, có khó khăn mới biết được người tài. Nếu ta muốn vượt qua được cái khổ, sự hiểm nguy thì ta phải có sức mạnh, ta phải thực sự tài giỏi. Đó là điều tất yếu. Phai có năng lực, có tài trí ta mới có thể vững vàng tiến thân, vững vàng chống chọi với biết bao gian nan trên đường đời. Cho nên bí quyết giúp ta thành công chính là ý chí, nghị lực, tinh thần vượt khó. Ta không nên lùi bước, sợ sệt trước hiểm nguy, gian khổ mà ngược lại phải biết vươn tới và tiến về phíâ trước với tất cả lòng quyết tâm cao. Lúc ấy, “lửa” hay “gian nan” gì cũng phải nhường bước trước ý chí, nghị lực con người. Người có nghị lực, có ý chi bao giờ cũng xem trở ngại gian lao là điều kiện tốt để thử sức minh. Và có lẽ chỉ có qua thử thách như vậy, ta mới biết được khả năng của mình. Nếu khi làm việc ta chỉ nhờ sự che chở, chỉ dẫn của người khác, mọi trở ngại đều được giúp đỡ vượt qua thì ta đâu thấy rõ được sức mình. Ta phải tự mình phấn đấu vươn lên, tự đứng bằng đôi chân của mình. Cố sức chống chèo vượt qua chướng ngại vật. Lúc ấy sự thành công mới thật sự có giá trị.
Như vậy, “vàng” thật không sợ lửa – cũng như người tài sẽ không sợ mọi gian nan, trở ngại. Cho nên ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải cố gắng rèn luyện cho mình một kiến thức sâu rộng, một trình độ học vấn khả dĩ để bước vào đời. Có như thế, ta mới có thể trở thành người hữu ích cho đất nước mai sau.
Tóm lại, gian nan thử thách là lò trui luyện con người có đủ tài nấng và sức chịu đựng. Gian nan càng nhiều thành công càng lớn, càng vinh quang hơn. Do đó muốn đi đến thành công, ta không nên chùn bướe mà phải vững tin để vươn tới bằng quyết tâm và nghị lực của chính bản thân. Câu tục ngữ mãi mãi là một kinh nghiệm sống, là phương châm, là hành trang để ta bước vào đời.
đề: Bàn về câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
Dàn ý chi tiết: giải thích câu "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
bạn tham khảo nha
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ: Tục ngữ gửi gắm nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
2. Thân bài
a. Giải thích
“một con ngựa”: cá nhân, “cả tàu”: tập thể.“con ngựa đau”: ý chỉ cá nhân khi gặp phải khó khăn hay bất hạnh; “cả tàu bỏ cỏ: ý chỉ sự đồng cảm, chia sẻ của tập thể với cá nhân.=> Lời khuyên nhủ rằng con người cần biết sống yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm với đồng loại.
b. Ý nghĩa
- Trong một tập thể, khi có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thì luôn có những con người trong tập thể ấy sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để cả nhân vững vàng vượt qua khó khăn.
- Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn thể hiện và khẳng định rõ tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì mọi người xung quanh không nên thờ ơ, mà hãy sẵn sàng quan tâm, sẻ chia và ra tay giúp đỡ.
- Dẫn chứng: Lịch sử đã chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua bao cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ có sự đồng lòng của cả dân tộc mà nhân dân ta giữ vững được chủ quyền độc lập dân tộc cho tới hiện tại
3. Kết bài
Khẳng định giá trị câu tục ngữ: Câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã thể hiện được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cần gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa truyền thống này.
chúc bạn học tốt nhaBn tham khảo nha:
1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Mẫu: Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ ca ngợi dân tộc ta luôn tự hào là một dân tộc đoàn kết, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tiêu biểu trong số các câu ca dao tục ngữ ấy là câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
2. Thân bài:
- Giải thích nghĩa của các vế trong câu tục ngữ: Một con ngựa” đại diện cho một cá nhân, mỗi một con người, “con ngựa đau” chính là biểu tượng cho hoàn cảnh của cá nhân con người đó khi phải đối mặt với những bất hạnh, khó khăn và thử thách trong cuộc sống
- Tình thương giữa con người với nhau và giữa tập thể với cá nhân: Trong một tập thể, có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, những trở ngại khó có thể vượt qua thì luôn có những con người trong tập thể ấy sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để cả nhân vững vàng vượt qua khó khăn
- Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta: Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn thể hiện và khẳng định rõ tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì mọi người xung quanh không được phép thờ ơ, hững hờ, mà hãy sẵn sàng quan tâm, sẻ chia và ra tay giúp đỡ.
- Những dẫn chứng chứng minh: Lịch sử đã chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua bao cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ có sự đồng lòng của cả dân tộc mà nhân dân ta giữ vững được chủ quyền độc lập dân tộc cho tới hiện tại
3. Kết bài: Khẳng định giá trị câu tục ngữ
Mẫu: Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã thể hiện được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cần gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa truyền thống này.
một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ là gì, mình ko biết
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” có nghĩa là khi một con ngựa trong đàn ngựa bị đau ốm thì những con ngựa còn lại không ăn uống, buồn bã. Qua đó, cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể gắn bó vô cùng quan trọng. Trong đó, mỗi cá nhân là một móc xích không thể thiếu để tạo thành một tập thể vững mạnh.
~HT~
1 con ngựa đau cả đàn bỏ cỏ
tự hiểu
HT
là 1 con ngựa đau thì cả đàn không ăn được
nêu nghĩa của câu một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Trong kho tàng ca dao của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết, sự gắn bó keo sơn, tình yêu thương giữa con người với con người. Một trong số đó có câu tục ngữ “ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” nói về mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người, giữa một con người cá nhân với một tập thể, cộng đồng mà rộng hơn nữa là toàn xã hội. Câu tục ngữ gợi ra được cái ấm áp của tình người, đồng thời cũng mang đến cho chúng ta một bài học về cách ứng xử với những người xung quanh ta.Ở đây, các tác giả dân gian sử dụng hình ảnh “con ngựa đau” để biểu tượng cho con người, mà con người ở đây đang phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại, phải trải qua những bất hạnh của cuộc sống. Ở đây cũng nhấn mạnh đến “một con ngựa” nghĩa là nhấn mạnh đến cái cá nhân, những cá thể độc lập trong xã hội. Cách dùng hình ảnh để truyền tải những tư tưởng,thông điệp nhân văn của nhân dân là cách biểu hiện khá độc đáo, mang lại hiệu quả tiếp nhận cao.
“Cả tàu bỏ cỏ” là hình ảnh biểu tượng cho những tập thể, cộng đồng rộng lớn trong xã hội. Câu tục ngữ “ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” là câu tục ngữ nói về tình người trong xã hội. Khi trong một tập thể có những cá nhân gặp phải những bất trắc, những khó khăn mà khó có thể vượt qua trong cuộc sống thì luôn có những con người sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để họ có thể vượt qua khó khăn,vững vàng hơn trong cuộc sống. Họ không hề đơn độc mà xung quanh họ vẫn có rất nhiều người tốt, những tấm lòng nhân ái họ luôn đứng về phía họ, bênh vực, đồng cảm với họ. Trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần sự hỗ trợ về tinh thần ấy thôi cũng đủ để tạo ra một nguồn động lực to lớn, thêm niềm tin để những người gặp khó khăn có thể đứng dậy và khắc phục tất cả.
Đồng thời, câu tục ngữ này cũng thể hiện sự đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì những con người xung quanh sẽ không thờ ơ, hững hờ mà họ cũng sẽ thật lòng quan tâm, họ cũng sẵn sàng sẻ chia, chung tay giúp đỡ để có thể vượt qua khó khăn ấy.
Tinh thần yêu thương con người, đoàn kết gắn bó này là một truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Những người Việt Nam đã, đang và sẽ luôn duy trì và phát huy giá trị tốt đẹp ấy của dân tộc.Sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam cũng đã được lịch sử minh chứng.Trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược, dân tộc Việt Nam đã luôn đoàn kết, phát huy được mạnh mẽ nguồn sức mạnh dân tộc to lớn này.Sự đoàn kết giữa con người với con người trong dân tộc Việt Nam đã kết thành một làn song to lớn, cuốn trôi hết lũ cướp nước và bán nước, mang lại nền độc lập, hòa bình cho dân tộc như ngày nay.
Không chỉ trong thời chiến, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta mới mạnh mẽ như vậy và ngay cả khi hòa bình đã lập lại, thì cái truyền thống tốt đẹp ấy vẫn đang được phát huy, duy trì.Trong xã hội Việt Nam ngày nay vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, những con người gặp bất hạnh trong cuộc sống nhưng những cá nhân khác trong xã hội luôn có ý thức giúp đỡ, hỗ trợ không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần cho những con người gặp bất hạnh ấy, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống.
Chẳng hạn, những trận lũ lụt, các trận bão lớn đã cuốn đi rất nhiều ngôi nhà, của cải của người dân miền Trung. Trong hoàn cảnh ấy thì nhân dân cả nước lại cùng nhau chung tay quyên góp tiền của, lương thực cho đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả của lũ lụt. Ngoài ra còn có những người tình nguyện vào miền Trung và hỗ trợ người dân nơi đây xây dựng nhà cửa, khôi phục lại hệ thống đường xá, các công trình thủy lợi….
Tất cả những biếu hiện, việc làm ấy đã làm sáng rõ câu tục ngữ : "Một con ngụa đau cà tầu bò cỏ".
Vậy mà trong thực tế cuộc sống, không phải ai cũng hiểu và làm được như vậy. Bên cạnh những tấm lòng đẹp đẽ cao cả ấy lại cỏ những bộ mặt xấu xa của lòng ích kỉ, của sự hẹp hòi. Họ là những kẻ không cố lòng nhân đạo, không có lương tâm nên dửng dưng trước nỗi đau của người khác mà chỉ lo sống phè phởn sung sướng cho bản thân mình. Thật đau lòng biết bao cho những con người mà lại mất tình người ! Càng suy nghĩ ta càng thâm thía lời dạy của người xưa. Sự cảm thông chia sẻ nỗi đau cho nhau là nhịp cầu nối để cho mọi người đến với nhau tốt đẹp hơn. Ta cũng nên hiểu rằng khi giúp đỡ cho người khác tức là ta đã "cho" mà cũng có "nhận". Bởi lẽ mồi khi giúp được ai điều gì ta cảm thấy vui trong lòng, như vậy chẳng phải là ta đã "nhận" được điều hạnh phúc đó sao ? Nói như vậy không phái ta giúp người một cách bừa bãi, không suy nghĩ đâu. Giúp người, thương người để họ vượt qua được khó khăn và có cuộc sống ổn định là điều đáng quí. Còn nêu giúp đỡ để họ nuôi những thói hư tật xâu như lười biếng lao động, ý lại kẻ khác thì dó là điều không nên. Sự yêu thưong, lòng thông cảm phải đặt đúng chỗ, đúng trường hơp thì việc làm ấy mới thành nghĩa cử có tác dụng tốt, góp phân xây dựng đất nước, xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn.
Tục ngữ, ca dao luôn là những lời giáo huấn đáng trân trọng. "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" mãi mãi là lời dạy bao thiết thực đối với chúng ta. Nhất là trong xu hướng của thời đại hiện nay, mọi người trên hành tinh này đều muốn được sống hòa bình, hạnh phúc thi lời khuyên của cấu tục ngữ "phải sống yêu thương, giúp đỡ lần nhau" lại càng có giá trị vô ngần.
se san sang hi sinh vi mot nguoi trong tap the. Do do noi len su doan ket ,yeu thuong va dum boc lan nhau.
k cho minh nha.^!^
là 1 con chó chịch 1 con mẹ mi chí sao hihi
Thành ngữ, tục ngữ nào nói về ý chí, nghị lực của con người?
A. Cầu được ước thấy.
B. Lửa thử vàng, gian nan thử sức
C. Đi ngược về xuôi.