Những câu hỏi liên quan
Võ Thị Mỹ Hạnh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
23 tháng 2 2023 lúc 18:01

Một số luận điểm, ý chính cho bạn khai thác.

- Giải thích:

+ Nghĩa đen: chỉ đến hành động mài một hòn sắt thô thành một vật nhỏ sắc như kim.

+ Nghĩa trắng: nói đến sự kiên trì, cố gắng, nỗ lực sẽ nhận được thành quả tốt đẹp dù sớm hay muộn.

- Ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ Khuyên nhủ, dạy bảo con cháu chúng ta cần có ý chí cố gắng và sự nghị lực trong cuộc sống.

+ Rèn luyện sự cần cù, siêng năng cho mọi người.

+ ....

- Bàn luận:

+ Câu tục ngữ đã dạy cho chúng ta một đạo lý đúng đắn: có công sức bỏ ra sẽ có thành quả đáp lại.

DC: những tấm gương nghị lực (tham khảo trên mạng).

+ Liên hệ đến thực tế:

-> Ca ngợi những người cố gắng cuối cùng đạt được sự thành công.

-> Phê phán những người lười nhác, ngại việc sợ vấp ngã thất bại.

+ Liên hệ bản thân em.

- Tổng kết lại suy nghĩ của bản thân.

Bình luận (0)
Toản Trần
Xem chi tiết
Laville Venom
5 tháng 5 2021 lúc 14:09

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó. ... Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.

Bình luận (0)
Phong Thần
5 tháng 5 2021 lúc 14:10

TK

Trên hành trình tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những thử thách. Để có thể bước đến đích đến, chúng ta cần phải ghi nhớ lời dạy bảo của ông cha ta: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

 

Quả vậy, câu nói trên muốn gợi cho chúng ta hình ảnh về những người thợ rèn. Khi có bỏ công sức của mình ra rèn rũa một khối sắt to lớn và xấu xí, nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng. Con người trải qua khó khăn, thử thách với lòng kiên trì không chịu từ bỏ sẽ đạt được thành công mà bản thân mong muốn cũng như ngày càng trưởng thành hơn. Để rồi, chúng ta sẽ trở thành một “chiếc kim sắc nhọn” vô cùng hữu ích cho đời.

 

Vì sao cần có được lòng kiên trì trong mọi công việc? Có lẽ đó là câu hỏi mà mỗi người đều muốn đặt ra cho bản thân. Câu trả lời thật đơn giản, khi có lòng kiên trì, khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Khi bạn kiên trì với mục tiêu, bạn sẽ có động lực và niềm tin để thực hiện điều đó. Có ai mà không biết đến Cao Bá Quát - một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng không ai có thể ngờ được, khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện việt và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Ở hiện tại, cũng có những tấm gương sáng của lòng kiên trì. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, thành quả ngọt ngào đã đến, Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng - bộ máy lãnh đạo và cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 giành lại độc lập cho dân tộc. Những con người trên, dù họ ở trong quá khứ hay hiện tại cũng đều mang trong mình một lòng quyết tâm, sự kiên trì vì mục tiêu của bản thân.

 

Là một học sinh, tôi luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong mọi công việc, tôi luôn nỗ lực hết mình, không ngại khó khăn và kiên trì vượt qua thử thách. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở và động viên bạn bè xung quanh cùng cố gắng để có thể xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước.

 

Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến lời khuyên vô cùng quý giá cho con người. Quả là không có việc gì khó khăn nếu bạn biết giữ vững lòng kiên trì của bản thân.

Bình luận (0)
Bảo Hân
5 tháng 5 2021 lúc 15:02
" Có công mài sắt, có ngày nên kim" . Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải có lòng kiên trì, bền chí để thực hiện quyết tâm của mình.Tục ngữ vốn là kho tàng những lời khuyên dạy bổ ích mà ông cha ta để lại cho thế hệ con cháu. Mỗi câu tục ngữ chính là mỗi là khuyên răn để con cháu noi theo và tu dưỡng.

Trong lĩnh vực học tập, là học sinh hẳn chúng ta đều biết đến tấm gương sáng của anh Nguyễn Ngọc Kí. Tuy bị liệt cả hai tay từ nhỏ, không thể nào cầm bút được, nhưng anh vẫn đến trường, kiên trì luyện tập viết bằng chân.

Những năm tháng âm thầm bền bỉ khổ luyện đã giúp anh viết đẹp, vẽ đẹp, học lên đến đại học, tốt nghiệp trường sư phạm. Sau nhiều năm phấn đấu, anh đã trở thành thầy giáo dạy học giỏi và viết văn hay.

Quả thật.Mỗi chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng điều nên đặt vào trong đó sự kiên trì và lòng quyết tâm thực hiện. Chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì đó thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn. Đó là hàm ý mà ông bà ta muốn khuyên chúng ta qua câu tục ngữ trên. Nếu biết cố gắng, có sự bền bỉ ý chí thì nhất định thành công nào cũng sẽ đến với mỗi chúng ta. Trong cuộc sống, có rất nhiều khó khăn và thử thách cần chúng ta phải vượt qua, nếu không có ý chí để vượt qua thì ta không thể thành công. Hơn nữa, dù gặp thất bại hay thử thách, ta cũng cần có lòng quyết tâm thực hiện lại, chắc chắn cuối cũng chúng ta sẽ có được thành quả như ý.

Biết bao tấm gương trong cuộc sống mà chúng ta chứng kiến đều minh chứng cho câu tục ngữ của cha ông " Có công mài sắt có ngày nên kim" là vô cùng đúng đắn. Ngày nay, bao thế hệ học sinh vẫn đang miệt mài, kiên trì, dùng quyết tâm của mình cố gắng hàng ngày hàng giờ để trở thành một học sinh ngoan giỏi để có thể cống hiến cho đất nước. Mỗi chúng ta đều phải thấm nhuần lời khuyên của cha ông ta. Bởi vì trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn đang chờ ta bước tới, hãy luôn kiên tâm, bền bỉ thì nhất định chúng ta sẽ được hưởng thành quả mà chúng ta mong đợi 

Lời khuyên của cha ông ta "Có công mài sắt có ngày nên kim" mãi thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi người. Phải luôn biết bền chí bền lòng, giữ vững lý tưởng thì nhất định chúng ta sẽ có được thành công như mong muốn.

Bình luận (0)
Lê Nam Đông
Xem chi tiết
TRần A.khoa
Xem chi tiết
Trang Trần Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
10 tháng 4 2016 lúc 8:28

Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khốn khó, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.

Vâng! Câu tục ngữ là một chân lý sáng ngời, là một chiếc gương để mọi người tự rèn luyện. Chân lý đúc kết qua quá trình lao động sản xuất gian khổ của nhân dân ta. Có đặt vấn đề vào thực tế cuộc sông của chúng ta hôm nay mới có thể thấu hiểu được cái tinh tế của người xưa.

 

Một người học sinh phải trải qua thời gian miệt mài học tập trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy. Từ rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện không có nghĩa là khổ luyện. Rèn luyện phải biết kết hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng ta phải biến dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn. Người học sinh muốn giỏi toàn diện thì không được nản lòng trước những bài toán hiểm hóc, bài văn khó làm. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một như câu tục ngữ:

Có chí thì nên

Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, bên cạnh những tấm gương tốt, còn có những kẻ ngại khó, ngại khổ, nhất là trong giới học sinh chúng ta, còn nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, chùn bước trước bài sử, bài văn dài hoặc coi thường những bài học đơn giản. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi đối đầu với khó khăn thì bỏ cuộc. Có người còn quan niệm rằng mình đã đù tài buông xuôi phần rèn luyện, coi thường những ưu điểm của kẻ khác. Và nghiêm trọng hơn cả trong xã hội còn khó khăn hôm nay, có bạn coi thường việc học và cho đó là không cần thiết, không chịu mài sắt. Liệu những người đó có đạt được kết quả như mình mong ước hay không? Chúng ta hãy nhớ: một thiên tài có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần còn lại là lao động và rèn luyện. Biết bao nhà bác học trên thế giới lúc nhỏ gặp biết bao trở ngại, nhưng bằng quyết tâm và sự kiên trì họ đã vượt qua tất cả để thành đạt trong cuộc đời và cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá. Họ đã nên kim như mình mong ước.

Ích lợi của việc rèn luyện kiên trì là như thế đấy! Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ rèn luyện cho mình mà còn góp phần xây đựng cho đất nước mai sau. Đất nước ta hôm nay còn rất nhiều gian khổ, dân tộc ta còn thua kém, thiệt thòi so với các nước, các dân tộc khác. Vì vậy mỗi con người trong chúng ta lại càng phải hiểu rõ và làm lời khuyên của ông bà: Có công mài sắt có ngày nên kim. Con người ta không được cho phép mình lùi bước trước khó khăn và phải hiêu đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với Tổ quốc.

Vậy chúng ta phải rèn luyện như thế nào để đạt kết quả tốt ? Theo em, muốn đạt kết quả tốt trong học tập cũng như trong lao động sản xuất, trước hết, chúng ta phải luôn khiêm tốn tự coi mình là dốt để nhắc nhở bản thân phải luôn học hỏi.

Chúng ta không có quyền nản lòng trước công việc khó khăn, không được nản lòng trước gian nan. Hãy luôn nhớ đến sự nhẫn nại của ông cha ta trong lao động sản xuất. Hãy nhớ đến những thành quả lao động mà cha anh chúng ta đã gặt hái mà nhắc nhở mình rằng: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ là một bài học đối với tất cả mọi người. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những ai còn nóng vội hấp tấp trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên. Là học sinh, em luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trờ thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội như lời Bác Hồ đã khuyên:

… Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công

NHỚ LÀ TICK GIÚP MÌNH NHA !

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Bích Ngọc
10 tháng 4 2016 lúc 9:50

Muon lam viec thanh cong thi phai co long kien nhan 

Bình luận (0)
 Sono Koe Kienai Yo
10 tháng 4 2016 lúc 10:04

1. Mở bài

- Mọi việc trên đời này không phải tự nhiên mà thành công được. Để có kết quả của một quá trình rèn luyện, chịu khó... trong lao động.

- Dẩn câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

- Đây là một bài học về tính kiên trì, nhẫn nại, chịu khó.

2. Thân bài

a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)

Như một lời nói thông thường, giản dị, dễ hiểu câu tục ngữ đưa ra một hình ảnh cụ thể mang tính nguyên nhân, hệ quả: thỏi sắt thô cứng kia nếu ra sức mài giũa lâu ngày thì nó sẽ trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng, án phải có nghị lực, kiên trì thì mới đi đến thành công trong công việc. “ Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ”

Là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi lẽ bất cứ công việc gì muốn thành công đều phải trải qua một quá trình lao động một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút nghiệm của từ những thất bại này đến thất bại khác. Không cứ chỉ qua một lần làm việc mà dễ dàng mang lại kết quả tốt đẹp mà chính nghị lực, lòng trì, nhẫn nại mới là sức mạnh vô hình giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan, chịu đựng càng dài thì sự thành công đó mới càng vinh quang và đáng tự hào. Đó là tất yếu.

Nếu chỉ mới thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí, bỏ cuộc thì ta khó đạt tới đích. Phải nên nhớ rằng "Thất bại là mẹ thành công".

Một học sinh yếu môn Toán, cứ miệt mài chăm chỉ rèn luyện... chắc chắn có ngày sẽ khá lên. Thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng quyết tâm cao, thầy đã kiên trì rèn luyện viết được bằng đôi chân. Đó chẳng -Ai là những tấm gương về lòng kiên trì, nhẫn nại đó sao. Một em học tiểu học Thanh Hóa không có 2 cánh tay vẫn trở thành học sinh viết chữ đẹp.

Những nhà bác học đã giam mình trong phòng thí nghiệm hết ngày này ngày khác để tìm ra được những chất hóa học phục vụ cho nhân dân.

b)Mở rộng vấn đề

Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ "thấy sóng cả vội ngã tay chèo", để thụt lùi trước khó khăn, trở ngại, những kẻ đó dễ thất bại trên đường đáng phê phán.

- Vận dụng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì vào công việc phục vụ cho con người, cho xã hội là điều tốt. Ngược lại dồn sức để thực hiện cho một ý đồ xấu làm hại người khác thì đó là điều nên tránh.

- Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, mỗi người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khi bắt tay vào việc đi đến thành công. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cho xã hội ngày càng tiến lên.

- Tuổi chúng ta đang bắt đầu vào đời, việc học tập và rèn luyện đòi hỏi người ta phải nỗ lực không ngừng mới đạt được kết quả. Bởi vậy, không thể không "mài sắt" để "thành kim".

Bản thân có những lúc sao nhãng, ta phải cố gắng hạn chế những phút ấy để mỗi ngày qua đi không lãng phí.

 

3. Kết luận

- Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một bài học giáo dục lòng kiên trì, nhẫn nại không dành cho riêng ai và mãi mãi được thực hiện bất kì thời đại nào.

- Đây là một đức tính không thê thiếu được ở mỗi người chúng ta lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và khi vào đời.



 

Bình luận (0)
Từ Minh Thành
Xem chi tiết

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.

Bình luận (1)
gãi hộ cái đít
11 tháng 4 2021 lúc 20:29

   Ông cha ta thật khéo léo khi nhẹ nhàng khuyên bảo con cháu mà chỉ dùng hình ảnh của cây kim. Nhờ lời khuyên đó, ta học được một bài học vô cùng sâu sắc đó là phải có lòng kiên trì, quyết tâm thì sẽ vượt qua mọi khó khăn và đi đến thành công. Như ai đó đã từng nói: ' Lòng kiên nhẫn là con đường dẫn đến thành công'.

Bình luận (1)
Nguyễn Đức Anh
28 tháng 10 2021 lúc 15:33

có công mài sắt

có ngày còn nguyên

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Aria Von Reiji Asuna
Xem chi tiết
 ác mộng của nhân loại
22 tháng 1 2020 lúc 14:52

cho cảdàn ý lun:

mb: cuộc sống không phải lúc nào cũng giải dầy hoa hồng mà chứa đầy chông gai, thử thách. cánh cổng của sự thành  công và vinh quang chỉ chào đòn nhgx  con người biết cố gẵng, chamw chỉ, biết nhẫn lại và dũng cảm dương đầu voiws những khó khăn. qua đây ông chua ta có câu "ccms,cnlk",

tb:

\a*nghĩagốc: 

-sắt : vật to, cứng, vô dụng

-kim, đồ vật nhỏ bé, dùng để may vá,=> hữu dụng 

=>mất nhiều công sức và quá trình tôi luyện ,mài giũa công phu từ ngày này qua ngày khác

*=> b nghĩa bóng:

khi gặp phài việc gì khó ,chỉ cần có" công",có sự kiên chì thì việc gì cũng sẽ thành công.

=>khuyên chúng ta chỉ cần cố gắng, kiên trì moiws có thể thành công..                                                                                                        c vd:hồ chí minh...(30 năm tìmđường cứu s nước)

      -thầy giáo nguyễn ngọc kí.......(cụt cả hai tay)

      -thomas alva edison và đột ngũ kĩ sư tài năng của ông......(tạo ra bóng đèn sọi đốt/thử nghiệm hơn 3000 mẫu thết kế)

    

d,vì saocần kiêm trì,nhẫn lại

 mọi việc trên đoi này không dễ dàng mà thành công, tả phải đánh đổi = cả mồ hôi nước mát tg.thành công là một quá trình ren luyên, phấn đấu không ngừng nghỉ . không có thứ gì tự nhiên mà có  , chỉ có nỗ luc ko ngừng moi có thế bước den ving quang

e. có một số người nói rằng có gắng cx chưa chắc đã thàn công bỏi đôi khi dù có cố gắng hết sức có thể  nhg hoàn cảnh cho phép. ví dụ như .................đúng vậy, cho dù làm hết gio hạn của bản thân thì thành công cũng chưa chắc đã chaò đón nhưng không phải vì hoàn cảnh mà là vì suy nghĩ. cố gắng hết sức?đến giới hạn? nên nhớ sức mạnh lớn nhất của con người là vuot qua giói hạn của  chính b,.một con người chỉ thành công khi biết vượt qua gioiws hạn của mình.

f.làn thế nào để...?

-......

-....

....(tùy)

kết bài:thật vậy, biết kiêm trì , cốgắng,.......thì mọi việc cũng sẽ thành công.dù thế nào đi nữa thì hãy cố gắng cho đên khi đạt đươc ước muốn của mình.  thành công là thứ khiến ta mãn nguyện còn thất bại chính là thứ khiến ta trưởng thành.Vậy nên chẳng có gì phải sợ cả,hoặc là mãn nguyệnhoặc là trưởng thành, điều nào cũng tốt hết  và thành công đến từ kinh nghiêm,kn đến từ sự ngu đốt của chúng ta.

(còn lại tự nghĩ,sửa nha bé)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hà Đức Hiếu
Xem chi tiết
Quốc Đạt
26 tháng 5 2016 lúc 21:19

Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khốn khó, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô còng quý giá.

Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.

Vâng! Câu tục ngữ là một chân lý sáng ngời, là một chiếc gương để mọi người tự rèn luyện. Chân lý đúc kết qua quá trình lao động sản xuất gian khổ của nhân dân ta. Có đặt vấn đề vào thực tế cuộc sông của chúng ta hôm nay mới có thể thấu hiểu được cái tinh tế của người xưa.

Một người học sinh phải trải qua thời gian miệt mài học tập trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua 

những khó khăn ấy. Từ rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện không có nghĩa là khổ luyện. Rèn luyện phải biết kết hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng ta phải biến dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn. Người học sinh muốn giỏi toàn diện thì không được nản lòng trước những bài toán hiểm hóc, bài văn khó làm. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một như câu tục ngữ:

Có chí thì nên

Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, bên cạnh những tấm gương tốt, còn có những kẻ ngại khó, ngại khổ, nhất là trong giới học sinh chúng ta, còn nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, chùn bước trước bài sử, bài văn dài hoặc coi thường những bài học đơn giản. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi đối đầu với khó khăn thì bỏ cuộc. Có người còn quan niệm rằng mình đã đù tài buông xuôi phần rèn luyện, coi thường những ưu điểm của kẻ khác. Và nghiêm trọng hơn cả trong xã hội còn khó khăn hôm nay, có bạn coi thường việc học và cho đó là không cần thiết, không chịu mài sắt. Liệu những người đó có đạt được kết quả như mình mong ước hay không? Chúng ta hãy nhớ: một thiên tài có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần còn lại là lao động và rèn luyện. Biết bao nhà bác học trên thế giới lúc nhỏ gặp biết bao trở ngại, nhưng bằng quyết tâm và sự kiên trì họ đã vượt qua tất cả để thành đạt trong cuộc đời và cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá. Họ đã nên kim như mình mong ước.

Ích lợi của việc rèn luyện kiên trì là như thế đấy! Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ rèn luyện cho mình mà còn góp phần xây đựng cho đất nước mai sau. Đất nước ta hôm nay còn rất nhiều gian khổ, dân tộc ta còn thua kém, thiệt thòi so với các nước, các dân tộc khác. Vì vậy mỗi con người trong chúng ta lại càng phải hiểu rõ và làm lời khuyên của ông bà: Có công mài sắt có ngày nên kim. Con người ta không được cho phép mình lùi bước trước khó khăn và phải hiêu đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với Tổ quốc.

Vậy chúng ta phải rèn luyện như thế nào để đạt kết quả tốt ? Theo em, muốn đạt kết quả tốt trong học tập cũng như trong lao động sản xuất, trước hết, chúng ta phải luôn khiêm tốn tự coi mình là dốt để nhắc nhở bản thân phải luôn học hỏi.

Chúng ta không có quyền nản lòng trước công việc khó khăn, không được nản lòng trước gian nan. Hãy luôn nhớ đến sự nhẫn nại của ông cha ta trong lao động sản xuất. Hãy nhớ đến những thành quả lao động mà cha anh chúng ta đã gặt hái mà nhắc nhở mình rằng: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ là một bài học đối với tất cả mọi người. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những ai còn nóng vội hấp tấp trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên. Là học sinh, em luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trờ thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội như lời Bác Hồ đã khuyên:

... Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công

(Nghe tiếng giã gạo) 

Bình luận (0)
Lê Thị Hải Anh
26 tháng 5 2016 lúc 21:20

Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khốn khó, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô còng quý giá.

Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.

Vâng! Câu tục ngữ là một chân lý sáng ngời, là một chiếc gương để mọi người tự rèn luyện. Chân lý đúc kết qua quá trình lao động sản xuất gian khổ của nhân dân ta. Có đặt vấn đề vào thực tế cuộc sông của chúng ta hôm nay mới có thể thấu hiểu được cái tinh tế của người xưa.

Một người học sinh phải trải qua thời gian miệt mài học tập trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy. Từ rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện không có nghĩa là khổ luyện. Rèn luyện phải biết kết hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng ta phải biến dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn. Người học sinh muốn giỏi toàn diện thì không được nản lòng trước những bài toán hiểm hóc, bài văn khó làm. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một như câu tục ngữ:

 

Có chí thì nên

Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, bên cạnh những tấm gương tốt, còn có những kẻ ngại khó, ngại khổ, nhất là trong giới học sinh chúng ta, còn nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, chùn bước trước bài sử, bài văn dài hoặc coi thường những bài học đơn giản. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi đối đầu với khó khăn thì bỏ cuộc. Có người còn quan niệm rằng mình đã đù tài buông xuôi phần rèn luyện, coi thường những ưu điểm của kẻ khác. Và nghiêm trọng hơn cả trong xã hội còn khó khăn hôm nay, có bạn coi thường việc học và cho đó là không cần thiết, không chịu mài sắt. Liệu những người đó có đạt được kết quả như mình mong ước hay không? Chúng ta hãy nhớ: một thiên tài có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần còn lại là lao động và rèn luyện. Biết bao nhà bác học trên thế giới lúc nhỏ gặp biết bao trở ngại, nhưng bằng quyết tâm và sự kiên trì họ đã vượt qua tất cả để thành đạt trong cuộc đời và cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá. Họ đã nên kim như mình mong ước.

Ích lợi của việc rèn luyện kiên trì là như thế đấy! Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ rèn luyện cho mình mà còn góp phần xây đựng cho đất nước mai sau. Đất nước ta hôm nay còn rất nhiều gian khổ, dân tộc ta còn thua kém, thiệt thòi so với các nước, các dân tộc khác. Vì vậy mỗi con người trong chúng ta lại càng phải hiểu rõ và làm lời khuyên của ông bà: Có công mài sắt có ngày nên kim. Con người ta không được cho phép mình lùi bước trước khó khăn và phải hiêu đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với Tổ quốc.

Vậy chúng ta phải rèn luyện như thế nào để đạt kết quả tốt ? Theo em, muốn đạt kết quả tốt trong học tập cũng như trong lao động sản xuất, trước hết, chúng ta phải luôn khiêm tốn tự coi mình là dốt để nhắc nhở bản thân phải luôn học hỏi.

Chúng ta không có quyền nản lòng trước công việc khó khăn, không được nản lòng trước gian nan. Hãy luôn nhớ đến sự nhẫn nại của ông cha ta trong lao động sản xuất. Hãy nhớ đến những thành quả lao động mà cha anh chúng ta đã gặt hái mà nhắc nhở mình rằng: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ là một bài học đối với tất cả mọi người. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những ai còn nóng vội hấp tấp trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên. Là học sinh, em luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trờ thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội như lời Bác Hồ đã khuyên:

... Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công

(Nghe tiếng giã gạo) 

Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khốn khó, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô còng quý giá.

Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.

Vâng! Câu tục ngữ là một chân lý sáng ngời, là một chiếc gương để mọi người tự rèn luyện. Chân lý đúc kết qua quá trình lao động sản xuất gian khổ của nhân dân ta. Có đặt vấn đề vào thực tế cuộc sông của chúng ta hôm nay mới có thể thấu hiểu được cái tinh tế của người xưa.

Một người học sinh phải trải qua thời gian miệt mài học tập trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy. Từ rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện không có nghĩa là khổ luyện. Rèn luyện phải biết kết hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng ta phải biến dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn. Người học sinh muốn giỏi toàn diện thì không được nản lòng trước những bài toán hiểm hóc, bài văn khó làm. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một như câu tục ngữ:

                                                                          Có chí thì nên

Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, bên cạnh những tấm gương tốt, còn có những kẻ ngại khó, ngại khổ, nhất là trong giới học sinh chúng ta, còn nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, chùn bước trước bài sử, bài văn dài hoặc coi thường những bài học đơn giản. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi đối đầu với khó khăn thì bỏ cuộc. Có người còn quan niệm rằng mình đã đù tài buông xuôi phần rèn luyện, coi thường những ưu điểm của kẻ khác. Và nghiêm trọng hơn cả trong xã hội còn khó khăn hôm nay, có bạn coi thường việc học và cho đó là không cần thiết, không chịu mài sắt. Liệu những người đó có đạt được kết quả như mình mong ước hay không? Chúng ta hãy nhớ: một thiên tài có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần còn lại là lao động và rèn luyện. Biết bao nhà bác học trên thế giới lúc nhỏ gặp biết bao trở ngại, nhưng bằng quyết tâm và sự kiên trì họ đã vượt qua tất cả để thành đạt trong cuộc đời và cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá. Họ đã nên kim như mình mong ước.

Ích lợi của việc rèn luyện kiên trì là như thế đấy! Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ rèn luyện cho mình mà còn góp phần xây đựng cho đất nước mai sau. Đất nước ta hôm nay còn rất nhiều gian khổ, dân tộc ta còn thua kém, thiệt thòi so với các nước, các dân tộc khác. Vì vậy mỗi con người trong chúng ta lại càng phải hiểu rõ và làm lời khuyên của ông bà: Có công mài sắt có ngày nên kim. Con người ta không được cho phép mình lùi bước trước khó khăn và phải hiêu đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với Tổ quốc.

Vậy chúng ta phải rèn luyện như thế nào để đạt kết quả tốt ? Theo em, muốn đạt kết quả tốt trong học tập cũng như trong lao động sản xuất, trước hết, chúng ta phải luôn khiêm tốn tự coi mình là dốt để nhắc nhở bản thân phải luôn học hỏi.

Chúng ta không có quyền nản lòng trước công việc khó khăn, không được nản lòng trước gian nan. Hãy luôn nhớ đến sự nhẫn nại của ông cha ta trong lao động sản xuất. Hãy nhớ đến những thành quả lao động mà cha anh chúng ta đã gặt hái mà nhắc nhở mình rằng: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ là một bài học đối với tất cả mọi người. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những ai còn nóng vội hấp tấp trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên. Là học sinh, em luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trờ thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội như lời Bác Hồ đã khuyên:

... Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công

(Nghe tiếng giã gạo) 



 

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
28 tháng 5 2016 lúc 20:18

  Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khốn khó, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô còng quý giá.

Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.

Vâng! Câu tục ngữ là một chân lý sáng ngời, là một chiếc gương để mọi người tự rèn luyện. Chân lý đúc kết qua quá trình lao động sản xuất gian khổ của nhân dân ta. Có đặt vấn đề vào thực tế cuộc sông của chúng ta hôm nay mới có thể thấu hiểu được cái tinh tế của người xưa.

Một người học sinh phải trải qua thời gian miệt mài học tập trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy. Từ rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện không có nghĩa là khổ luyện. Rèn luyện phải biết kết hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng ta phải biến dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn. Người học sinh muốn giỏi toàn diện thì không được nản lòng trước những bài toán hiểm hóc, bài văn khó làm. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một như câu tục ngữ:

  

Có chí thì nên

Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, bên cạnh những tấm gương tốt, còn có những kẻ ngại khó, ngại khổ, nhất là trong giới học sinh chúng ta, còn nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, chùn bước trước bài sử, bài văn dài hoặc coi thường những bài học đơn giản. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi đối đầu với khó khăn thì bỏ cuộc. Có người còn quan niệm rằng mình đã đù tài buông xuôi phần rèn luyện, coi thường những ưu điểm của kẻ khác. Và nghiêm trọng hơn cả trong xã hội còn khó khăn hôm nay, có bạn coi thường việc học và cho đó là không cần thiết, không chịu mài sắt. Liệu những người đó có đạt được kết quả như mình mong ước hay không? Chúng ta hãy nhớ: một thiên tài có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần còn lại là lao động và rèn luyện. Biết bao nhà bác học trên thế giới lúc nhỏ gặp biết bao trở ngại, nhưng bằng quyết tâm và sự kiên trì họ đã vượt qua tất cả để thành đạt trong cuộc đời và cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá. Họ đã nên kim như mình mong ước.

Ích lợi của việc rèn luyện kiên trì là như thế đấy! Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ rèn luyện cho mình mà còn góp phần xây đựng cho đất nước mai sau. Đất nước ta hôm nay còn rất nhiều gian khổ, dân tộc ta còn thua kém, thiệt thòi so với các nước, các dân tộc khác. Vì vậy mỗi con người trong chúng ta lại càng phải hiểu rõ và làm lời khuyên của ông bà: Có công mài sắt có ngày nên kim. Con người ta không được cho phép mình lùi bước trước khó khăn và phải hiêu đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với Tổ quốc.

Vậy chúng ta phải rèn luyện như thế nào để đạt kết quả tốt ? Theo em, muốn đạt kết quả tốt trong học tập cũng như trong lao động sản xuất, trước hết, chúng ta phải luôn khiêm tốn tự coi mình là dốt để nhắc nhở bản thân phải luôn học hỏi.

Chúng ta không có quyền nản lòng trước công việc khó khăn, không được nản lòng trước gian nan. Hãy luôn nhớ đến sự nhẫn nại của ông cha ta trong lao động sản xuất. Hãy nhớ đến những thành quả lao động mà cha anh chúng ta đã gặt hái mà nhắc nhở mình rằng: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ là một bài học đối với tất cả mọi người. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những ai còn nóng vội hấp tấp trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên. Là học sinh, em luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trờ thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội như lời Bác Hồ đã khuyên:

... Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công

(Nghe tiếng giã gạo)

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
16 tháng 6 2021 lúc 10:00

Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nền văn học Việt Nam. Ông cha ta từ xa xưa đã khuyên dạy chúng ta rất nhiều điều qua những câu tục ngữ đó. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì nhẫn nại được cha ông ta gửi gắm tới thế hệ sau.

Trước hết ta cần hiểu “sắt” là vật liệu cứng, khó mài mòn. Còn “kim” là vật dụng nhỏ, làm bằng sắt, thường dùng để may vá. Để có thể “mài sắt” thành “kim” là một công việc vô cùng khó khăn, thậm chí khó có thể làm được. Do đó, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa nếu như chúng ta kiên trì, cần mẫn mài sắt thì sẽ có thể tạo thành kim. Từ đó khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại khi làm việc thì nhất định sẽ đạt được thành công.

Ngay từ xa xưa, sự kiên trì nhẫn lại luôn là truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta quý trọng, hướng tới. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại và đã đạt được thành công. Tiêu biểu là tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký- một nhà giáo ưu tú được rất nhiều người quý mến, kính trọng. Khi còn nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai tay sau một trận sốt cao. Thế nhưng thầy vẫn mong muốn có thể đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Bởi vậy, thầy đã cần mẫn luyện viết bằng chân. Đó là một việc vô cùng khó khăn, rất nhiều lần thầy bị chuột rút đau đớn, bao lần muốn bỏ cuộc. Nhưng với tinh thần kiên trì nhẫn nại, ý chí quyết tâm đã giúp thầy tiếp tục chăm chỉ học tập, thầy đã thi đỗ Đại học, trở thành một giáo viên xuất sắc dìu dắt bao thế hệ học sinh.

Tại sao chúng ta phải có lòng kiên trì nhẫn nại? Bởi vì thành công được tạo nên từ muôn vàn khó khăn. Đó là quá trình gian khó cần đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, là sự cố gắng không ngừng nghỉ. Để đến với thành công, chắc chắn ai cũng phải trải qua những thất bại. Chính vì thế, chúng ta cần sự kiên trì nhẫn nại để có thể vượt qua những vấp ngã đó. Ví dụ như nhà bác học Thomas Edison để sáng tạo ra dây tóc bóng đèn cũng đã phải trải qua hơn 1000 thí nghiệm thất bại. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của tinh thần kiên trì nhẫn nại. Giống như Bác Hồ cũng từng nói:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Kiên trì nhẫn nại là một đức tính tốt đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, tinh thần kiên trì nhẫn nại càng cần thiết hơn. Nó giúp chúng ta có trách nhiệm hơn đối với mỗi việc đang làm, giúp chúng ta có thêm ý chí nghị lực để hoàn thành công việc của mình. Ví như đứng trước một bài toán khó, một bài văn chưa biết hướng làm, sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta có quyết tâm tìm hiểu cách làm nó và giúp chúng ta cải thiện trình độ học tập của mình. Đó sẽ là tiền đề tốt đẹp cho thành công sau này. Người có tinh thần nhẫn nại chắc chắn sẽ có thể gây được thiện cảm cho những người xung quanh, được mọi người kính trọng, quý mến.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên sâu sắc, đúng đắn về tinh thần kiên trì nhẫn nại trong cuộc sống. Từ đó chúng ta phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nhẫn nại khi làm bất cứ công việc nào. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể vượt qua những rào cản và đạt được thành công trong cuộc sống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tạ Như Nguyệt
5 tháng 2 2022 lúc 16:14

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Vũ Tùng Lâm
4 tháng 4 2022 lúc 21:27

Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nền văn học Việt Nam. Ông cha ta từ xa xưa đã khuyên dạy chúng ta rất nhiều điều qua những câu tục ngữ đó. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì nhẫn nại được cha ông ta gửi gắm tới thế hệ sau.

Trước hết ta cần hiểu “sắt” là vật liệu cứng, khó mài mòn. Còn “kim” là vật dụng nhỏ, làm bằng sắt, thường dùng để may vá. Để có thể “mài sắt” thành “kim” là một công việc vô cùng khó khăn, thậm chí khó có thể làm được. Do đó, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa nếu như chúng ta kiên trì, cần mẫn mài sắt thì sẽ có thể tạo thành kim. Từ đó khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại khi làm việc thì nhất định sẽ đạt được thành công.

Ngay từ xa xưa, sự kiên trì nhẫn lại luôn là truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta quý trọng, hướng tới. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại và đã đạt được thành công. Tiêu biểu là tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký- một nhà giáo ưu tú được rất nhiều người quý mến, kính trọng. Khi còn nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai tay sau một trận sốt cao. Thế nhưng thầy vẫn mong muốn có thể đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Bởi vậy, thầy đã cần mẫn luyện viết bằng chân. Đó là một việc vô cùng khó khăn, rất nhiều lần thầy bị chuột rút đau đớn, bao lần muốn bỏ cuộc. Nhưng với tinh thần kiên trì nhẫn nại, ý chí quyết tâm đã giúp thầy tiếp tục chăm chỉ học tập, thầy đã thi đỗ Đại học, trở thành một giáo viên xuất sắc dìu dắt bao thế hệ học sinh.

Tại sao chúng ta phải có lòng kiên trì nhẫn nại? Bởi vì thành công được tạo nên từ muôn vàn khó khăn. Đó là quá trình gian khó cần đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, là sự cố gắng không ngừng nghỉ. Để đến với thành công, chắc chắn ai cũng phải trải qua những thất bại. Chính vì thế, chúng ta cần sự kiên trì nhẫn nại để có thể vượt qua những vấp ngã đó. Ví dụ như nhà bác học Thomas Edison để sáng tạo ra dây tóc bóng đèn cũng đã phải trải qua hơn 1000 thí nghiệm thất bại. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của tinh thần kiên trì nhẫn nại. Giống như Bác Hồ cũng từng nói:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Kiên trì nhẫn nại là một đức tính tốt đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, tinh thần kiên trì nhẫn nại càng cần thiết hơn. Nó giúp chúng ta có trách nhiệm hơn đối với mỗi việc đang làm, giúp chúng ta có thêm ý chí nghị lực để hoàn thành công việc của mình. Ví như đứng trước một bài toán khó, một bài văn chưa biết hướng làm, sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta có quyết tâm tìm hiểu cách làm nó và giúp chúng ta cải thiện trình độ học tập của mình. Đó sẽ là tiền đề tốt đẹp cho thành công sau này. Người có tinh thần nhẫn nại chắc chắn sẽ có thể gây được thiện cảm cho những người xung quanh, được mọi người kính trọng, quý mến.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên sâu sắc, đúng đắn về tinh thần kiên trì nhẫn nại trong cuộc sống. Từ đó chúng ta phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nhẫn nại khi làm bất cứ công việc nào. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể vượt qua những rào cản và đạt được thành công trong cuộc sống

Bình luận (0)