Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Nhân
5 tháng 8 2021 lúc 22:03

đang biển đổi theo hướng già hóa.

Hiện tại, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta có đặc điểm

là cơ cấu dân số trẻ.

đang biển đổi theo hướng già hóa.

bắt đầu bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng.

là cơ cấu dân số già.

Nàng Bạch Dương
Xem chi tiết
admin tvv
20 tháng 12 2022 lúc 21:39

 D

 

Nàng Bạch Dương
20 tháng 12 2022 lúc 21:39

mn giải nhanh giúp mik ạ (✿◠‿◠)

MINHGIABAO ĐỖ
20 tháng 12 2022 lúc 21:40

D cơ cấu dân số trung bình

Hoàng Thị Phương Linh
Xem chi tiết
lạc lạc
24 tháng 12 2021 lúc 6:56

tham khảo 

+ Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi (dưới độ tuổi lao động): ở các nước đang phát triển lớn chiếm 32%, trong khi đó nhóm nước phát triển chỉ chiếm 17%. 

 

+ Nhóm tuổi từ 15 – 64 tuổi (trong độ tuổi lao động): cả 2 nhóm nước đều cao, tuy nhiên nhóm nước đang phát triển thấp hơn một chút. Nhưng nguồn lao động bổ sung của nhóm nước đang phát triển cao hơn, nên xu thế trong tương lai số người trong độ tuổi lao động của nhóm nước đang phát triển sẽ tăng lên nhanh chóng.

+ Nhóm tuổi trên 65 tuổi (trên độ tuổi lao động) ở nhóm nước đang phát triển lại thấp hơn chỉ 5% trong khi nhóm nước phát triển là 15%.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 7 2017 lúc 8:24

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.

- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 3 2017 lúc 9:44

- Thời kì 1979 - 1999 có sự biến đổi như sau: tỉ lệ nữ lớn hơn tỉ lệ nam; tỉ lệ dân số nam nữ có sự thay đổi theo thời gian, tỉ lệ nam ngày càng tăng, tỉ lệ nữ ngày càng giảm.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999 có sự biến đổi theo hướng: nhóm 0 – 14 giảm; nhóm tuổi 15 – 59 tăng; nhóm tuổi 60 trở lên tăng.

Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Phạm Đức Thắng
17 tháng 2 2016 lúc 16:05

a) VN hiện nay đang có cơ cấu dân số vàng vì có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao hơn tỉ lệ người phụ thuộc.

Năm 2009, dân số nước ta là 85,78 triệu người, trong đó có 55 triệu người trong độ tuổi lao động (chiếm 64,11% dân số), còn dân số phụ thuộc chỉ chiếm 35,89%

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số vàng:

- Cơ hội:

+ Có nguồn lao động dồi dào

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Thách thức:

+ Giải quyết việc làm

+ Sức ép về y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường

+ Trình độ lao động chưa cao

+ Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội sau khi bước qua thời kỳ dân số vàng.

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 11 2019 lúc 2:12

Đáp án C.

Giải thích: Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn => Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển trong thời kì 2000 – 2005 là biểu đồ tròn.

Quân Đỗ Hoàng
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 3 2019 lúc 11:16

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư nước ta

- Nhận xét:

+ Mật độ dân số chung cả nước: 280 người/km2 (2016).

+ Không đều giữa miền núi, trung du và đồng bằng, ven biển.

+ Không đều trong một vùng: giữa miền núi và trung du, giữa đồng bằng và ven biển, giữa các khu vực trong miền núi, trong trung du và trong mỗi đồng bằng.

+ Không đều trong mỗi tỉnh.

+ Không đều giữa thành thị và nông thôn: dân số ở thành thị chiếm 27,10%, ở nông thôn là 72,90% (2016).

+ Không đều giữa các đô thị với nhau và giữa các vùng nông thôn với nhau (nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng khác với nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung).

+ Phân hóa giữa phía đông và phía tây, giữa Bắc, Trung và Nam Bộ, giữa Tây Bắc và Đông Nam.

- Giải thích: Do tác động của các nhân tố khác nhau.

+ Tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và các tài nguyên khoáng sản, hải sản, lâm sản, thủy năng...

+ Kinh tế - xã hội: Trình độ phát triền kinh tế, tính chất sản xuất, tâm lí xã hội, phong tục, tập quán, lịch sử quần cư...

b) Giải thích tại sao hiện nay dân số nước ta đang có xu hướng già hoá

- Tỉ suất sinh có xu hướng giảm, do tác động của trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số...

- Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng, do chất lượng cuộc sống nâng cao, tiến bộ y học...

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
6 tháng 6 2017 lúc 16:20

- Dựa vào bảng 3.2, so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

- Dân số của nhóm nước đang phát triển trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già, nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ.

- Dân số già dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?

Dân số già gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội như: thiếu lao động, chi phí phúc lợi cho người già rất lớn ( quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,...)

Nguyễn Trần An Thanh
6 tháng 6 2017 lúc 16:20

- Dân số của nhóm nước phát triển trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn ở nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già, nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ. - Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội? Dân số già gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội như: thiếu lao động, chi phí cho phúc lợi người già rất lớn (quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sông, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,...).