Nhận xét thái độ của chị em Sơn đối với các bạn nhỏ và Hiên
Đâu la những câu văn nêu lên thái độ của chị em Sơn với Hiên và các bạn nhỏ? *
Thân mật chơi đùa
Kiêu kì, khinh khỉnh
Vẫy gọi Hiên lại chơi
Hỏi han Hiên vì sao không mặc áo lành mà lại mặc áo rách
động lòng cho Hiên
Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ.
- Một số chi tiết hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ:
+ Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với những đứa trẻ nhà nghèo chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
+ Sơn nhận thấy các bạn nhỏ ở ngoài chợ ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ. Môi chúng tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
+ Chị Lan giơ tay vẫy cái Hiên lại chơi cùng.
+ Sơn lại gần cái Hiên và thấy nó chỉ có một manh áo rách tả tơi,…
+ Sơn nhớ là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.
+ Sơn thấy động lòng thương như thương em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên.
+ Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, mang cho Hiên cái áo bông cũ.
+ Chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.
+ Sơn đứng lặng yên đợi, lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
→ Các chi tiết này gợi ra cuộc sống sung túc của chị em Sơn và cuộc sống nghèo khổ của các bạn nhỏ nơi xóm chợ trong truyện. Qua đó người đọc cảm nhận được tình cảm trong sáng của trẻ thơ và tâm hồn, tấm lòng nhân hậu của chị em Sơn.
2. Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ.
Từ các chi tiết “tự hoạ” về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?
Tham khảo!
- Dế Mèn “tự họa” bản thân: tự hào, kiêu căng.
- Lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc: chế giễu, coi thường.
→ Tính cách của Dế Mèn hống hách, nghịch ngợm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình.
Nhận xét về thái độ của người huế đối với đặc sản của địa phương qua hình ảnh của chị bán hàng,lời nói,thái độ của chị qua vị thứ 15 bài Chuyện Cơm Hến
- Hình ảnh chị bán hàng: Hình ảnh chị bán hàng: hình ảnh người lao động nghèo nhưng không lam lũ mà vẫn có cái tươm tất, tề chỉnh, giữ cốt cách nền nã của người cố đô. Mặc dù món cơm hến chị bán rất rẻ nhưng bát cơm hến vẫn đủ vị mang đến cho người thưởng thức.
- Lời nói, thái độ qua vị thứ 15 đầy tự hào và trân trọng ẩm thực của cố đô Huế.
=> Thái độ của người Huế đối với đặc sản địa phương: vô cùng trân trọng, gìn giữ những gì tinh túy nhất của nét văn hóa cổ truyền đặc trưng chỉ có riêng Huế. Bên cạnh đó ta còn thấy được là sự tự hào về ẩm thức địa phương phong phú, đa dạng của người Huế.
bài 'gió Lạnh Đầu Mùa'
1.Liệt kê 1 số chi tiết ,hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ
2.chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của chị Sơn khi nghe mẹ và vú già trò chuyện về chiếc áo bông cũ của em Duyên.Khi Sơn nhớ ra cuốc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên.Những suy nghĩ ,cảm xúc ấy giúp em cảm nhận được gì về nhân vật này
Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi.
- Cô đứng lặng người, đôi mắt chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần, rơi phấn, xin lỗi học sinh.
- Cô tập viết.
- Tha lỗi cho Khôi.
Cô giáo Vân kiên trì, chịu khó, cô là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng.
Theo em tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Trình bầy nhận xét của em về thái độ của nhân dân và thái độ của triều đình đối với thực dân Pháp và đối với nhân dân khi thực dân Pháp vào xâm lược nước ta?
2)
Thái độ
Nhân dân:
- Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ.
- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
Triều đình:
- Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.
- Bỏ lỡ thời cơ để hành động.
- Nhu nhược, ươn hèn, ích kỷ, vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc.
Hành động
Nhân dân:
- Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.
- Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến.
Triều đình:
- Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.
- Ký Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
- Để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867).
- Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
1.
Nguyên nhân sâu xa:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Ý 2
*Thái độ của triều đình :
Buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.
-Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.
- Luôn kí với pháp các hiệp ước:
1. Hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
2. Hiệp ước Giáo Tuất (13-5-1874)
3. Hiệp ước Hắc măng 25-8-1883
4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) Thủ tiêu độc lập thống nhất của nước ta.
Biến sự mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.
* Thái độ của nhân dân ta :
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,
=> Yêu nước,quyết tâm không cho giặc xâm chiếm đất nước
em có nhận xét gì về thái độ của triều đình nguyễn - đối với các hiệp ước đã kí với pháp - đối với nhân dân - đối với văn thân sĩ phu yêu nước