Những câu hỏi liên quan
Cường Huy
Xem chi tiết
helen
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 9 2021 lúc 11:12

Em tham khảo nhé:

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người. Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.

Bình luận (0)
Khang Quách
Xem chi tiết
Khang Quách
19 tháng 11 2021 lúc 15:33

giúp mk vs

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Giang
19 tháng 11 2021 lúc 15:35

 Tình cảm mà bài ca dao trên muốn diễn tả, nhắc nhở là công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận, trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn ấy.

Bình luận (0)
Dương Dương
Xem chi tiết
Park Jimin
11 tháng 12 2016 lúc 21:21

''Danh ke chay di,ko ai danh ke chay lai''do la cau tuc ngu the hien tinh khoan dung no nhac nho chung ta rang nen tha thu cho loi lam cua nguoi khac,ko nen xa lanh ho khi ho da nhan loi va sua sai,dieu do giup quan giua moi nguoi tro nen tot dep hon.

*Cau ca dao tuong tu la:

-Gio cao danh khe.

-Mot su nhin,chin su lanh.

-Yeu con nguoi mat con tabanhqua...

Bình luận (0)
Thảo Phương
19 tháng 2 2017 lúc 8:09

Cả "kẻ chạy đi" và "người chạy lại" đều là những người đã mắc phải lỗi lầm. Nhưng "kẻ chạy đi" là những người không biết hối hận, vẫn tiếp tục phạm lỗi dù đã đc nhắc nhở nhiều lần. Còn "người chạy lại" là những người đã nhận ra đc lỗi của mình và quyết tâm khắc phục, sữa chữa. Chúng ta cần có thái độ khoan dung, độ lượng với những "người chạy lại" và kiên quyết, dứt khoát tẩy chay với những "kẻ chạy đi". Đó chính là truyền thông đạo đức của cha ông ta truyền lại.

Bàn tay có ngón ngắn ngón dài
- Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.
- Một cây có cành bổng cành la.
- Một nhà có anh giàu anh khó.
- Mía có đốt sâu đốt lành.
( Cùng một loại có cái thế này có cái thế kia, con cùng một gia đình có đứa hư đứa ngoan, trong tập thể có kẻ xấu người tốt, kẻ sướng người khổ ).
Nội dung ý nghĩa các tục ngữ trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo trong danh ngôn : “ Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay” để kêu gọi đoàn kết, khoan dung, đô lượng đối với những người lầm đường lạc lối theo giặc trong kháng chiến chống Pháp, vì xét đến cùng họ cũng là “ dòng dỏi của tổ tiên ta”.

Mot số cau tuc ngu co y nghia tuong tu
- Những người đức hạnh thuận hoà
Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.
- Chín bỏ làm mười.
- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.
- Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
- Giơ cao đánh khẽ.
- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
- Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Trẻ nhà người như trẻ nhà ta.
- Của anh như của chú.
- Xởi lởi trời cho, lo xo trời co lại.

Bình luận (0)
Anh Phuong Do
Xem chi tiết
nthv_.
28 tháng 9 2021 lúc 19:56

Tham khảo:

Công cha như núi ngất trời 

Ngĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông 

Núi cao, biển rộng mênh mông 

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.     

Trong mỗi chúng ta, ai cũng được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ là ng đã sinh ra ta, nuôi nấng ta lớn lên từng ngày. Vì vậy, công lao sinh thành của cha mẹ là là vô cùng to lớn, ko gì có thể sánh bằng. Bài ca dao trên như một lời nhắc nhơ về công lao của cha mẹ và bổn phận làm con của chúng ta. Cái hay trong các nói trên là so sánh công lao của cha mẹ cao như núi ngất trời, rộng như nc ở ngoài biển Đông. Công cha nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trìu tượng đc so sánh với cái cụ thể. "Núi cao" "biển rộng" giúp ta cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công lao của cha mẹ. Ngoài ra, tg dân gian còn dùng h/ả "núi" và "biển" để diễn tả công cha nghĩa mẹ là cách nói ví von, cách nói đối xứng quen thuộc trong ca dao khiến cho công cha nghĩa mẹ trở nên gần gũi cụ thể hơn đối với sự tiếp nhận của con cái. "Núi" và "biển" biểu tượng cho sự to lớn cao rộng vĩnh hằng của thiên nhiên. Chỉ có những h/ả to lớn vĩnh hằng ây mới có thể diễn tả đc công lao của cha mẹ đói với con cái. Cách dùng thành ngữ "cù lao chín chữ" kín đáo nói về sự hi sinh gian nan vất vả để nuôi con khôn lớn của cha mẹ đối với con cái, càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng như 1 lời nhắc nhở thái độ hành động và bổn phận làm con của con cái đối với cha mẹ. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp trong lòng nhân dân, dân tộc Việt Nam

Bình luận (0)
minh nguyet
28 tháng 9 2021 lúc 19:57

Em tham khảo nhé:

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

Bình luận (0)
Vân Anh Nguyễn Thị
28 tháng 9 2021 lúc 20:09

                                  Đây là bài làm của mình nhớ tim nha!

Công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ là vô tận không thể đo đếm được "công cha như núi ngất trời" công lao của cha được so sánh với núi ngất trời cao vô tận. Còn công lao của mẹ thì được so sánh với nước ở ngoài biển Đông bao la rộng lớn "nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông". Ông bà, tổ tiên đã dạy chúng ta là công lao cha mẹ rất to lớn phải ghi nhớ không được quyên, dù cho chúng ta có lớn lên và trưởng thành đi chăng cũng phải ghi nhớ công lao ấy của cha mẹ.

Bình luận (0)
nguyễn nhật minh
Xem chi tiết
Diễm My
Xem chi tiết
Cường Huy
Nguyễn
24 tháng 10 2021 lúc 7:10

!?

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
22 tháng 5 2022 lúc 17:05

help me!!!

Bình luận (0)
laala solami
22 tháng 5 2022 lúc 17:05

tham khảo

Câu ca dao cũng là lời gửi gắm, nhắc nhở đến những người con, cần sống hiếu thuận, yêu thương cha mẹ để bù đắp cho những hi sinh lớn lao mà bố mẹ đã dành cho chúng ta. Giữa cha mẹ và con cái được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ huyết thống gần gũi, vì vậy mà tình cảm ấy cũng thật thiêng liêng, cao quý.

Bình luận (6)
laala solami
22 tháng 5 2022 lúc 17:09

tham khảo

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

            Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bình luận (2)

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2024
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: a@olm.vn hoặc hdtho@hoc24.vn