Những câu hỏi liên quan
Dieu linh
Xem chi tiết
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
10 tháng 3 2021 lúc 21:55

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Đề bài: Thuyết minh Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” (Thân Nhân Trung). Từ ý kiến trên, hãy trình bày ý kiến của anh/chị về việc rèn luyện tài, đức và trách nhiệm với quốc gia của mỗi con người.

Gần đây đài, báo đưa tin về một trào lưu mới của các công chức trẻ tuổi: rời bỏ công sở nhà nước gia nhập đội ngũ kinh tế tư nhân. Trào lưu này nói lên điều gì? Phải chăng đó là do Chính phủ sử dụng nhân tài chưa hợp lý? Hay là do trách nhiệm công dân của thế hệ trẻ đang giảm sút nghiêm trọng? Dù nguyên nhân nào, cũng thấy nổi cộm vấn đề cơ bản của một quốc gia đang phát triển - người hiền tài và vai trò, trách nhiệm của họ đối với đất nước.

 

Ngay từ thế kỉ XV, cha ông ta đã đề cao tầm quan trọng đặc biệt của người hiền tài: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Đó là câu mở đầu bài văn bia được khắc trên bia tiến sĩ đầu tiên (năm Nhâm Tuất, 1442) ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám do Thân Nhân Trung soạn dưới sự cho phép của vua Lê Thánh Tông, vào năm 1484. Như chúng ta đều biết, ở đời vua Lê Thánh Tông, nước ta được coi là ổn định, dân sống no ấm, xã hội thịnh vượng, đặc biệt những năm niên hiệu Hồng Đức. Nhân dân được mùa (1495), vua Lê Thánh Tông đã lập hội Tao Đàn gồm nhị thập bát tú (28 vị văn thần), vua là Tao Đàn nguyên súy, con Thân Nhân Trung được cử làm Tao Đàn phó nguyên súy cùng với Đỗ Nhuận. Sau khi đỗ tiến sĩ (năm 1469), Thân Nhân Trung lần lượt trải qua nhiều chức quan cao dưới triều Lê Thánh Tông như Quốc Tử Giám Tế tửu, Hàn lâm viện thị độc, Đông các đại học sĩ, ... Sơ lược về tiểu sử Thân Nhân Trung như vậy để chúng ta thấy một phần lý do xã hội thời Lê Thánh Tông phát triển - vua chọn và sử dụng được hiền tài, trong số đó có Thân Nhân Trung.

Tại sao nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và hiền tài quyết định “thế nước mạnh, yếu”? Hiền tài theo cách nói của người xưa có nghĩa là người có đức và có tài (người xưa nhấn mạnh đức trước tài). Người có tài và có đức chính là nguồn lực tiềm ẩn (nguyên khí) tiềm tàng trong mỗi quốc gia. Đất nước phồn vinh, phát triển đi lên (thế nước mạnh, rồi lên cao) là nhờ nguồn lực hiền tài được phát huy mạnh mẽ (nguyên khí mạnh, ngược lại, nguồn lực hiền tài nếu không được phát huy (nguyên khí suy) đất nước sẽ suy thoái đi xuống (thế nước yếu, rồi xuống thấp). Điều này có ý nghĩa như một quy luật tất yếu. Bởi người tài đức là người vừa có tài, vừa biết thương yêu chăm lo cho dân, họ sẽ dựa trên lợi ích của dân dùng tài năng của mình để hoạch định những chính sách có tầm cỡ chiến lược, những sách lược hợp lý, sắc bén có tác dụng phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao... của đất nước. Xã hội ổn định, thịnh vượng sẽ tạo phúc lợi cao, bảo đảm cho người dân một đời sống ấm no, sung túc. 

Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam từ Đinh, Lý, Trần, Lê,... đến Nguyễn đều đã chứng minh quy luật sống còn của triều đại và quốc gia. Trong các đời vua đầu của mỗi triều đại, thường là các vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông,... khi các vua mới lập quốc, đều hết lòng hết sức với vận mệnh quốc gia, biết sử dụng hiền tài làm cho đất nước phát triển đi lên. Nhờ hiền tài được trọng dụng, sức dân được động viên, các vua Trần đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Mông - Nguyên - đế quốc hùng mạnh nhất thế giới hồi đó. Sang đời Lê, Lê Lợi do biết dùng tài năng của quan Thừa chỉ Nguyễn Trãi kết hợp với sức mạnh tổng hợp quân dân cho nên đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, đưa lịch sử đất nước sang trang mới. Lê Thánh Tông sáng suốt minh oan và phục hồi vẹn toàn danh dự cho vị công thần khai quốc nhà Lê, chấm dứt nghi án về cuộc đời đau thương mà vĩ đại của Ức Trai ... Rõ ràng các bậc hiền tài được vua trọng dụng đều đã không phụ lòng dân nước. 

 

Đến các đời vua cuối, một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tan nhà, mất nước chính là việc vua không nghe lời can gián của các triều thần hiền tài mà nghe lời xúi giục của kẻ gian thần, mải mê ăn chơi hưởng lạc, xao nhãng triều chính. Xem xét lịch sử xưa nay đều thấy công lao đức độ của hiền tài thật có ý nghĩa quyết định đối với vận nước, thế nước. Hiền tài được phát triển và cống hiến luôn là động lực thúc đẩy quốc gia tiến bộ nhờ các chính sách phục quốc, an dân. Ngược lại, khi hiền tài phải náu thân nơi thôn cùng xóm vắng, ấy là lúc đất nước lâm nguy bởi những người đứng đầu không còn đặt lợi ích dân, nước lên trên hết.

Soạn bài: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia 

Với tư cách là thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta cần phải phấn đấu trở thành hiền tài góp phần đưa thể nước đi lên, góp phần “giữ lấy nước” để không phụ công cha ông “dựng nước” như lời Bác Hồ đã dạy. Làm thế nào để trở thành hiền tài? Theo tôi, điều này vừa khó vừa không khó. Khó ở chỗ, sự thông minh cũng như tài năng, trí tuệ là những cái bẩm sinh, dù muốn con người cũng không thể cải tạo được bộ não mà cha mẹ đã tạo tác cho mình. Song lại không khó ở chỗ, hiền tài không phải chỉ là những nhân tài xuất chúng siêu việt mà hiền tài có thể là những con người bình thường có tâm và có một tầm trí tuệ đủ để giải quyết tốt những vấn đề của quốc gia, xã hội. Và việc nước thì thật vô cùng rộng lớn muôn mặt. Mỗi người hiền tài cũng chỉ góp một phần nhỏ bé mà thôi. Vậy nên, nếu có ý chí quyết tâm, thế hệ trẻ chúng ta có thể tu dưỡng để góp phần nhỏ bé đó của mình cho sự đi lên của thế nước. Chúng ta cần phải học tập và rèn đức luyện tài thế nào? Theo tôi, điều trước hết là việc “rèn đức”, đúng như ông cha ta từng quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Lễ” và “đức” không có gì cao xa, mà chính là tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương đất nước, là tấm lòng báo đáp công ơn cha mẹ, thầy, cô, xứ sở và một ý thức về nghĩa vụ công dân cao cả - dốc hết sức mình làm cho xã hội ngày càng công bằng, dân chủ và phồn vinh hơn. Nghe lí thuyết thì có vẻ văn hoa xa vời, nhưng bạn hãy nhìn thực tế những con người đang ngày đêm “rèn đức” quanh mình, họ đâu có gì xa xôi không tưởng? Những bạn học sinh sinh viên vượt lên hoàn cảnh gia đình miệt mài học tập. Những bạn trẻ hi sinh cả mùa hè nghỉ ngơi hoặc kiếm sống để tham gia các phong trào tình nguyện Tiếp sức mùa thi, Vì màu xanh đất nước hay Trách nhiệm - Tình thương,... Những người hiến máu nhân đạo, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, dũng cảm chống lại tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện,... Tôi nghĩ rằng, từ những việc làm nho nhỏ ấy, thế hệ trẻ sẽ dần học được cách sống quan tâm, chia sẻ với cộng đồng cũng như dần thấu hiểu ý nghĩa vô giá của tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở 

Đồng thời với “rèn đức”, chúng ta còn phải chú trọng “luyện tài”, bởi nếu chỉ có “đức” người ta có lẽ chỉ làm được ông Bụt mà thôi. Thế giới ngày nay đã phát triển tới một trình độ công nghệ rất cao về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử, nếu không vất vả “luyện tài”, chúng ta không thể bắt kịp thời đại. Học ở trường, học trong sách vở chưa đủ, còn phải quan sát và học hỏi trong cuộc sống. Để những điều ta học được không xa rời thực tế, kiến thức mà mỗi người tích lũy cần có cơ hội ứng dụng, cọ xát với môi trường. Những vấn đề xã hội hay quốc tế dân sinh không nên cho rằng chỉ là trách nhiệm của các quan chức cấp trên với các cơ quan, ban, ngành chủ quản. Phải chăng quan niệm phản đối “trứng khôn hơn vịt” xưa nay đã vô tình tạo cho thế hệ trẻ thói quen “mũ ni che tai” không dám tỏ bày chính kiến trước các vấn đề quốc gia đại sự? Tôi thì cho rằng, giờ đây, thế hệ trẻ cần phải tự tin hơn với kiến thức và năng lực của mình, dám nghĩ, dám có chính kiến, sẵn sàng tham gia ý kiến vào các vấn đề chung cần giải quyết của xã hội. Trường hợp gần đây một bạn học sinh giỏi viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh môn Văn học và Lịch sử là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thế hệ trẻ chúng ta đang sẵn sàng “bàn việc nước”.

Thế giới ngày nay đã phát triển tới một trình độ công nghệ rất cao về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử, nếu không vất vả “luyện tài”, chúng ta không thể bắt kịp thời đại. Học ở trường, học trong sách vở chưa đủ, còn phải quan sát và học hỏi trong cuộc sống. Để những điều ta học được không xa rời thực tế, kiến thức mà mỗi người tích lũy cần có cơ hội ứng dụng, cọ xát với môi trường. Những vấn đề xã hội hay quốc tế dân sinh không nên cho rằng chỉ là trách nhiệm của các quan chức cấp trên với các cơ quan, ban, ngành chủ quản. Phải chăng quan niệm phản đối “trứng khôn hơn vịt” xưa nay đã vô tình tạo cho thế hệ trẻ thói quen “mũ ni che tai” không dám tỏ bày chính kiến trước các vấn đề quốc gia đại sự? Tôi thì cho rằng, giờ đây, thế hệ trẻ cần phải tự tin hơn với kiến thức và năng lực của mình, dám nghĩ, dám có chính kiến, sẵn sàng tham gia ý kiến vào các vấn đề chung cần giải quyết của xã hội. Trường hợp gần đây một bạn học sinh giỏi viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh môn Văn học và Lịch sử là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thế hệ trẻ chúng ta đang sẵn sàng “bàn việc nước”. 

Trong lịch sử thời hiện đại ở nước ta, có lẽ chưa bao giờ vấn đề người hiền tài và sử dụng người hiền tài lại được đặt ra khẩn thiết như hôm nay. Vô vàn những bài toán kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục năm giải đang đòi hỏi thế hệ trẻ tham gia trí tuệ. Một trong các “quốc sách” hàng đầu của đất nước hiện nay phải là “đào tạo và sử dụng hiền tài” - phát huy “nguyên khí quốc gia”. Có tư tưởng đúng đắn mới thành công một nửa, nếu tư tưởng không được thực hành thì tất cả lại chỉ là lời nói suông. Vận mệnh đất nước và cuộc sống của chính gia đình mình đang từng phút giây kêu gọi trách nhiệm “rèn đức luyện tài” của mỗi bạn trẻ chúng ta.

Bình luận (2)
Dieu linh
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
10 tháng 3 2021 lúc 21:31

tham khảo dàn ý :

Dàn ý chi tiết:
1, Mở bài
-Chủ nghĩa nhân văn là một nội dung xuyên suốt của văn học trung đại Việt Nam.
-Tư tưởng nhân văn không chỉ thể hiện ở cảm hứng xót thương đồng cảm với số phận của con người mà còn biểu hiện ở cảm hứng ngợi ca.
-Nằm trong suối nguồn của tư tưởng dân tộc, văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân Nhân Trung) đã ngợi ca vai trò vị trí của con người, đặc biệt là những người tài đối với đất nước.
2, Thân bài
a, Thân Nhân Trung (1418-1499)-tác giả của văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”- là một trí thức nổi tiếng thời hậu Lê. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1469. Ông nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông ban chức Tao đàn phó nguyên súy.
b, Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ra đời trong bối cảnh phục hưng văn hóa, phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài ở triều Lê
+Từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lễ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.
+“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trích trong “Bài kí đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba” do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức.
+Đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội). Văn bia (văn kí khắc trên bia đá) nhằm ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
c, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được viết theo thể văn nghị luận trung đại.
d, Với cách lập luận kiểu diễn dịch bằng cách so sánh và nghệ thuật đối, ngay từ đầu, tác giả đã nêu lên một chân lí hiển nhiên, rõ ràng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
-Hiền tài là những người tài cao học rộng và có đạo đức
-Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
-Như vậy đối với sự sống còn và phát triển của đất nước, dân tộc, người hiền tài đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, không thể thiếu.
-Hiền tài có quan hệ chặt chẽ với sự thịnh suy của đất nước:
+ “Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao.”
+ “Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”
→Có thể thấy hiền tài có vai trò quyết định đối với vận mệnh đất nước, quyết định sự thịnh suy, tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc.
e, Bởi “kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế” nên “các đấng thánh đế minh vương” luôn luôn “lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.
-Các nhà nước phong kiến Việt Nam- các triều đại Lí, Trần, Lê đã thể hiện sự quý trọng hiền tài, khuyến khích hiền tài, đề cao kẻ sĩ, “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” :
+ Các vị vua ghi danh, ban chức tước cho người hiền: “đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật”
+Hiền tài còn được khắc tên, bày tiệc mừng “nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ”
+Chẳng những thế, minh quân triều Lê còn cho “dựng đá đề danh” hiền tài “đặt ở cửa Hiền Quan” (Quốc Tử Giám).
→Những việc làm ấy, những chính sách ấy đã thể hiện được sự quan tâm, trân trọng của các thánh đế minh vương đối với người hiền, có tác dụng khuyến khích hiền tài.
g, Đặc biệt là việc dựng đá đề bia khắc tên những người đỗ Tiến sĩ có ý nghĩa vô cùng to lớn:
-Trước tiên, việc làm đó đã khuyến khích được người hiền ra giúp nước, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn giũa danh tiết gắng sức giúp vua.
-Đồng thời việc làm này cũng có tác dụng ngăn ngừa điều ác, kẻ ác khiến cho ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy; kẻ ác thấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng.
-Đối với đất nước, việc khắc bia Tiến sĩ có tác dụng “dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai”, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh, phát triển “rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu vừa để củng cố mệnh mạch cho nước nhà
h, Với nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sâu sắc; kết cấu logic đầy sức thuyết phục và sự vận dụng linh hoạt các kiểu câu, đặc biệt là câu hỏi tu từ, "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" xứng đáng làm một văn bản nghị luận xuất sắc thời trung đại.
3. Kết bài:
-"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" là một trong những áng văn nghị luận xuất sắc thời trung đại.
-Tác phẩm thể hiện tư tưởng đúng đắn và sáng ngời của thời đại Lê Thánh Tông: coi trọng, tôn vinh hiền tài, khuyến khích phát triển giáo dục.
-Những tư tưởng đúng đắn mới mẻ trong bài đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Bình luận (3)
Uyên trần
10 tháng 3 2021 lúc 21:31

Thân Nhân Trung là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ, tài năng và là một nhà giáo mẫu mực của thời đại. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong số đó “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một tác phẩm tiêu biểu. Nó không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà tác phẩm ấy đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị khi mà trong xã hội hiện nay giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu.

Tác phẩm đã nêu lên ý nghĩa và mục đích của việc dựng bia tiến sĩ. Muốn đất nước yên bình thì việc đầu tiên là phải tôn vinh những hiền tài có công lớn với đất nước, ghi công để khích lệ động viên họ.

 

Câu mở đầu tác phẩm khiến chúng ta càng thêm khâm phục sự tài đức và khéo léo trong lối hành văn của ông “Tôi dẫu nông cạn vụng về nhưng đâu dám từ chối xin kính cẩn chấp tay cúi đầu mà làm bài kỉ” thiện sự khiêm tốn của người viết. Sau đó ông khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với sự suy vong của đất nước. Những từ ngữ với kết cấu chặt chẽ, hợp lý rõ ràng bắt đầu được đưa ra với đầy sức thuyết phục “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp…”. Tác giả nói đến hiền tài là để chỉ những người có tài cao học rộng và có đạo đức. Hiền tài là nguyên khí nghĩa là khẳng định những người có tài cao học rộng và có đạo đức sẽ làm nên vận mệnh của đất nước. Người hiền tài có vai trò quyết định đến sự suy thịnh của đất nước. Hiền tài dồi dào thì đất nước hưng thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu, người hiền tài chính là sự kết tụ của tinh hoa đất trời và của dân tộc.

Sau đó ông khẳng định ông nêu việc đào tạo nhân tài là một việc rất quan trọng “Vì vậy các đấng thánh đế minh chẳng ai là không lấy việc bồi dưỡng nhân tài kén chọn kẻ sĩ vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”. Tiếp đó để làm sáng hơn cho luận điểm, ông viết “đã yêu mến cho khoa danh lại đỗ cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên tháp ở Pháp Nhạn ban cho Danh hiệu Long hổ bày tiệc Văn hỉ”. Sau mỗi khoa thi “Triều đình mừng được người tài không có việc gì lắm đến mức cao nhất”. Bằng lối hành văn súc tích, tác giả đã nêu bật lên vai trò của các bậc hiền tài. Nhưng tác giả cũng cho rằng những thiết đãi, trọng dụng của triều đình với các bậc hiền tài như thế vẫn là chưa đủ so với sự chăm lo cống hiến của các bậc hiền tài cho đất nước. Tác giả nêu rằng như vậy ta phải khắc tên bia đá cho các chiến sĩ để tên tuổi và công danh của các bậc hiền tài được lưu tiếng thơm đến muôn đời sau, và cũng để cho xứng với sự cống hiến của các bậc hiền tài cho đất nước, khích lệ những người tài ở khắp mọi nơi trên đất nước thấy được sự trọng dung nhân tài của triều đình mà ra sức giúp vua giúp nước xây dựng non sống mở mang bờ cõi “Nay thánh minh lại cho rằng chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ để lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên dựng đá để danh đặt ở cửa hiền quan khiến cho kẻ sĩ chông vào mà phấn trấn hâm mộ rèn luyện danh tiết ráng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông ham tiếng hão mà thôi đâu.” Vậy còn trách nhiệm của kẻ sĩ chốn lều tranh là phải như thế nào? Là phải “ra sức báo đáp” ân đức của thánh đế, của triều đình.

 

Thân Nhân Trung tiếp tục ngợi ca các bậc hiền tài đức độ “Có người đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng” bên cạnh đó tác giả cũng đem lời chỉ trích với những kẻ âm mưu, mưu đồ hại nước “cũng không phải có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác”. Và ông tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc khắc bia mộ một lần nữa “Có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này. Vì thế hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu ngăn chặn đâu còn dám nảy sinh như vậy được” thế thì việc khắc bia mộ lợi ích rất nhiều “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”. Với lối liệt kê trùng điệp, đối lập kết hợp giọng văn trang trọng cùng lối nói mạch lạc rõ ràng, dễ hiểu đã khiến cho chúng ta thấy được tác dụng to lớn của việc khắc bia mộ. Nhân tài của nước ta không nhiều nhưng cũng không quá hiếm hoi nhưng để họ trở thanh nhân tài thì triều đình, đất nước cần có những chính sách hiệu quả. Tấm bia đá sẽ là lời nhắc nhở các bậc hiền tài có ý thức trách nhiệm của mình đối với sự hưng vong của đất nước.

Đọc tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ta hiểu rõ hơn về nền văn hiến của dân tộc, biết được vai trò quan trọng của việc trọng dụng nhân tài và ý nghĩa to lớn của việc lập bia tiến sĩ.

Kết cấu đầu cuối của đoạn trích có sự tương ứng và phần trước làm tiền đề cho phần sau bởi mở đầu tác giả khẳng định vai trò của hiền tài “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” khẳng định vai trò quan trọng to lớn của hiền tài không bao giờ thay đổi trong mọi thời đại, phần sau Thân Nhân Trung nêu lên ý nghĩa sâu xa của việc khắc bia mộ tiến sĩ. Với những lập luận hùng hồn, đối lập, nghệ thuật liệt kê trùng điệp đối lập làm lay động lòng người khiến cho các bậc hiền tài ngày càng phấn đấu xây dựng đất nước. Bên cạnh đó tác phẩm không chỉ nhấn mạnh sự quan trọng của hiền ài trong xã hội triều Lê mà trong mọi thời đại thì hiền tài luôn giữ một vai trò quan trọng “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

Cuối cùng tác phẩm muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc lập bia tiến sĩ vừa để tạo tiêng thơm, danh tiếng cho người tài vừa để họ một lòng tận trung với nước bên cạnh đó còn để răn dạy những kẻ có ý đồ xấu biết lấy đó mà sáng lòng lương thiện. Vậy việc lập bia đá là hoàn toàn quan trọng và có ý nghĩa to lớn.

Bài viết của Thân Nhân Trung như một tiếng chuông làm thức tỉnh lòng yêu nước,muốn được cống hiến cho đất nước của các bậc hiền tài.Đây không chỉ là bài học về việc xây dựng đất nước giàu mạnh trong xã hội thời Lê mà còn là bài học cho ngày nay khi mà giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu.

Bình luận (0)
Dieu linh
Xem chi tiết
Dieu linh
Xem chi tiết
Dieu linh
Xem chi tiết
Hue Vu thi
Xem chi tiết
ngô trung đức
17 tháng 8 2021 lúc 15:36

ôi bn ơi

Bình luận (0)
halinhvy
Xem chi tiết
Trần Mạnh
28 tháng 2 2021 lúc 10:21

Mỗi người trong chúng ta đều có những ước mong từ thuở bé là được làm nghề này, công việc kia. Nhưng đối với tôi, tôi muốn chọn nghề bác sĩ trong tương lai. Nghề y và nghề giáo là những nghề có mặt sớm nhất và được mọi người biết đến đông đảo nhất. Từ xưa đã xuất hiện rất nhiều những danh y nối tiếng khắp vùng như Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Ông,.... Người ta thường gọi bác sĩ là lương y, vì sao lại được gọi như vậy? Công việc của một bác sĩ thường ngaỳ là chữa bệnh cứu người, những người bệnh từ nặng đến nhẹ. Công việc tuy không nặng nhọc nhưng rất ý nghĩa. Người xưa thường nói " Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", vậy nên bác sĩ là một nghề cao quý. Thấy được tầm quan trọng của nghề y mà nhà nước ta đã chọn ngày 27/2 hàng năm là " ngày thầy thuốc Việt Nam" nhằm tôn vinh những đóng góp, những công sức của đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm chữa bệnh cứu người.

- Phương pháp nêu ví dụ, phân tích

tk bài của CTV @Quang Nhân nhá

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 2 2021 lúc 10:33

Tham khảo :

Mười tám tuổi – đó là dấu mốc, một bước ngoặt quan trọng mà bạn sẽ trải qua trong cuộc đời. Sở dĩ vậy là vì bạn sẽ tự đi bằng chính đôi chân của mình. Bạn sẽ phải tìm cho mình một con đường để lập thân, lập nghiệp. Lựa chọn nghề nghiệp ở lứa tuổi này thời nào cũng vậy, nhưng đối với thanh niên hiện nay có nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm. Trong bối cảnh đất nước, xã hội và toàn cầu đang bớt dần khoảng cách bởi sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên là điều không còn quá khó khăn. Nhưng định hướng nào cho hướng lựa chọn ấy lại là một bài toán khó. Học đại học hay học nghề? Nhà trường phổ thông bấy lâu nay vẫn chỉ mang trọng trách giáo dục, phổ cập kiến thức, mang thành tích học sinh đỗ đại học ra làm thước đo. Cho nên việc giáo dục nghề nghiệp vẫn còn quá coi nhẹ. Thật đáng buồn khi được hỏi chỉ có khoảng 30% học sinh biết mình sẽ làm nghề gì, số còn lại mơ hồ và phó thác cho gia đình, xã hội. Đứng trước những thuận lợi và thách thức đố, bạn trẻ nào chủ động, tích cực, đón đầu xu hướng sẽ thành công. Lựa chọn nghề nghiệp giờ không phải cố học một cái nghề gì ra rồi xin việc cho bằng được đúng nghề đó. Với cơ chế xã hội mở, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh thực tại mà chẳng cần nó đúng ngành bạn học. Hay có rất nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng không học đại học, tìm cho mình con đường đi khác và đã thành công. Lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng, sau đó mới tính đến đầu tư học cái gì để có nền tảng. Và cũng có thể chúng ta vừa học vừa làm, vừa mày mò, tìm tòi vừa quyết định. Chứ đừng để một hiện tượng xảy ra như hiện nay, sinh viên đại học tốt nghiệp đều chạy grab. Hãy để sự phát triển công nghệ phục vụ cuộc sống cho bạn, đừng lệ thuộc nó. Hơn nữa, chẳng có ai bảo bạn nên học cái này, làm cái kia tốt bằng sự chủ động của chính bạn cả. Hãy thật sáng suốt để có cho mình một nghề nghiệp mà bạn có thể sống hạnh phúc với nó!

Phương pháp thuyết minh : Số liệu, phân tích.

Bình luận (0)
Vy Đặng
Xem chi tiết
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
19 tháng 3 2021 lúc 21:02

 mk chỉ có cái này thui ;-;

1-dòng điện có 5 tác dụng gồm 
- tác dụng quang học : làm phát sáng bóng đèn... 
- tác dụng hóa học : sử dụng trong điện phân... 
- tác dụng nhiệt : làm nóng dây điện trở... 
- tác dụng từ : làm lệch kim nam châm( bạn có thể tham khảo thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện của Ơxơtêt)... 
- tác dụng sinh lí : làm co giật cơ, sử dụng trong y học

Bình luận (2)
︵✰Ah
19 tháng 3 2021 lúc 21:03

 Tác dụng nhiệt của dòng điện

Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt.

Ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện:

- Chế tạo bàn là, bếp điện, đèn sợi đốt, nồi cơm điện...

- Chế tạo cầu chì sử dụng khi dùng điện, nó tự động ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn về điện.

Bình luận (0)
Lê Huy Tường
19 tháng 3 2021 lúc 21:07

Các biểu hiện của tác dụng sinh lý của dòng điện: Nếu dòng điện đi qua cơ thể người hay động vật có thể gây ra những cơn co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt và có thể chết.

- Trong y học, người ta vẫn có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh.

Ví dụ:

+ Máy kích tim: Khi tim đã ngừng đập, người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố gắng kích thích tim đập lại với hy vọng duy trì sự sống.

+ Châm cứu: Chữa các bệnh tai biến, đau đầu, đau lưng, méo mồm miệng, đầy bụng, thoái hóa khớp, giảm thị lực.

ÙwÚ

Bình luận (0)
Phương Minh
Xem chi tiết
nthv_.
1 tháng 8 2021 lúc 17:01

 Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

       Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

       So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.

 



 

Bình luận (0)

Tham Khảo: 

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

       Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

       So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.



 

Bình luận (0)