Viết một bài văn tả về người thân trong gia đình em và xác định chủ ngữ vị ngữ.
Viết 1 bài văn tả ng thân trong gia đình(mẹ thì càng tốt nha),mở bài bằng các câu ca dao,tục ngữ về ng mk định tả thì càng ok
* Lưu ý:ko coppy trên mạng
Bài làm
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu thơ trên quả không sai một chút nào. Trong gia đình, người mà tôi yêu nhất và kính trọng nhất chính là mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã gần năm mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã trôi qua. Mẹ có dáng người gầy nhỏ và nước da nâu vì sương gió. Mẹ tôi không có làn da trắng hồng và đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
Mẹ tôi có mái tóc đen đã điểm bạc dù tuổi chưa đến năm mươi, có lẽ là vì sự vất vả mà mẹ tôi đã già trước tuổi. Mẹ tôi có đôi mắt biết nói, đôi mắt ấy tràn ngập tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho những đứa con yêu của mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ cần cù và chăm chỉ, dịu dàng và tâm lí, bởi mẹ luôn biết cách quản lí và quán xuyến mọi việc trong gia đình, biết cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho cả ba anh em chúng tôi.
Có lẽ thứ mà tôi nhớ nhất chính là nụ cười và giọng nói của mẹ. Những lúc mẹ cười trông mẹ trẻ ra nhiều lắm, trông tươi vui và hạnh phúc vô cùng. Còn giọng nói của mẹ tôi, nó trầm ấm và vô cùng dịu dàng. Tôi còn nhớ rõ lúc mẹ kể chuyện cho chúng tôi nghe, giọng nói của mẹ như nhẹ nhàng êm dịu như dòng nước đưa chúng tôi vào giấc ngủ. và chẳng biết từ bao giờ giờ giọng nói ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí chúng tôi nhẹ nhàng mà mãnh liệt như những đóa hoa dại không tên.
Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm, yêu bằng cả tâm hồn và trái tim của một đứa con thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nó. Tôi chỉ mong mẹ luôn vui tươi và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.
# Chúc bạn học tốt #
bn ơi,cảm ơn bn nhwg mak phần mở đoạn dẫn vào trong gia đình bn iu quý ai nhất mk thấy ns bị cụt ngủn bn ạ
Viết một đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một loại quả em thích. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn.
Trái táo xanh nhà em khi chín cũng chỉ lớn như chén trà. Quả tuy bé nhưng ăn ngon lắm. Thịt quả chắc, ăn giòn mà ngọt thanh. Lớp vỏ có màu xanh hơi ngả vàng. Hạt táo bên trong cũng nhỏ, chỉ độ viên bi ve. Mỗi mùa táo đến, em có thể ăn táo xanh suốt cả tuần mà chẳng thấy chán.
Trái táo xanh nhà em khi chín / cũng chỉ lớn như chén trà.
CN VN
Quả / tuy bé nhưng ăn ngon lắm.
CN VN
Thịt quả / chắc, ăn giòn mà ngọt thanh.
CN VN
Lớp vỏ /có màu xanh hơi ngả vàng.
CN VN
Hạt táo bên trong / cũng nhỏ, chỉ độ viên bi ve.
CN VN
Mỗi mùa táo đến, em / có thể ăn táo xanh suốt cả tuần mà chẳng thấy chán.
CN VN
Hãy xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau : Nhà mẹ Lê là một gia đình có một người mẹ với mười một người con
Chủ ngữ: nhà mẹ Lê
Vị ngữ: là một gia đình có một người mẹ và mười một người con
Chủ ngữ: nhà mẹ Lê
Vị ngữ: là một gia đình có một người mẹ và mười một người con
chủ ngữ : Nhà mẹ Lê
vị ngữ : là một gia đình có một người mẹ với mười một người con
dễ mà , vãi cả lớp 6
VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN TỪ 5 ĐẾN 7 CÂU VỀ TẢ NGOẠI HÌNH MỘT NGƯỜI MÀ EM BT
LƯU Ý NHA LÀ CÓ CÂU GHÉP XÁC ĐỊNH CHỦ NGỮ VỊ NGỮ
MIK SẼ TICK CHO BN LM ĐẦU TIÊN
Một trong những người thân yêu nhất của em là bà ngoại. Từ lúc em mới chào đời, bà đã ru em bằng những lời ru ngọt ngào của làng quê xứ Quảng mến thương.
Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ánh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyền cho em bao yêu thương, tưởng như thời còn bé được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát. Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình thương bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em chu đáo. Bằng những lời hát êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã ru em say nồng giấc ngủ. Em lớn lên từ lời ru ngọt ngào ấy.
Một trong những người thân yêu nhất của em là bà ngoại. Từ lúc em mới chào đời, bà đã ru em bằng những lời ru ngọt ngào của làng quê xứ Quảng mến thương.
Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ánh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyền cho em bao yêu thương, tưởng như thời còn bé được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát. Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình thương bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em chu đáo. Bằng những lời hát êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã ru em say nồng giấc ngủ. Em lớn lên từ lời ru ngọt ngào ấy.
Hình ảnh cô giáo Hương vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô là người đầu tiên dạy em năm lớp Một ở trường Tiểu học. Cô Hương có dáng người thon thả và cân đối. Các thầy cô ở trường thường gọi cô là người mẫu. Em không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Cô còn rất trẻ. Nước da trắng hồng làm cho khuôn mặt của cô thêm rạng rỡ. Mái tóc dài buông xoã ngang lưng, đen mượt tô điểm thêm cho sự dịu dàng của cô. Thỉnh thoảng những làn gió thổi làm mái tóc bồng bềnh của cô nhấp nhô như làn sóng gợn. Cô Hương có cặp mắt đen nhánh, mở to như biết nói. Đôi mắt ấy thật trìu mến khi cô nhìn chúng em đang chăm chỉ học. Đôi mắt ấy buồn rười rượi mỗi khi chúng em không thuộc bài và không vâng lời cô. Mỗi khi cô tiếp xúc với mọi người, nụ cười của cô luôn nở trên môi trông rất thân thiện.
Viết 1 đoạn văn khoảng 150 chữ kể kỉ niệm của em và người thân trong gia đình. "ĐOẠN VĂN CẦN SỬ DỤNG MỘT CÂU VỊ NGỮ VÀ MỘT CÂU CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NHÂN HÓA" [Yêu cầu đề của em là tả cảnh đi biển cùng mẹ !] KHÔNG THEO YÊU CẦU: KHÔNG VOTE ! CẤM CHÉP MẠNG !
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình (kể về mẹ). Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Mở đoạn:
- Giới thiệu người mẹ của mình.
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Tả mẹ:
+ dáng người mẹ như thế nào,
+ làn da mái tóc mẹ ra sao,
+ lời nói hành động của mẹ thường ngày như thế nào
-> từ đó nói lên tính cách của mẹ, mẹ là người phụ nữ như thế nào (theo suy nghĩ của mình)
+ điều mà mình thích nhất ở mẹ là gì?
--> Nêu lên cảm xúc, tình cảm mình dành cho mẹ.
- Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm, thời gian xảy ra kỉ niệm của mình với mẹ (ví dụ: một buổi đi bán hàng cùng mẹ)
- Tả bầu trời, khung cảnh lúc đó (Nhân hóa)
- Kể việc mẹ làm: sắp đồ, bán đồ,....
- Kể việc mình giúp mẹ những gì,....
- Nêu lên suy nghĩ của mình sau khi xong việc:
+ Cảm thấy mệt mỏi,....
- Nêu lên tình cảm dành cho mẹ:
+ Em càng thấy thương mẹ hơn, sẽ cố gắng học hành chăm chỉ sau này cho mẹ cuộc sống vui vẻ hạnh phúc không phải làm việc cực nhọc như vậy. (câu có nhiều vị ngữ)
+ .....
Kết đoạn:
- Khẳng định lại câu chuyện: đó là kỉ niệm sâu sắc nhất đời em,...
- Khẳng định lại tình cảm của mình dành cho mẹ.
- Gửi lời nhắn nhủ đến mọi người rằng nên yêu thương mẹ như thế nào qua đoạn văn.
☕T.Lam
hãy viết một dàn ý bài văn miêu tả về một người thân trong gia đình của em
1. Mở bài
Giới thiệu chung về người thân của em.2. Thân bài
Tả hình dáng, trang phục.Tả những sự việc, hành động, lời nói của người thân.Tả tính tình, nội tâm, cá tính,…Những kỉ niệm đáng nhớ của em đối với người thân đó.3. Kết bài
Nêu cảm xúc của em đối với người thân đó.a. Mở bài
- Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người phụ nữ mà em luôn yêu thương, quý mến - mẹ của em.
- Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ thông qua những câu ca dao, dân ca nói về người mẹ, nói về tình cảm mẹ con. Gợi ý:
“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được hết từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.”
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.”
“Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.”
“Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con.”
“Ví dầu mẹ chẳng có chi
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.”
b. Thân bài
- Miêu tả về mẹ:
Tên, độ tuổi, nghề nghiệp, công việc thường ngàyMiêu tả vóc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười… của mẹTính cách, thói quen của mẹ trong cuộc sống.- Mối quan hệ của mẹ với mọi người xung quanh:
Tình cảm, sự thương yêu, quan tâm của mẹ với mọi người trong gia đìnhTình cảm của mẹ với đồng nghiệp, bà con làng xóm- Kể một kỉ niệm giữa em và mẹ khiến em nhớ mãi (kể ngắn gọn, rõ ràng nguyên nhân, diễn biến và kết quả của câu chuyện đó).
c. Kết bài
- Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người mẹ vĩ đại của mình.
- Nêu những mong ước tốt đẹp mà em dành cho mẹ.
Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu cảm nghỉ của em về ý nghĩa của văn bản đã học.Trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ là cụm từ một chủ ngữ là cụm từ và xác định vị ngữ chủ ngữ là cụm từ đó bằng cách gạch chân
viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu cảm nghỉ của em về ý nghĩa của văn bản đã học.Trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ là cụm từ một chủ ngữ là cụm từ và xác định vị ngữ chủ ngữ là cụm từ đó bằng cách gạch chân
refer'
Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập” là một văn bản thông tin đa phương tiện. Văn bản có sa pô, số thứ tự và hình ảnh. Hình ảnh trong văn bản là hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Các hình ảnh này đã làm cho văn bản trở nên sống động.
Xác định vị ngữ là cụm từ:
- “là một thông tin đa phương tiện”.
- “hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình.
- “đã làm cho văn bản trở nên sống động”
Tham Khảo:
Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” của Bùi Đình Phong đã giúp tôi hiểu rõ quá trình Hồ Chủ tịch viết bản Tuyên ngôn Độc lập. Từ khi, Bác rời Pác Bó về Tân Trào để đề nghị Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ có được cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Cho đến khi Bác rời Tân Trào về Hà Nội để triệu tập các cuộc họp quan trọng, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, trao đổi và góp ý để sửa đổi cho bản thảo Tuyên ngôn độc lập. Bản Tuyên ngôn đã được hoàn thành sau một thời gian dài. Và đến ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, bản Tuyên ngôn Độc lập đã có ý nghĩa vô cùng trọng đại với nhân dân và đất nước Việt Nam.