Những câu hỏi liên quan
Minhh Minhh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 3 2021 lúc 21:28

Bạn tham khảo dàn ý nhé:

A, MB

- giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu: nhà thơ mới và sự nghiệp văn chương cùng phong cách sáng tác

+ Trước Cách mạng tháng 8, Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới

+ Sau Cách mạng, nhà thơ Xuân Diệu là người đặt những viên gạch đầu tiên cho nền thơ ca Cách mạng Việt Nam

+ Tư tưởng nổi bật nhất trong thơ ca Xuân Diệu là thái độ sống cuồng nhiệt, nhiệt huyết, khát khao được tận hưởng tình yêu và vẻ đẹp cuộc sống.

- giới thiệu bài thơ Vội vàng và giá trị nội dung

+ Bài thơ  Vội vàng được in trong tập "Thơ thơ" (1933-1938), xuất bản năm 1938. Bài thơ thể hiện một tình yêu đời, tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt cũng như một quan niệm nhân sinh chưa từng có trong thơ ca truyền thống

- giới thiệu khổ thơ cuối từ đó làm rõ nội dung: thái độ tích cực trước cuộc đời

B, TB: Phân tích khổ cuối để làm rõ nội dung

1, 7 câu đầu đoạn thơ cuối:

- Lời giục giã của thi nhân trước khi đời người ngắn ngủi kết thúc:"Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm"

- Khao khát được sống trọn với tình yêu, được tận hưởng cuộc sống:

+ Điệp ngữ  "Ta muốn" thể hiện được khát khao mãnh liệt

+ Những hình ảnh ước lệ tượng trưng như: cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn (cuộc sống tươi đẹp), mây đưa và gió lượn (cảnh sắc cuộc sống), cánh bướm và tình yêu (tình yêu đôi lứa), một cái hôn nhiều (tận hưởng cuộc sống)

+ Một loạt các động từ mạnh như: ôm, riết, thâu, hôn--> thái độ sống tích cực, vồ vập với cuộc sống của nhà thơ

2, Những câu cuối: Khát vọng tràn ngập mãnh liệt đến bùng nổ với tình yêu cuộc sống

- Cho no nê, cho đã đầy, cho chếnh choáng --> thái độ sống tích cực của nhà thơ với những sự tươi đẹp của cuộc sống nhưng ngắn ngủi nên phải muốn tận hưởng hết

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! là câu thể hiện khát vọng mãnh liệt trào dâng nhất. Xuân hồng là những tươi đẹp, đẹp đẽ của cuộc sống. Và tác giả xưng "ta" thể hiện được cái tôi cá nhân mạnh mẽ muốn được tận hưởng cái đẹp của sự sống bằng cả tấm lòng và nhiệt huyết

C, KB: Tổng kết lại những gì đã trình bày

- Tổng kết những đóng góp của Xuân Diệu

- Tổng kết lại nội dung về tình yêu cuộc sống, tình yêu đời trong khổ thơ cuối

Bình luận (1)
Minhh Minhh
Xem chi tiết
Minh Nhân
30 tháng 3 2021 lúc 11:46

Bạn tham khảo !

Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932-1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, gắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn cảu bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Khổ 1 là bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp cùng tâm trạng tiếc nuối của tác giả.

Bình luận (0)
Minhh Minhh
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 14:26

tham khảo

Tác giả

1. Tiểu sử

-  Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí,sinh ra ở Đồng Hới,Quảng Bình.

-  Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn.

- Năm 21 tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.

-  Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.

2. Sự nghiệp văn học

a. Di sản văn học:

   Tác phẩm chính: "Gái quê", "Thơ điên", "Xuân như ý", "Duyên kì ngộ", "Quần tiên hội",...

b. Phong cách sáng tác

- Tâm hồn thơ ông đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt diệu, chẳng những gợi cho ta niềm thương cảm còn đem đến cho ta những cảm xúc thẩm mĩ kì thú và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người.

- Quá trình sáng tác thơ của ông đã thâu tóm cả quá trình phát triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực.

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

    Nằm trong tập “Thơ điên”  sáng tác năm 1938, được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. 

b.Nội dung bài thơ:

    Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng mong manh về tình yêu và hạnh phúc.

c. Bố cục: 

- Phần 1: Bức tranh thôn Vĩ

- Phần 2: Tâm trạng của nhà thơ



 

Bình luận (0)
Vân Anh Nguyễn.
29 tháng 3 2021 lúc 20:09

Hàn Mặc Tử, người con đất Quảng Bình, là một trong những tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yếu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Ông có một khối lượng tác phẩm khổng lồ và thành công nhất có lẽ là bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ". Nằm trong tập “Thơ điên” sáng tác năm 1938, "Đây thôn Vĩ Dạ" được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng mong manh về tình yêu và hạnh phúc. Qua bài thơ, người đọc không chỉ đồng cảm với thân phận, khát vọng mà còn thấy được tài năng nghệ thuật xuất chúng của tác giả.

 

Bình luận (0)

Hàn Mặc Tử, người con đất Quảng Bình, là một trong những tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yếu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Ông có một khối lượng tác phẩm khổng lồ và thành công nhất có lẽ là bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ". Nằm trong tập “Thơ điên” sáng tác năm 1938, "Đây thôn Vĩ Dạ" được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng mong manh về tình yêu và hạnh phúc. Qua bài thơ, người đọc không chỉ đồng cảm với thân phận, khát vọng mà còn thấy được tài năng nghệ thuật xuất chúng của tác giả.

chúc bạn học tốtyeu

Bình luận (0)
Minhh Minhh
Xem chi tiết
Mavis x zeref
2 tháng 4 2021 lúc 17:54

      Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932-1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, gắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn cảu bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Khổ 1 là bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp cùng tâm trạng tiếc nuối của tác giả.

Bình luận (1)
Minhh Minhh
Xem chi tiết
Sunn
Xem chi tiết
Lưu Võ Tâm Như
23 tháng 3 2023 lúc 20:16

 

‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng  trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.

 

Bình luận (7)
Lưu Võ Tâm Như
23 tháng 3 2023 lúc 20:33

Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên

Bình luận (1)
Minhh Minhh
Xem chi tiết
🍀thiên lam🍀
9 tháng 4 2021 lúc 19:47

Tham khảo:

I. Đôi nét về tác giả Huy Cận

- Huy Cận ( 1919-2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận

- Ông tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau

- Giống như thanh niên thời đó, Huy Cận nhận thức được cuộc sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường có nỗi buồn cô đơn, điều này khắc họa khá rõ trong thơ ca

- Các tác phẩm chính:

   + các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi,...

   + văn xuôi: Kinh cầu tự

- Phong cách nghệ thuật: thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí

⇒ Huy Cận là gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại

II. Đôi nét về tác phẩm Tràng Giang (Huy Cận)

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng

2. Bố cục

- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ

- Phần 3 (khổ 4): cảnh hoàng hôn kì vĩ và tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại

Bình luận (0)
🍀thiên lam🍀
9 tháng 4 2021 lúc 19:48

Tham khảo:

Khổ 4

- Mang màu sắc Đường thi khá rõ từ những hình ảnh ước lệ đến cách dùng các thi liệu thơ Đường

   + hình ảnh Lớp lớp mây cao đùn núi bạc lấy ý từ câu thơ của Đỗ Phủ chỉ sự hùng vĩ của thiên nhiên nhưng câu thơ của Huy Cận miêu tả thiên nhiên lấp lánh, tráng lệ mang nét độc đáo riêng

   + hai câu thơ cuối phảng phất ý vị thơ Thôi Hiệu

- Hình thức ngôn ngữ mang màu sắc cổ điển nhưng cảm xúc lại mang tính hiện đại: cái tôi cô đơn, bơ vơ, rợn ngợp trước cuộc đời

   + hình ảnh Chim nghiêng cánh nhỏ gợi cảm giác chấp chới, rợn ngợp

   + nỗi nhớ nhà dợn dợn trong lòng, đó là nỗi khao khát tìm đến chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống vắng của tác giả

Bình luận (0)
Minhh Minhh
Xem chi tiết
Ngọc Mai
9 tháng 4 2021 lúc 19:10

1. Tiểu sử -  Con người

- Tố Hữu (1920 - 2002)

- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.



 

Bình luận (0)
Ngọc Mai
9 tháng 4 2021 lúc 19:10

a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

-  Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938 nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.

- Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu của Tố Hữu, gồm có  ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” (1937 – 1946).

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

b. Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca và đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.

c. Bố cục: 3 phần

- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.

- Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.

- Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.



 

Bình luận (0)
trịnh linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đắc Linh
13 tháng 3 2023 lúc 16:42

Trong bài "Vội vàng", tác giả đã miêu tả tình yêu cuộc sống thông qua những câu thơ đầu tiên:

"Cuộc đời vội vàng như chớp nhoáng Tuổi trẻ qua mau như ngón tay Đừng bao giờ hối tiếc khi đã làm Hãy sống trọn vẹn cuộc đời này"

Câu thơ đầu tiên miêu tả cuộc sống bao phủ bởi những sự kiện qua nhanh, giống như ánh chớp của một cơn mưa. Tác giả muốn nhắc nhở người đọc rằng cuộc sống rất ngắn ngủi và ta cần phải trân trọng từng khoảnh khắc.

Câu thơ thứ hai tái hiện sự tàn phai của thời gian, với thời thanh xuân tưởng chừng như chỉ kéo dài một thoáng, và bàn tay tưởng chừng như chỉ là để lướt qua những giấc mơ.

Câu thơ thứ ba khuyến khích chúng ta không nên hối tiếc về những điều đã làm được trong quá khứ, thay vào đó ta nên tiếp tục sống và trân trọng những gì đang có ở hiện tại.

Cuối cùng, câu thơ thứ tư khuyên chúng ta sống hết mình và trọn vẹn với cuộc đời này, thay vì chỉ sống qua lại với những điều trống rỗng.

Tóm lại, qua bài "Vội vàng", tác giả đã truyền tải một thông điệp về tình yêu cuộc sống. Cảm nhận của tác giả là ta cần phải trân trọng cuộc đời, không hối tiếc về quá khứ mà nên sống trọn vẹn và hạnh phúc bằng việc trân trọng hiện tại.

Bình luận (0)