1. Tiểu sử - Con người
- Tố Hữu (1920 - 2002)
- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.
- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938 nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.
- Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu của Tố Hữu, gồm có ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” (1937 – 1946).
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
b. Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca và đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.
c. Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
- Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.
- Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.