Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 12 2017 lúc 9:28

- Nét nổi bật trong tính cách ông Hai:

    + Ông là người hay khoe làng, tự hào về làng chợ Dầu

    + Khi nghe tin làng Việt gian theo tây, ông đau đớn, tủi nhục, ám ảnh nặng nề

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:

    + Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống thử thách gay cấn để bộc lộ tâm trạng, sự tủi nhục và nỗi ám ảnh của ông Hai

    + Ngôn ngữ nhân vật giàu tính khẩu ngữ, sinh động, thể hiện cá tính từng người

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 7 2019 lúc 7:23

Viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

 

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai: nhân vật chính của tác phẩm, kết tinh lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc.

b. Thân bài (9đ)

   - Tình huống truyện độc đáo thể hiện lòng yêu làng của nhân vật: Ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. (1đ)

   - Diễn biến tâm trạng từ lúc nghe tin (6đ):

      + Sự xung đột trong nội tâm nhân vật: rất yêu làng nhưng nghe tin làng theo giặc, ông hết sức bất ngờ “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.

→ Tình yêu nước vượt lên trên tình yêu làng quê.

Mặc dù vậy, vì yêu làng nên ông càng day dứt, tủi hổ, không thể dứt bỏ tình cảm với làng được.

      + Bị đẩy vào tình huống bế tắc khi bị mụ chủ nhà đuổi đi. Mâu thuẫn nội tâm nhân vật và những giằng xé, bế tắc đòi hỏi cần được giải quyết.

+ Trút lòng tâm sự với đứa con nhỏ. Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của ông Hai với cách mạng, với kháng chiến, đất nước, quê hương... Thực chất ở lời tâm sự đó là lời tự nhủ với mình, giãi bày nỗi lòng mình:

   • Ông yêu làng tha thiết.

   • Thủy chung với cách mang, với kháng chiến mà biểu tượng là Cụ Hồ. tình cảm ấy bền chặt, thiêng liêng

      + Khi làng được minh oan, tin về làng ông được ông chủ tịch cải chính: ông vui mừng, hớn hở: “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn”.

   - Nét nổi bật trong tính cách nhân vật chính là tình yêu làng, yêu quê hương đất nước. (1đ)

→ Tác giả rất thành công trong miêu tả tâm lí nhân vật, đặt nhân vật vào thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. (0.5đ)

→ Am hiểu tâm lí con người, nhất là người nông dân. (0.5đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại sự thành công của tác giả trong xây dựng nhân vật.

Bình luận (0)
ohcatcam
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 2 2023 lúc 20:59

- Là sự yêu làng, yêu nước của ông.

- Trong tình huống ông Hai hay tin làng mình theo giặc và ở tình huống ông Hai nghe tin đính chính lại làng mình không theo giặc.

- Qua những chi tiết như:

+ Suy nghĩ của ông Hai: "Chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư,..."

+ Không nói năng với vợ, trằn trọc một đêm suy nghĩ về làng.

+ Vui mừng quyết định giết heo ăn mừng.

(Bạn tìm chi tiết hơn trong SGK nhé).

- Nghệ thuật: độc thoại nội tâm.

Đặc sắc ở chỗ: thể hiện rõ, chân thực nhất tâm lý và suy nghĩ của một người dân yêu làng yêu nước.

 

Bình luận (0)
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 8 2016 lúc 8:31

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 10 2018 lúc 4:09

- Sử gia Ngô Sĩ Liên xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính, ngắn nhưng mỗi câu chuyện đều có xung đột, thắt nút, cao trào, mở nút

- Ngôn từ hàm súc, chỉ kể, không bình luận. Lời kể khách quan, trung thành với sự thật

- Cách kể hấp dẫn, luôn gây yếu tố bất ngờ: tình huống có xung đột, cao trào, người đọc bất ngờ về cách giải quyết không theo logic

- Ông luôn khiến người đọc khâm phục, cảm mến vì nhân cách

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 7 2017 lúc 11:48

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành độc lập.

- Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định, bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á.

- Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc cung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hoặc cá phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.

- Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po, Thái Lan...

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
14 tháng 3 2021 lúc 23:13

- Từ sau năm 1945, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á.

- Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...

- Suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).

- Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...)

- Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 3 2021 lúc 23:14

- Từ sau năm 1945, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á.

- Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...

- Suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).

- Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...)

- Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. 

 



 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diệu Ly
14 tháng 3 2021 lúc 23:14

- Từ sau năm 1945, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á.

- Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...

- Suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).

- Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...)

- Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. 

Bình luận (0)
Dung Thùy
Xem chi tiết
Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
31 tháng 10 2016 lúc 22:27

Những nét nổi bật về thành thị trung đại:

Nguồn gốc và vai trò của thành thị trung đại Tây Âu :

- Nguồn gốc :

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất làm nghề thủ công. Những người thợ thủ công tìm cách tách khỏi lãnh địa bằng cách chuộc thân phận hoặc bỏ trốn tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất và mua bán ớ bên ngoài lãnh địa, dẫn tới thành thị đã ra đời.

+ Lãnh chúa lập nên các thành thị.

+ Thành thị cổ đại được phục hồi.

- Vai trò:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.

+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, mở mang tri thức, tạo tiền đề để cho việc hình thành các trường đại học.

+ Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
31 tháng 10 2016 lúc 22:23

Những nét nổi bật về lãnh địa phong kiến châu Âu:

Lãnh địa phong kiến :

- Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

- Đời sống kinh tế :

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.

+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ... , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

- Đời sống chính trị trong lãnh địa :

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lạp, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng...

+ Đời sống lãnh chúa :

Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

Đối với nông nô : bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

+ Đời sống nông nô:

Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.



 

 

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
23 tháng 8 2017 lúc 16:18

Lãnh địa phong kiến :

- Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

- Đời sống kinh tế :

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.

+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ... , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

- Đời sống chính trị trong lãnh địa :

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lạp, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng...

+ Đời sống lãnh chúa :

Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

Đối với nông nô : bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

+ Đời sống nông nô:

Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.


Bình luận (0)