Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 1 2017 lúc 12:26

a) Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng

- Khí hậu phân hóa thành nhiều đới khác nhau. Từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo lần lượt có các đới khí hậu: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo.

- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

+ Đới khí hậu ôn đới: kiểu ôn đới lục địa, kiểu ôn đới gió mùa, kiểu ôn đới hải dương.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt gió mùa, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô, kiểu nhiệt đới gió mùa.

b) Giải thích

- Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

 

- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao, khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Bình luận (0)
死ジェロネァッキ
Xem chi tiết
Smile
19 tháng 4 2021 lúc 21:51

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu:

1 đới nóng ( nhiệt đới )

2 đới ôn hòa ( ôn đới )

 2 đới lạnh ( hàn đới ).

 

Bình luận (0)

*Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

* Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu: 1 đới nóng ( nhiệt đới ), 2 đới ôn hòa ( ôn đới ), 2 đới lạnh ( hàn đới ).

Bình luận (0)
nguyễn thục nguyên
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
16 tháng 12 2020 lúc 13:41
 

* Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). * Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì: – Ảnh hưởng của các dòng biển (cùng nằm ven đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, ngược lại nơi dòng biển lạnh đi qua mưa ít). – Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn): + Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều. Nhưng đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô ráo, giảm mưa. + Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường khô ráo, ít mưa. – Ảnh hưởng của bề mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương): cùng trên một vĩ độ, trên các hải dương mưa nhiều hơn lục địa, càng đi sâu vào lục địa càng ít mưa. – Ảnh hưởng của gió: + Khu vực có gió Tây ôn đới và gió mùa hoạt động thì mưa nhiều. + Khu vực có gió Mậu dịch hoạt động thì mưa ít. – Ảnh hưởng của khí áp: + Các dải cao áp mưa ít.

+ Các dải áp thấp mưa nhiều.

Bình luận (0)
Lý Đặng Kha Nghi
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
18 tháng 2 2022 lúc 17:32

REFER:

* Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). * Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì:

– Ảnh hưởng của các dòng biển (cùng nằm ven đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, ngược lại nơi dòng biển lạnh đi qua mưa ít).

– Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn):

+ Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều. Nhưng đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô ráo, giảm mưa.

+ Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường khô ráo, ít mưa.

– Ảnh hưởng của bề mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương): cùng trên một vĩ độ, trên các hải dương mưa nhiều hơn lục địa, càng đi sâu vào lục địa càng ít mưa.

– Ảnh hưởng của gió:

+ Khu vực có gió Tây ôn đới và gió mùa hoạt động thì mưa nhiều.

+ Khu vực có gió Mậu dịch hoạt động thì mưa ít.

– Ảnh hưởng của khí áp:

+ Các dải cao áp mưa ít.

+ Các dải áp thấp mưa nhiều.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 4 2018 lúc 8:33

Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là vĩ độ.

Chọn: C.

Bình luận (0)
Mai Huỳnh Đức
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
9 tháng 10 2016 lúc 10:04

 - Khí hậu châu á phân hóa thành 5 đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam (Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo) 
- Đới khí hậu cực và cận cực 
- Đới khí hậu ôn đới 
- Đới khí hậu cận nhiệt 
- Đới khí hậu nhiệt đới 
- Đới khí hậu xích đạo 
* Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 
- Khí hậu gió mùa: 
+ Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ) 
+ Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á) 
- Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á. 
*** Giải thích: 
- Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

Bình luận (1)
Ma Tuấn Anh
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
15 tháng 4 2016 lúc 19:48

Do sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời tới bề mặt Trái Đất không đều theo vĩ độ. Do góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng khác nhau, nên có sự khác nhau về khí hậu ở các khu vực.

Bình luận (0)
Kh có tên
Xem chi tiết
Midoriya Izuku
3 tháng 11 2023 lúc 20:29

a)

a) Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng

- Khí hậu phân hóa thành nhiều đới khác nhau. Từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo lần lượt có các đới khí hậu: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo.

- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

+ Đới khí hậu ôn đới: kiểu ôn đới lục địa, kiểu ôn đới gió mùa, kiểu ôn đới hải dương.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt gió mùa, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô, kiểu nhiệt đới gió mùa.

- Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

 

- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao, khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Bình luận (0)
Midoriya Izuku
3 tháng 11 2023 lúc 20:30

b) 

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

      Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phái đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch.

 
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
4 tháng 11 2016 lúc 9:58

-Do sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ở đới ôn hòa đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở bắc mĩ, Châu Âu, Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải, làm cho lượng khí CO2 tăng lên làm Trái Đất nóng lên

-Hậu quả: gây mưa axit, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người, băng các vùng cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao, đe dọa cuộc sống con người ở các đảo và các vùng đất thấp ven biển, làm thủng tầng ô zôn, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người

Bình luận (0)