Các nhà khoa học đã phân chia sinh vật thàng mấy giới ? Nêu tên và đặc điểm của từng giới ?
Nêu các bậc phân loại sinh vật. Theo quan điểm hiện đại sinh vật được chia làm mấy giới? Đặc điểm chung của mỗi giới
Tham khảo:
Có bảy bậc phân loại chính: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. Ngoài ra, vực (do Carl Woese đề xuất) cũng được sử dụng rộng rãi như là một bậc phân loại cơ bản, mặc dù nó không được đề cập đến trong mã danh pháp.
Giới thực vật chia làm mấy nhóm, kể tên các nhóm và nêu đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật?
5/ Giới thực vật chia làm mấy nhóm, kể tên các nhóm và nêu đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật?
Tham khảo:
Thực vật được chia thành 4 nhóm:
- Nhóm rêu: có rễ giả, chưa có mạch, sống ở nơi ẩm ướt, sinh sản bằng bào tử
- Nhóm dương xỉ: có rễ thật, có mạch dẫn, sóng ở nơi đất ẩm, sinh sản bằng bào tử
- Nhóm hạt trần: có mạch dẫn, có noãn, không có hoa và quả
- Nhóm hạt kín: có mạch dẫn, có hoa và quả, hạt nằm trong quả
tham khảo
Nhóm thực vật | Đặc điểm nhận dạng |
Cây rêu | Nhỏ, sống ở những nơi ẩm ướt. |
Cây dương xỉ | Lá non cuộn tròn, dưới lá già có các túi bào tử. |
Cây thông (hạt trần) | Hạt nằm lộ trên lá noãn hở. |
Cây cam (hạt kín) | Hạt được bao bọc bên trong quả. |
Phân chia sơ bộ giới Thực vật Việt Nam, nêu được đặc điểm chính (đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản) của các Ngành thực vật và tìm ra những ví dụ minh họa (bằng các hình ảnh thực tế) các loài thực vật ở Việt Nam theo sơ đồ các dạng thực vật đã học trong bài Khái quát sự phân loại giới thực vật?
[Sinh học]
các nhà khoa học đã phân chia sinh vật ra thành bao nhiêu nhóm? lấy vd 3 loài sinh vật ở mỗi giới đó.
GIÚP MIK VỚI!! MIK ĐG CẦN GẤP😭😭😭
có các giới sinh vật nào? Nêu đặc điểm và lấy ví dụ đại diện từng giới ?
có mấy giới sinh vật? Đặc điểm của từng giới ?
Tham khảo
Hiện tại, các tài liệu về phân loại tại Hoa Kỳ sử dụng hệ thống 5 giới
1. Giới khởi sinh (Monera)
- Đặc điểm : là những sinh vật chưa có nhân hoàn chỉnh, sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng, kích thước rất nhỏ bé (1 – 5 ) và xuất hiện từ cách đây rất lâu (khoảng 3,5 tỉ năm trước).
- Đại diện : tất cả các loài vi khuẩn đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.
2. Giới Nguyên sinh (Protista)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào và có lối sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
- Đại diện : tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
3. Giới Nấm (Fungi)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đơn bào hoặc đa bào phức tạp, sống dị dưỡng hoại sinh và không có khả năng di chuyển.
- Đại diện : tất cả các loài nấm đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.
4. Giới Thực vật (Plantae)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đa bào phức tạp, sống tự dưỡng quang hợp và không có khả năng di chuyển.
- Đại diện : tất cả các loài thực vật đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.
5. Giới Động vật (Animalia)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đa bào phức tạp, sống dị dưỡng và hầu hết có khả năng di chuyển.
- Đại diện : tất cả các loài động vật đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.
Tham khảo
Giới Đặc điểm | Giới Khởi sinh | Giới Nguyên sinh | Giới Nấm | Giới Thực vật | Giới Động vật |
---|---|---|---|---|---|
Đặc điểm cấu tạo | -Tế bào nhân sơ. -Đơn bào. | -TB nhân thực. -Đơn bào, đa bào. | -TB nhân thực. -Đa bào phức tạp | -TB nhân thực. -Đa bào phức tạp. | -TB nhân thực. -Đa bào phức tạp. |
Đặc điểm dinh dưỡng | -Dị dưỡng -Tự dưỡng | -Dị dưỡng. -Tự dưỡng | -Dị dưỡng hoại sinh. -Sống cố định | Tự dưỡng quang hợp. -Sống cố định | -Dị dưỡng -Sống chuyển động |
Các nhóm điển hình | -Vi khuẩn | -ĐV đơn bào, tảo, nấm nhầy | -Nấm | -Thực vật | -Động vật |
5 giới: giới vi khuẩn, giới nấm, giới thực vật (gồm tảo và thực vật) và giới động vật (gồm nguyên sinh động vật và động vật).
1. Giới Khởi sinh (Monera)
Giới Khởi sinh gồm những loài vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất bé nhỏ, phần lớn có kích thước khoảng 1-5 um. Chúng xuất hiện khoảng 3.5 tỉ năm trước đây.
2. Giới Nguyên sinh (Protista)
Giới nguyên sinh gồm có :
- Tảo: sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, có sắc tố quang tự dưỡng, sống trong nước.
- Nấm nhầy: sinh vật nhân thực, dị dưỡng, sống hoại sinh.
- Động vật nguyên sinh: rất đa dạng, cơ thể gồm một tế bào nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
3. Giới Nấm (Fungi)
Đặc điểm chung của giới Nấm: sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp. Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Nấm là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.
4. Giới Thực vật (Plantae)
Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. Phần lớn sống cố định có khả năng cảm ứng chậm.
5. Giới Động vật (Animalia)
Giới Động vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển nhờ có cơ quan vận động, có khả năng phản ứng nhanh.
Tham Khảo
Câu 27. Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau, nhỏ nhất là
A. loài. B. ngành.
C. lớp. D. giới.
Câu 19. Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau, lớn nhất là
A. lớp. B. ngành.
C. bộ. D. giới.