Những câu hỏi liên quan
Anna
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
18 tháng 12 2016 lúc 22:13

I am 12 years old and I'll tell you about my health. I highly 1m57. My weight is 44kg. I think I do not have good health because I do not exercise regularly and eat a little fruit. To keep in shape and stay healthy I need to eat healthy foods, eat less junk food and to exercise every day. I will also play sports such as basketball, badminton, .... to have a nice body.

Thanh Trà
24 tháng 3 2017 lúc 20:08

I am 12 years old and I will tell you about my health. I am 1m57 tall. My weight is 44kg. I think I'm not healthy because I do not exercise regularly and eat very little fruit. To keep fit and healthy I need to eat healthy food, eat less food and have to exercise the day. I will also play sports like basketball, badminton, .... to have a beautiful body.

Kawaii Sanae
25 tháng 3 2017 lúc 0:43

I am 12 years old and I'll tell you about my health. I highly 1m57. My weight is 44kg. I think I do not have good health because I do not exercise regularly and eat a little fruit. To keep in shape and stay healthy I need to eat healthy foods, eat less junk food and to exercise every day. I will also play sports such as basketball, badminton, .... to have a nice body.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
12 tháng 8 2023 lúc 22:30

Tham khảo
- Quan sát hình vẽ, em thấy những thức ăn cần ăn để cơ thể khỏe mạnh: rau, cá, đậu phụ, cơm, thịt gà, tôm, hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt, sữa, nước lọc,....
- Nếu ăn thường xuyên những thức ăn sau sẽ không tốt cho sức khỏe: bánh kẹo, nước ngọt, ...

đạt đẹp trai
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Anh
Xem chi tiết
Đỗ Nhật Huy
Xem chi tiết
nguyen tungduong
5 tháng 4 2020 lúc 15:12

Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên dưới như một. Cũng nhờ sự đoàn kết ấy đã làm cho đất nước ta phát triển cường thịnh để có thể sánh với các nước năm châu hùng mạnh. Để nhắc nhở con cháu đời sau, ông cha ta đã lưu truyền câu "Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn"  . Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.Tinh thần đoàn kết không chỉ có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong quá khứ mà còn nguyên những giá trị tới hiện tại và tương lai. Tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Khách vãng lai đã xóa
Buddy
Xem chi tiết

Ví dụ em học xa nhà => Thường xuyên gọi về hay nhắn tin cho các thành viên trong gia đình.

Cố gắng học tốt, giữ sức khoẻ ổn định để gia đình đỡ bận lòng.

Ngô Minh Hải Long
Xem chi tiết

phần phân tích của mình đây nhé bạn

“Tuổi thơ” – hai tiếng nghe sao quá bình yên. Với chúng ta, tuổi thơ gói gọn trong chiếc kẹo ngọt mẹ mua, trong cánh diều vi vu chạy dọc con đê vào mỗi chiều đầy nắng, trong nụ cười hồn nhiên không vướng chút âu lo của cuộc đời. Thế nhưng, nửa thế kỉ trước, tuổi thơ lại gắn liền với những nỗi đau - mà kẻ gây ra điều đó chính là xã hội phong kiến nửa thực dân. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng tái hiện một cách chân thực quãng đời ấu thơ đầy nước mắt của cậu bé Hồng. Trong đó, nhân vật người cô hiện lên với những rắp tâm tàn nhẫn đã trực tiếp gây nên những đau khổ trong tâm lí đứa trẻ đáng thương.

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dần tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

Khách vãng lai đã xóa

bạn cần mẫu nữa k ah

Nhà văn Nguyên Hồng có một tuổi thơ buồn, bất hạnh và nhiều cay đắng, tủi nhục. Nhà văn đã viết lại những câu chuyện tuổi thơ của mình trong cuốn hồi kí “Những ngày thơ ấu” gây nhiều xúc động cho bạn đọc.

Trong cuốn hồi kí này, Nguyên Hồng không chỉ kể về mình, về gia đình, bố, mẹ mà còn khắc họa khá rõ nét một nhân vật – Nhân vật người cô. Nhân vật này không phải để lại trong kí ức của Nguyên Hồng là người cô nhân hậu, biết yêu thương mà là một người bà cô tính cách tàn nhẫn, vô tình ngay cả với người cháu ruột thịt của mình.

Con người, tính cách của nhân vật người cô được khắc họa khá rõ nét, sinh động trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, thuộc chương IV của cuốn hồi kí “ Những ngày thơ ấu”. Trong đoạn trích này, nhân vật người cô hiện lên với vẻ vô tình, lạnh lùng. Cô ta đối xử với cháu mình vô cùng khắc nghiệt, nhẫn tâm hệt như đối xử với kẻ thù của mình. Trong đoạn trích, nhân vật người cô cũng xuất hiện với lời hỏi han có vẻ rất quan tâm đến người cháu của mình: “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?”.

Câu hỏi này đã tác động đến tâm lí của người cháu, bởi đây cũng chính là mong muốn của bé Hồng. Phải xa mẹ khi còn nhỏ nên nếu có cơ hội gặp lại sẽ rất vui mừng và hạnh phúc “nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rơi nước mắt”.

Dù rất vui mừng, hạnh phúc vì ý nghĩ sẽ được gặp mẹ nhưng khi nhìn người cô, biết cô không hề có ý tốt: “nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch”. Nghĩa là người cô không hề có ý muốn đưa bé Hồng vào với mẹ mà tất cả chỉ là đang diễn kịch, đang ấp ủ những âm mưu xấu xa. Mục đích chính của người cô chỉ là muốn gieo rắc vào đầu mình ý nghĩ căm thù mẹ : “gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt mà ruồng rẫy mẹ”. Đến đây, ta thấy được sự vô tình đến nhẫn tâm của nhân vật người cô. Chỉ vì không thích mẹ của bé Hồng mà cô ta cũng muốn gieo rắc lòng hận thù mẹ vào cháu của mình. Đối với một đứa trẻ ngây thơ như bé Hồng, điều đó chẳng phải quá tàn nhẫn sao?

Khi nghe bé Hồng nói không muốn vào và tin chắc cuối năm thế nào mẹ mình cũng về. Mục đích chưa đạt được, người cô vẫn ngọt giọng dụ dỗ “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu”.

Người cô không hề để ý đến cảm nhận của bé Hồng, dù biết bé sẽ tổn thương nhưng vẫn rắp tâm muốn chia cách tình cảm của hai mẹ con chú bé, mong muốn chú bé cũng sẽ hận mẹ như bản thân cô ta ghét mẹ của bé Hồng.

Sự nhẫn tâm của bà cô khiến bé Hồng dù muốn nhưng cũng không dám nói ra mong muốn thực sự của mình. Với một em nhỏ như bé Hồng, phải kìm nén những cảm xúc, thực sự rất đáng thương.

Nhân vật người cô cũng là một người cố chấp, khi mục đích của mình chưa thực hiện được thì sẽ làm mọi cách để nó diễn ra theo ý mình. Mọi cảm xúc của người cháu- dù có là ruột thịt của cô ta thì cô ta cũng không màng tới. Khi bé Hồng đã bị tổn thương bằng những lời nói của người cô “ lòng tôi thắt lại, khóe mắt đã cay cay” thì người cô vẫn ngoan cố đến cùng với mục đích của mình: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ”.

Tâm hồn mong manh của bé Hồng hết lần này đến lần khác làm cho tổn thương, đau xót. Lần này bà cô nhấn mạnh vào từ “em bé” như muốn nói với bé Hồng: mẹ đã có em bé mới và bé sẽ bị mẹ bỏ rơi, không quan tâm, chăm sóc nữa. Đến đây, sự nhẫn tâm của bà cô đã đi quá giới hạn của bé Hồng, bé khóc vì thương mẹ, vì những lời nói quá mức cay nghiệt, cùng những định kiến của bà cô dành cho mẹ của mình. Bé Hồng đã không thể kìm nén được cảm xúc của mình: “ Nước mắt tôi ròng ròng rơi xuống hai bên mép rồi chan hòa, đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Tâm hồn của Hồng đã bị chính người cô của mình làm tổn thương bằng những lời lẽ vô tâm,vô tình nhất khiến cho hình ảnh bé Hồng hiện lên trước mắt người đọc thật đáng thương.

Nhân vật người cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” có tính cách khắc nghiệt, nhẫn tâm. Đây cũng là nhân vật tiêu biểu cho những định kiến xã hội đối với người phụ nữ, mà cụ thể ở đây chính là mẹ bé Hồng. Trong cái nhìn khắc nghiệt của bà cô thì mẹ bé Hồng là người phụ nữ xấu xa, mẹ của bé Hồng không được quyền mưu cầu hạnh phúc, cả cả khi bố của Hồng đã không còn.

Cảm nhận nhân vật bà cô độc ác trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Nổi bật trong đoạn trích Trong lòng mẹ là hình ảnh người cô độc ác và cay nghiệt. Người cô của bé Hồng đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản thị dân,sống trong xã hội xưa nhỏ nhen, ích kỷ, giả dối và hết sức nhẫn tâm.

Mối xung đột dai dẳng giữa người cô và mẹ bé Hồng cho đến bây giờ vẫn chưa chấm dứt. Mẹ bé Hồng đi làm ăn xa, người cô lợi dụng sự kiện gần đến ngày giỗ đầu và tình thế đơn độc của bé Hồng, người cô đã cố nói lời cay độc nhằm khiến bé hồng đau khổ và gieo rắc vào đầu óc non nớt của cậu sự thù ghét và ruồng bỏ mẹ mình. Đối với người cô, bé Hồng càng đau khổ, người cô càng thấy hài lòng.

Bằng những lời lẽ bóng gió, hành động giả tạo, bà ta làm ra vẻ quan tâm đến chú nhưng thực chất là đang dò xét thái độ của chú bé đáng thương. Bé Hồng đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô. Bé Hồng biết rõ nhắc đến mẹ, người cô ấy chỉ cố ý gieo giắt vào đầu óc chú những hoài nghi để chú khinh nghiệt và ruồng rẫy mẹ chứ không bao giờ có ý tốt đẹp. Điều đó khiến chú bé Hồng vô cùng đau khổ vì mẹ chú có lỗi lầm gì mà bị đối xử tàn tệ đến thế.

Đứng ở vị trí bề trên, lại là người trưởng thành, dày dạn trải nghiệm và bằng cả sự xảo quyệt của mình, bà cô từng bước điều khiển cảm xúc của chú bé Hồng. Bằng giọng nói ngọt ngào, giả dối, người cô kể dạo này mẹ bé Hồng “phát tài”, dụ bé Hồng vào thăm “ em bé”. Bà ta cố ngân dài ra thật ngọt, thật rõ hai tiếng “em bé” như để bé Hồng phải nhớ rằng mẹ của chú là người phụ nữ chưa đoạn tang chồng mà đã có con với người khác. Trước những lời nói của người cô, bé Hồng chỉ biết lặng im, rồi khác.

Dường như chưa đủ, người cô lại “tươi cười” kể cho chú nghe tình cảnh túng quẫn,hình ảnh gầy guộc,rách rưới của người mẹ khiến bé Hồng nghẹn họng “khóc không ra tiếng”. Bé hồng vừa thương mẹ vất vả, cơ cực vừa căm ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ, khiến mẹ phải rời xa anh em Hồng, trốn tránh ở phương xa. Rõ ràng, thực hư thế nào chưa biết, nhưng những lời lẽ của người cô đã động đến cảm xúc sâu thẳm nhất trong tâm hồn chú. Nhìn ỏ bề ngoài, rõ ràng, bà cô đã đạt được mục đích. Nhưng bên trong, bé Hồng cũng biết tìm cách chế ngự cảm xúc của mình, tự biện giải cho mẹ và khẳng định mạnh mẽ tình yêu thương và lòng kính trọng mẹ.

Nhân vật người cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động. Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội đó mà còn là người đàn bà có tâm địa đen tối khi cố ý khắc sâu vào nỗi đau trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vô vàn yêu thương.

Khách vãng lai đã xóa
Who KNows
14 tháng 10 2021 lúc 17:04

ydthdfhfdhfh

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Tâm Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Oanh
14 tháng 4 2020 lúc 18:54

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

Khách vãng lai đã xóa
Vương Mạt Mạt
14 tháng 4 2020 lúc 19:32

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
14 tháng 4 2020 lúc 19:47

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

Khách vãng lai đã xóa