bài 6 ấy ạ
Bạn LiLi muốn sơn chữ INFORMATION TEACHNOLOGY . Mỗi ngày , cô ấy sơn 1 chữ . Cô ấy bắt đầu sơn vào ngày thứ 6 . Hỏi cô ấy sẽ sơn chữ cuối cùng vào thứ mấy ?
( Mình đang cần gấp bài giải ạ ) !
thứ 7
chữ Te.... có 22 chữ
mà thứ cô ấy sơn vào thứ 6 nghĩa là đến chữ 21 thì vẫn là thứ 6 của 3 tuần tiếp theo
=> sơn hết thì đến thứ 7
Ta có:
Chữ "INFORMATION TEACHNOLOGY" có 22 chữ
Mà 22:7=2(dư 6)
=> Sơn chữ cuối cùng vào thứ 5
~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~
Ác nào giúp em ạ đc bài nào hay bài ấy ạ nhờ mn githich dễ hiểu cho e vs ak
Bạn cần giải thích bài nào nhỉ?
Bài hình đầu tiên ấy ạ
a: AC=12cm
b: Xét ΔMBA và ΔMCD có
MB=MC
\(\widehat{BMA}=\widehat{CMD}\)
MA=MD
Do đó:ΔMBA=ΔMCD
c: Xét ΔKAB vuông tại A và ΔKCD vuông tại C có
AB=CD
KA=KC
Do đó: ΔKAB=ΔKCD
Suy ra: KB=KD
hay ΔKBD cân tại K
cíu mình vớiiii, dạng 4 bài 1 ấy ạ
1:
a: góc PAO+góc PBO=180 độ
=>PAOB nội tiếp
b: Xét (O) có
PA,PB là tiếp tuyến
=>PA=PB
mà OA=OB
nên OP là trung trực của AB
=>OP vuông góc AB
góc ABC=1/2*sđ cung AC=90 độ
=>BC//OP
cos AOP=OA/OP=1/2
=>góc AOP=60 độ
=>góc AOB=120 độ
Bài 3 ấy ạ em cảm ơn nhiều, em vã lắm rồi em xin nghiêng mình cảm ơn ạ
Phần bài tập ấy ạ, giúp em với em cảm ơn
a: Xét ΔODB vuông tại D vàΔOCA vuông tại C có
OB=OA
góc O chung
=>ΔODB=ΔOCA
b: ΔODB=ΔOCA
=>góc OBD=góc OAC
góc OBD+góc IBA=góc OBA
góc OAC+góc IAB=góc OAB
mà góc OBD=góc OAC và góc OAB=góc OBA
nên góc IAB=góc IBA
=>ΔIAB cân tại I
c: IC=ID
ID<IA
=>IC<IA
Làm gấp cho em với ạ
Chứng minh 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 6
E chưa học về ước và bội đâu ạ
Cô em bảo làm theo cái gì mà số chẵn là 2k số lẻ là 2k+1 ấy. Mấy anh chị giúp em với ạ. Mai e phải nộp bài rồi
Đặt tích 3 số tự nhiên liên tiếp là a * (a + 1) * (a + 2)
+Nếu a = 2k thì:
a * (a + 1) * (a + 2) chia hết cho 2
+ Nếu a = 2k +1 thì:
a+1=2k+1+1=2k+2 chia hết cho 2
Suy ra a * (a + 1) * (a + 2) chia hết cho 2
+ Nếu a = 3k thì
a * (a + 1) * (a + 2) chia hết cho 3
+ Nếu a = 3k +1 thì
a+2=3k+1+2=3k+3 chia hết cho 3
Suy ra a * (a + 1) * (a + 2) chia hết cho 3
+ Nếu a = 3k+2 thì:
a+1=3k+2+1=3k+3 chia hết cho 3
Suy ra a * (a + 1) * (a + 2) chia hết cho 3
Vì 2 và 3 nguyên tố cùng nhau nên a * (a + 1) * (a + 2) chia hết cho 2.3=6 (đpcm)
123 vì 1:6=6 2:6=3 3:6=2
Cảm nhận khổ 1 bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu
Giúp mk vs ạ
TK:
Bài thơ Từ Ấy được in trong phần Máu Lửa của tập thơ " Từ Ấy ". Được Tố Hữu sáng tác vào năm 1938, bài thơ viết về một sự kiện có ý nghĩa làm nên bước ngoặt lớn trong đường đời và đường thơ của Tố Hữu - Giây phút nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng.
Đi vào giải thích câu nói : Nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị có nghĩa là những sự kiện chính trị có ý nghĩa lớn với Đất Nước, với cá nhân, làm thay đổi cả một đời người đều trở thành nguồn cảm hứng trong thơ Tố Hữu. cái chất trữ tình cùng cảm xúc chân thành của nhà thơ quyện vào nhau, làm nên những vần thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi Cách Mạng.
Bài thơ " Từ Ấy" là bài thơ đánh dấu mốc son quan trọng, có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời của nhà thơ, chính giây phút nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng ấy đã làm nên sự thay đổi kì diệu về nhận thức, lí tưởng của một hồn thơ thuộc về cách mạng, thuộc về nhân dân..
Đến với khổ thơ mở đầu, ta bắt gặp cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, say mê của hồn thơ Tố Hữu khi lần đầu tiên bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng. Một nguồn cảm xúc thiêng liêng và chân thành xuất phát từ chính trái tim của nhà thơ. Đây cũng là xúc cảm tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."
Ngay từ câu thơ mở đầu đã bắt gặp hình ảnh " Từ Ấy " đã đem lại sự ấn tượng và khẳng định một lần nữa khoảng time mà nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng. Nói lên cảm xúc của mình trước những giây phút thiêng liêng như thế, nhà thơ sử dụng các thử pháp nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ và nhân hoá.. hình ảnh " nắng hạ " cho ta thấy được một cái ánh nắng chói chang gay gắt của buổi trưa hè. Khác với nhiều nhà thơ khác luôn tìm đến ánh trăng, tới cái ánh nắng của buồi chiều sa thì Tố Hữu tìm đến cái nắng của mùa hạ. Đúng vậy, cũng chỉ có ánh nắng ấy mới toả được sự chói chang rực rỡ của lí tưởng cách mạng, mới diễn tả được hết sự sửng sốt và choáng váng của nhà thơ khi đứng trước cái lí tưởng rực rỡ như thế.Soi tỏ vào bài thơ này ta mới thấy hết được nguồn cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước ánh sáng huy hoàng của chân lý.
"Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng "
Và dường như như thế chưa đủ để nói lên sự toả sáng của " lí tưởng cách mạng " nhà thơ lại tìm đến hình ảnh " Mặt trời chân lí ", đó chính là biểu tượng cho lí tưởng mà nhà thơ theo đuổi. Hình ảnh mặt trời biểu hiện cho sự ấm nóng, rực rỡ và là nguồn sáng bất diệt. Đúng vậy, lí tưởng ấy đâu phải chí toả sáng trong phút chốc mà sẽ toả sáng bất diệt, là nguồn sáng vĩnh cửu, không gì có thể dập tắt nổi. Tố Hữu gọi lí tưởng cách mạng là mặt trời chân lí bởi đó chính là nguồn sáng dẫn đường cho cuộc đời đã từng tối tăm, mù mịt của nhà thơ khi " băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời "... Mặt trời chân lý ấy " chói " qua tim người nghệ sĩ . hình ảnh trái tim là nơi chứa đựng biết bao tình cảm , cảm xúc, là nơi kết hợp giữa tâm lí và ý thức trí tuệ " mặt trời chân lí chói qua tim giống như xuyên rọi qua tất cả những tình cảm, lí tưởng của nhà thơ và cũng chỉ khi được ánh sáng ấy chiếu rọi nhà thơ mới thực sự hành động đúng, mới cảm thấy được ý nghĩa của cuộc sống mình.
Chính ánh sáng chói chang rực rỡ ấy đã làm thay đổi cuộc đời, thay đổi cả tình cảm của nhà thơ:
" Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.."
Khác hẳn với hồn thơ khi nhà thơ còn chưa bắt gặp ánh sáng lí tưởng, hồn thơ của Tố Hữu bây giờ rạo rực, vui sướng đến nỗi được so sánh với hình ảnh " vườn hoa " -> vườn hoa đầy đủ sắc màu, tràn ngập những âm thanh của tiếng chim, mùi hương của hoa lá... Đúng vậy, tâm trạng của nhà thơ đang tràn ngập rất nhiều cảm xúc ; có cái ngất ngây, say mê trước "hương thơm" của lí tưởng cách mạng, có cái rộn ràng, rạo rực vui sướng như tiếng chim kia.... Nhà thơ sử dụng các động từ mạnh , cũng các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ so sánh và đặc biệt là lối vắt dòng từ câu thứ ba xuống câu thứ tư đã góp phần lớn trong việc biểu hiện cảm xúc của mình.
“Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.
Cho mik hỏi bài: Một thứ quà của lúa non:Cốm thuộc thể loại j vậy ạ và tại sao thuộc thể loại ấy?
Giúp mik với ạ
tùy bút
vì tác giả cảm nhận rồi viết lên văn bản ấy