Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau:Từ đó,họ hàng nhà kiến đông hẳn lên,sống hiền lành,chăm chỉ,không để ai bắt nạt.
Xem Bài Đọc
Chuyện của loài kiến
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. (Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)
Khi xưa, loài kiến sống như thế nào?
A. Sống theo đàn
B. Sống theo nhóm
C. Sống phân chia theo cấp bậc
D. Sống lẻ một mình
Xưa kia loài kiến chưa sống thành đàn, mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn.
Chọn đáp án: D. Sống lẻ một mình
Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành.
Họ hàng nhà kiến lúc nào cũng chăm chỉ, hiền lành. Trời chuẩn bị mưa to nhưng đàn kiến vẫn hành quân thành một hàng đen kịt tha mồi về tổ. Lần theo dấu vết của đàn kiến mới thấy chúng đi kiếm ăn rất xa tổ, chúng kiếm ăn ở trên cây hồng xiêm mà tổ lại ở trên vách nhà, quãng đường đi phải đến chục mét, quá xa xôi với thân hình nhỏ bé ti ti của chúng. Thế mà đàn kiến vẫn nối đuôi nhau thành hàng đi sát vào mép tường sân. Trông chúng nhỏ bé, hiền lành nhưng lại rất kiên cường. Nếu một tên kiến bị trêu chọc thì những con xung quanh liền cùng nhau giơ càng lên phản ứng tự vệ.
Lớp em có bạn hiền lành, nhút nhát. Khi bị kẻ khác bắt nạt, bạn đó chỉ nhẫn nhịn, lấy câu tục ngữ: "Một sự nhịn, chín sự lành" làm phương châm sống. Theo em nên vận dụng câu nói đó như thế nào?
a. Mở bài:
- Tục ngữ xưa đã đúc kết nhiều bài học quý về cách xử thế. “Một sự nhịn, chín sự lành” là một trong những câu tục ngữ đó.
- Cần hiểu và vận dụng bài học đó vào cuộc sống.
b. Thân bài:
- Tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ.
+ Trong giao tiếp, nhiều khi phải nín nhịn để tránh những va chạm không cần thiết.
+ Nhường nhịn giúp ta bình tĩnh, thận trọng khi nhìn nhận sự việc.
+ Trong quan hệ với mọi người, nhất là với người tốt, người thân, kẻ yếu, cần nhường nhịn.
– Mặt hạn chế của phương châm ứng xử nhường nhịn :
+ Bị áp bức mà nhịn nhục có nghĩa là đầu hàng, là hèn nhát.
+ Thấy người yếu bị bắt nạt, thấy người tốt, việc tốt bị cản trở mà không bênh vực là thiếu dũng khí.
+ Trước hành động phi pháp, gây hại cho tập thể mà không dám chống lại là nhu nhược.
- Nên vận dụng phương châm nhường nhịn như thế nào :
+ Mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có giới hạn, có nguyên tắc mới là phương châm xử thế đúng.
+ Nhường nhịn lẽ phải, người tốt, người thân nhưng phải kiên quyết chống lại kẻ ác, việc xấu.
c. Kết bài:
- Tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân, nhưng không phải mọi lời khuyên đều có giá trị tuyệt đối.
- Cần vận dụng câu tục ngữ đúng lúc, đúng chỗ.
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : " Có hai người bạn A và B là đôi bạn thân, khi họ sống dưới quê thì học hành chăm chỉ, hiền lành ngoan ngoãn. Cả hai đều có ý định lên thành phố để thi vào trường Chuyên. Rồi khi lên thành phố sống vì điều kiện khó khăn nên ả 2 vừa học vừa làm. Trong quá trình đó A và B quen một bạn tên C. C là người có gia đình giàu có ăn chơi. Thế là B bị rủ rê. A biết thế can ngăn nhưng B ko nghe còn trách bạn và kết quả là cả B và C đều rơi vào vòng lao lý" Câu 1 Kiểu văn bản? Câu 2 Em nhận xét gì về A và B câu 3 tìm phép liên kết nối trong câu chuyện câu 4 rút ra bài học cho bản thân
“Chào Mào và Sáo Sậu sống với nhau trong xóm Vườn Nhãn. Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu… Chào Mào ít nói, hiền lành và chăm chỉ. Còn Sáo Sậu, suốt ngày chỉ thấy luyện giọng để đi thi hát. Một hôm Chào Mào sang gặp Sáo: - Bữa mai ngày lành tháng tốt, em cất nhà mới. Chị có rảnh sang giúp em một tay. - Ấy chết! Mai lại đúng vào ngày tôi phải ra thành phố đăng ký dự thi. Mỗi năm chỉ mở một kì thi hát, tôi không thể bỏ được. Cô thông cảm nhé. Sự thật thì đến cuối mùa thu mới hết hạn đăng ký, nhưng Sáo Sậu ngại làm giúp hàng xóm nên nói thác ra như thế. Sáng hôm sau, Sáo khoá trái cửa nằm nhà, đánh một giấc say sưa đến tận chiều tối. Được mọi người chung tay giúp sức, chả mấy nỗi nhà của Chào Mào đã dựng xong. Hôm ăn mừng tân gia, Chào Mào lại sang mời Sáo: - Chị nghỉ tập hát một ngày, sang bên em dự tiệc với mọi người cho vui. Thấy nói có tiệc tùng, Sáo Sậu đến ngay. Chào Mào thật thà đôn hậu nên chẳng nghĩ xa nghĩ xôi gì. Nhưng mấy cô Giẻ Quạt, Liếu Điếu vừa nhác thấy Sáo đã chao chát: - Hôm nay, cô Sáo không đi thi hát à? - Xóm Vườn Nhãn quê mùa này buồn chết đi được. Hát hay như cô Sáo, dọn quách ra thành phố mà ở. Ngoài ấy quanh năm tha hồ đình đám hội hè. Biết mọi người cạnh khoé, Sáo Sậu cúi gằm mặt suốt bữa ăn. Mấy ngày sau, càng nghĩ càng xấu hổ, Sáo lặng lẽ dọn nhà lên vách núi cao chót vót. Thỉnh thoảng, Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt mọi người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm. Có ai trong xóm hiểu được điều đó không?
Hai lần Chào Mào sang gặp Sáo, Sáo đã có cách ứng xử thế nào? Cách ứng xử đó cho em thấy điều gì ở Sáo?
Giúp mik với
gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu " từ giờ chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc" rồi đặc câu với từ chỉ đặc điểm đó
ai nhanh tôi tick cho
gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu " từ giờ chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc" rồi đặc câu với từ chỉ đặc điểm đó
trả lời :
từ giờ chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc
đặt câu:
-Bạn An chăm chỉ học tập
hok tốt
Chăm chỉ
Bạn Dũng luôn chăm chỉ tưới cây của lớp
Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành .......................Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián .................. Vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn ................. bạn đến nhà mình
Tìm danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ có trong câu sau:
Trong chuyện cổ tích cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành còn người anh thì tham lam, độc ác
Danh từ: chuyện cổ tích;cây khế;người em;người anh
Tính từ: chăm chỉ;hiền lành;tham lam; độc ác
Quan hệ từ: còn