a. Mở bài:
- Tục ngữ xưa đã đúc kết nhiều bài học quý về cách xử thế. “Một sự nhịn, chín sự lành” là một trong những câu tục ngữ đó.
- Cần hiểu và vận dụng bài học đó vào cuộc sống.
b. Thân bài:
- Tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ.
+ Trong giao tiếp, nhiều khi phải nín nhịn để tránh những va chạm không cần thiết.
+ Nhường nhịn giúp ta bình tĩnh, thận trọng khi nhìn nhận sự việc.
+ Trong quan hệ với mọi người, nhất là với người tốt, người thân, kẻ yếu, cần nhường nhịn.
– Mặt hạn chế của phương châm ứng xử nhường nhịn :
+ Bị áp bức mà nhịn nhục có nghĩa là đầu hàng, là hèn nhát.
+ Thấy người yếu bị bắt nạt, thấy người tốt, việc tốt bị cản trở mà không bênh vực là thiếu dũng khí.
+ Trước hành động phi pháp, gây hại cho tập thể mà không dám chống lại là nhu nhược.
- Nên vận dụng phương châm nhường nhịn như thế nào :
+ Mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có giới hạn, có nguyên tắc mới là phương châm xử thế đúng.
+ Nhường nhịn lẽ phải, người tốt, người thân nhưng phải kiên quyết chống lại kẻ ác, việc xấu.
c. Kết bài:
- Tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân, nhưng không phải mọi lời khuyên đều có giá trị tuyệt đối.
- Cần vận dụng câu tục ngữ đúng lúc, đúng chỗ.