Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
17 tháng 3 2021 lúc 20:26
Các loại thành phần biệt lập

Thành phần tình thái

Thành phần cảm thán.

Thành phần gọi đáp

Thành phần phụ chú

Trong câu "con ơi tuy thô sơ da thịt" có thành phận gọi đáp : con ơi

Thành phần khởi ngữ trong câu "giàu tôi cũng giàu rồi" : giàu

 

Bình luận (0)
HhHh
17 tháng 3 2021 lúc 20:41

-Có 4 Thành phần biệt lập,là: Thành phần tình thái, Thành phần cảm thán, Thành phần gọi đáp và Thành phần phụ chú.

 -Trong câu "con ơi tuy thô sơ da thịt"

 thành phần  gọi đáp là "con ơi"

-Trong câu "giàu tôi cũng giàu rồi" 

Khởi ngữ là "giàu"

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 1 2017 lúc 9:59

Đáp án C

Thành phần trạng ngữ

Bình luận (0)
Nhà Băng
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 7 2021 lúc 21:40

chia bài ra em ơi rồi chị làm cho, chị đang ốm nên hơi mệt á :((

Bình luận (0)
Huyên Moon
Xem chi tiết
đinh gia long
Xem chi tiết
Trần Huy Hoàng
Xem chi tiết
弃佛入魔
4 tháng 6 2021 lúc 7:37

Ví dụ: Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

=>Thành phần tình thái

Bình luận (0)
Phạm Đức Vũ
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 2 2022 lúc 15:20

a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

=> TPBL cảm thán: Chao ôi,

=> Dùng để bộc lộ cảm xúc

b.Trong những hành trang ấy, có lẽ, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất .

=> TPBL tình thái: có lẽ

=> Dùng để nói đến 1 vấn đề nhưng chưa chắc chắn

c. Này, con có nghĩ như mẹ không ?

Vâng, con cũng nghĩ như mẹ.

=> TPBL gọi đáp: Này, Vâng

=> Dùng để gọi hay nhắc đến ai đó

d. Đại bác nổ rền và kéo dài phía Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.

=> TPBL: Chắc chắn

=> Dùng để khẳng định 1 vấn đề 1 cách chăc chắn

e. Mây đã kéo đen kịt một góc trời, có thể trời sắp mưa to.

=> TPBL: có thể

=> Dùng để nói đến 1 vấn đề nhưng chưa chắc chắn

Bình luận (0)
quỳnh anh nguyễn lê
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
10 tháng 3 2022 lúc 20:44

tham khẻo:

1.   Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Trong cuộc sống con người luôn phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thử thách trông gai. Sống có nghị lực biết đối diện với khó khăn thử thách là vô cùng quan trọng.

2.   Phân tích, chứng minh:

-         Khó khăn thử thách luôn đến với con người trong cuộc sống không báo trước, bất ngờ.

-         Nó khiến con người gặp vô cùng nhiều trở ngại, thất bại  nếu con người không vượt qua được nó.

-         Sống có nghị lực là lúc con người có niềm tin vào bản thân, nỗ lực vượt thoát khỏi hoàn cảnh, chế ngự hoàn cảnh, làm chủ bản thân mình.

-         Sống có nghị lực sẽ giúp con người sẽ thể hiện được năng lực làm chủ cuộc đời của mình, khẳng định đươc vị thế của mình.

-         Trong thực tế, không phải ai cũng có nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách có những người nản chí trước trở ngại,  chọn cách buông xuôi..

 Dẫn chứng về người có nghị lực trong cuộc sống: Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Công Hùng, Nickvuijic, Nguyễn Ngọc Kí.. Đó là những tấm gương sáng về ý chí vượt hoàn cảnh khó khăn, làm chủ cuộc đời, làm chủ cuộc sống của mình. 

3.    Bình luận, mở rộng:

-         Sống có nghị lực là vô cùng cần thiết đối với mỗi chúng ta trong cuộc đời.

-         Trang bị cho mình kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết , sự quyết tâm sẽ là người bạn đồng hành cho con người , không thể thiếu trong hành trang con người.

-         Phê phán những người thiếu ý chí nghị lực trong cuộc sống.

-         Liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
quỳnh anh nguyễn lê
10 tháng 3 2022 lúc 20:43

giúp mình với ạ :<

Bình luận (0)
Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
21 tháng 2 2016 lúc 13:15

Soạn bài: Các thành phần biệt lập

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thành phần tình thái

a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?

(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.

- (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).

- (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từchắc.

b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao?

Gợi ý: Thànhphần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắccó lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.

2. Thành phần cảm thán

a) Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

(1) , sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý: Các từ ngữ Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.

b) Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu  hoặctrời ơi?

Gợi ý: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên  và trời ơi.

3. Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Gợi ý:

- Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ

- Các thành phần cảm thán: chao ôi

2. Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):

chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

Gợi ý: Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.

dường như / hình như / có vẻ như à có lẽ à chắc là à chắc hẳn à chắc chắn

3. Lần lượt thay các từ chắc / hình như / chắc chắn vào chỗ trống trong câu sau đây và cho biết với từ nào thì người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất (và với từ nào thì trách nhiệm đó thấp nhất) về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Tại sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại chọn từchắc?

Với lòng mong nhớ của anh, …… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

Gợi ý: Trong số 3 từ, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất. Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ với mức độ tin cậy cao (như chắc chắn) thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể, bởi vì dù sao thì người kể và nhân vật cũng là những chủ thể khác nhau, chỉ có thể khẳng định chắc chắn khi suy nghĩ ấy là của chính mình. Nếu dùng từ hình như thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật.

4. Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…).

Gợi ý:

- Những yếu tố tình thái thường được sử dụng: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…

 

- Những yếu tố cảm thán thường được sử dụng: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…

Bình luận (0)