Theo em tên kinh thành là "Thăng Long" có ý nghĩa gì?
1. Vì sao Lý Công Uẩn chọn Đại La làm kinh đô và đổi tên là Thăng Long?
2. Tại sao lại đổi tên là Thăng Long, Ý nghĩa của sự kiện trên?
Tham khảo
1. Nhà Lý dời đô về Thăng Long ( đại la) vì :- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài, có đồng bằng rộng lớn, màu mỡ. - Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
2. Lịch sử Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. ... Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vì có kinh đô thứ 2 là Tây Kinh tại Thanh Hóa.
vì sao lý công uẩn lại đổi tên là thăng long có ý nghĩa gì ?
vì : Thăng có nghĩa là thăng quan, thăng chức
Long là rồng biểu tương của vua sự quyền lực, sức mạnh
Vì :
Thăng là Bay Lên
Long là Rồng
Thăng Long là rồng bay Lý Công Uẩn lấy biểu tượng Rồng bay lên ý muốn nói ca ngợi đất nước ta hùng mạnh như Rồng
Theo em, Thăng Long có điều kiện gì để trở thành kinh đô của nước ta?
Tham khảo
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C4%83ng_Long
Tham khảo:
Thăng Long là nơi thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.
đủ những điều kiện căn bản để trở thành kinh đô - trung tâm quốc gia. Vùng đất này ở vào vị trí “trung tâm” đất nước, trung tâm châu thổ sông Hồng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đủ thế mạnh để hội tụ và lan toả
Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội). Theo sử cũ: “Khi thuyền đến dưới chân thành, có đám mây hình rồng vàng hiện lên, do đó vua đổi tên là Thăng Long" - nghĩa là rồng bay lên. Sự kiện dời đô này có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? Nhà Lý đã làm gì để xây dựng và phát triển đất nước? Hơn hai trăm năm nắm giữ vận mệnh dân tộc, nhà Lý đã lãnh đạo quân dân Đại Việt chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước như thế nào?
* Sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã mở ra thời kì phát triển mới cho nước nhà
* Những chính sách nhà Lý thực hiện để xây dựng và phát triển đất nước
- Về chính trị:
+ Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt, tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
+ Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc cho vua có các quan văn, quan võ
+ Cử người thân tín giữ những chức vụ quan trọng
+ Cả nước chia thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu, dưới lộ là huyện, hương, xã
- Về luật pháp:
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên ở Việt Nam
+ Các vua Lý cho đặt chuông trước điện Long Trì cho người dân kêu oan
- Về quân đội:
+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương
+ Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
- Về đối nội:
+ Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết dân tộc
+ Ban chức tước và gả công chúa cho các tù trưởng miền núi
- Về đối ngoại:
+ Triều đình chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm-pa
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
- Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống muốn gây chiến với Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước
- Sớm phát hiện âm mưu của nhà Tống, nhà lý đã chủ động chuẩn bị đối phó
- Tháng 10/1075: Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống
- Sau khi hạ thành Ung Châu, phá kho lương thực, ông cho quân rút về nước
- Sau khi về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến bên sông Như Nguyệt
- Tháng 1/1077, 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tiến vào nước ta nhưng bị chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt
- Cuối xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông lúc nửa đêm tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống hoang mang, tuyệt vọng
- Trước tình hình đó Lý Thường Kiệt chủ động giảng hóa, quân Tống rút về nước
Như vậy, dưới sựu lãnh đạo tài ba của mình, nhà Lý đã đánh bại quân xâm lược Tống, giữ vững nền độc lập, tự do của Đại Việt
theo em nếu đóng đô ở thành đại la thì có thuận gì để xây dựng và phát triển thành 1 kinh đô ?tại sao việc định đô ở thăng long lại được coi là mốc son lịch sử?
Theo em nếu đóng đô ở thành Đại La thì có thuận lợi gì để xây dựng và phát triển thành một kinh đô ? Tại sao việc định đô Thăng Long lại được coi là mốc son lịch sử?
giúp e với ạ:((
tham khảo
Theo vua Lý Công Uẩn, địa thế của thành Đại La có những ưu thế để đóng đô:
+ Từng là kinh đô cũ của Cao Vương.
+ Thuận lợi địa hình: rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng, không bị lụt, muôn vật phong phú.
+ Thuận lợi chính trị, văn hóa: chốn hội tụ bốn phương trời, mảnh đất muôn vật tốt tươi.
+ Thuận lợi phong thủy: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi.
→ Thành Đại La hội tụ đủ những ưu thế vượt trội của vùng đất xứng đáng kinh đô của đất nước.
Vì Đại La có địa thế thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước còn Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đã hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
Việc dời đô về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn,tạo đà phát triển cho đất nước
tk
Vì Đại La có địa thế thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước còn Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đã hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
Việc dời đô về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn,tạo đà phát triển cho đất nước
em có nhận xét gì về tình hình kinh tế chính trị văn hóa của kinh thành đông kinh so với kình thành thăng long thời lý trần
Em có nhận xét gì về tình hình chính trị kinh tế văn hóa của Kinh thành Đông Kinh thời Lê Sơ so với kinh thành Thăng Long thời Lý-Trần
Trước khi đổi tên dưới thời nhà Lý thành Thăng Long có tên gọi là gì?
Tham khảo
Năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay), đổi tên thành Thăng Long với khát vọng về một vận nước bền lâu, quốc gia thịnh vượng, phồn vinh, trăm dân, muôn họ được an hưởng thái bình, hạnh phúc.