Những câu hỏi liên quan
Sơn Quách
Xem chi tiết
Như Nguyễn
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
25 tháng 11 2017 lúc 19:51

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
1 tháng 2 2016 lúc 15:56

Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống hết hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó”. Chí có ý định đó vì thị Nở nghe lời bà cô thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà “người tình bội bạc” mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhà văn đưa ra lời bình: “những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

http://loigiaihay.com/chi-pheo-nam-cao-e173.html

Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khẳng định quyết liệt: “Tao muốn làm người lương thiện!”. Một câu hỏi uất ức: “Ai cho tao lương thiện?”. Rồi một câu phủ định đau xót: “Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí Phèo muốn, là nguyện vọng. Nguyện vọng xuất phát từ bản chất, cội nguồn lương thiện của Chí và vẫn dai dẳng tiềm ẩn trong con người anh ta, dẫu từ khi biến chất anh ta lúc nào cũng say, cũng là một thằng “đầu bò”. Chí Phèo hỏi, là trong sâu xa Chí rất rõ nguyên nhân nào và ai đã làm Chí thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Và sự tự phủ định cuối cùng chứng tỏ Chí Phèo hiểu con đường cùng đầy thương cảm, xót xa của bản thân. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra một cách tự nhiên không gò bó. Cho nên lại không thế nói Chí Phèo giết Bá Kiến vì say rượu. Chỉ có thể nói đó là giây phút lóe tỉnh trong cơn say. Sự lóe lên của ý thức này thật Chí hơn tất cả cơn say triền miên của Chí. Bởi thực chất Chí say vì uất ức, say vì muốn trả thù, say vì cùng quẫn. Và vì tất cả những nguyên cớ rất lương thiện này cho nên Chí mới say. Do vậy, có thể nói, trong say, Chí thực ra là “Chí giả” - một Chí hình nộm - mang tên Chí Phèo. Giết Bá Kiến là cái anh Chí làm canh điền, chỉ có một mong ước hiền lành từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm” cho nên lại có thể nói, mà như thế này mới chính xác - giết Bá Kiến là một Chí Phèo rất tỉnh. Đầy lòng phẫn uất và căm thù không có con đường nào khác để cho đành liều thân với kẻ thù.

Chính nhờ Nam Cao mà Chí Phèo có được sức sống mạnh mẽ đến vậy trong lòng độc giả. Mỗi lần đọc Chí Phèo là mỗi lần cảm nhận khác nhau về cảnh đời, số phận của những con người trong xã hội cũ. Và mỗi lần như vậy, người đọc lại càng thương cảm hơn cho cái dáng vẻ ngất ngưởng, dềnh dàng bước ra từ trang sách của Chí Phèo. Càng thêm căm ghét cái xã hội bất công cũ đã đày đọa, vùi dập con người, biến họ trở thành lưu manh và cắt đứt con đường hoàn lương của họ. Khiến họ, một khi không có cơ may tìm thấy lối ra, mà sự khát khao làm người rực cháy thì chỉ còn một con đường là cùng chết với kẻ thù.

Bình luận (0)
Lê Minh Đức
3 tháng 2 2016 lúc 9:13

Chí Phèo là nhân vật điển hình xuất hiện sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo ra đời năm 1941. Đây là một người nông dân cùng quẫn vốn lương thiện, hiền lành, tự trọng nhưng đã bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hóa, côn đồ hóa. Sau khi gặp Thị Nở, được hưởng tình cảm yêu thương. Chí muốn trở lại lương thiện. Tuyệt vọng vì không thể hoàn lương. Chí cầm dao đến nhà kẻ thù, sau khi đã nốc rất nhiều rượu. Vậy Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái say hay tỉnh?

Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống đến hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó. Chí có ý định đó vì Thị Nở nghe lời bà cô của thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà người tình bội bạc mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhà văn đưa ra lời bình: “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khắng định quyết liệt: “Tao muốn làm người lương thiện!”. Một câu hỏi uất ức: “Ai cho tao lương thiện?”. Rồi một câu phủ định đau xót: “Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí Phèo muốn. Chí Phèo hỏi và Chí Phèo hiểu mình không thể trở thành người lương thiện được nữa với những vết mảnh chai trên mặt, dấu vết của tội lỗi, của bao lần rạch mặt, ăn vạ, ức hiếp, gây rối. Như vậy là Chí rất tỉnh. Vả lại lời văn của Nam Cao cho chúng ta thấy rõ khi Chí Phèo uống thêm chai rượu nữa nhưng “càng uống càng tỉnh ra”. Tỉnh ra, Chí buồn, khóc rưng rức rồi ra đi với con dao ở thắt lưng. Phải nói, theo cách dẫn truyện Nam Cao, Chí Phèo đang tỉnh.

 


Do đó, người đọc hiểu Chí Phèo đã giết Bá Kiến trong trạng thái vừa tỉnh vừa say, nhưng có lẽ phần tỉnh nhiều hơn.

 

Cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nó tố cáo xã hội thực dân – phong kiến đã tàn nhẫn đẩy người cố nông như Chí Phèo vào bế tắc, cùng đường không lối thoát. Chí Phèo vốn lương thiện, có nhân cách. Chỉ vì sự ghen hão của tên bá hộ cáo già, anh trai làng vô tội đó đã phải vào tù đến bảy, tám năm. Nhà tù của thực dân đã lưu manh hóa con người lương thiện ấy. Rồi Bá Kiến tiếp tục đẩy sâu Chí Phèo vào vũng bùn tội lỗi, biến anh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Kết cục là Chí Phèo tự sát sau khi đã đâm chết tên thủ phạm Bá Kiến. Anh chưa tìm được lối thoát, một mặt không thể sống hung hãn, ngập trong rượu và máu như trước được nữa, mặt khác cũng không thể trở lại con đường sống lương thiện. Ý nghĩa khách quan của cái chết Chí Phèo là khi chưa được ánh sáng cách mạng soi rọi thì cuộc đời người nông dân nghèo hèn trong xã hội cũ rất dễ rơi và kết thúc bi thảm.

Cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo còn nói lên sự phản kháng của con người dưới đáy xã hội. Dù sự phản kháng này là manh động, liều lĩnh, đơn độc nhưng cũng giáng một đòn chí tử, đích đáng vào kẻ có tội ác, đầu mối của những bi kịch trong cái làng Vũ Đại khốn khổ. Kẻ gieo gió đã phải gặt bão. Bá Kiến đã bị trừng phạt bởi chính người mà hắn đã đào luyện thành tên tay chân đắc lực. Bá Kiến chết cùng với tội lỗi của hắn. Chí Phèo chết trong người cố nông đáng thương, đáng giận ấy gục xuống trên vũng máu, chưa phải là hết chuyện. Sẽ có thể có Chí Phèo con ra đời nếu xã hội bất công, xấu xa ấy chưa thay đổi.

 
Bình luận (0)
Lê Ngọc Toàn
1 tháng 2 2016 lúc 15:57

               Chí Phèo là nhân vật điển hình xuẩt sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo ra đời năm 1941. Đây là một người nông dân cùng quẫn vốn lương thiện, hiền lành, tự trọng nhưng đã bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hoá, côn đồ hoá. Sau khi gặp Thị Nở, được hưởng tình cảm yêu thương. Chí muốn trở lại lương thiện. Tuyệt vọng vì không thể hoàn lương. Chí cầm dao đến nhà kè thù, sau khi đã nốc rất nhiều rượu. Vậy Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái say hay tỉnh?

              Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống hết hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà Thị Nở "để đâm chết cả nhà nó". Chí có ý định đó vì Thị Nở nghe lời bà cô thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà “người tình bội bạc” mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhă văn đưa ra lời bình : “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

             Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khẳng định quyết liệt: “Tao muốn làm người lương thiện!”. Một câu hỏi uất ức: “Ai cho tao lương thiện?”. Rồi một câu phủ định đau xót: “Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí Phèo muốn, là nguyện vọng. Nguyện vọng xuất phát từ bản chất, cội nguồn lương thiện của Chí và vẫn dai dẳng tiềm ẩn trong con người anh ta, dẫu từ khi biến chất anh ta lúc nào cũng say, cũng là một thằng “đầu bò”. Chí Phèo hỏi, là trong sâu xa Chí rất rõ nguyên nhân nào và ai đã làm Chí thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Và sự tự phủ định cuối cùng chứng tỏ Chí Phèo hiểu con đường cùng đầy thương cảm, xót xa của bản thân. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra một cách tự nhiên không gò bó. Cho nên lại không thế nói Chí Phèo giết Bá Kiến vì say rượu. Chỉ có thể nói đó là giây phút lóe tỉnh trong cơn say. Sự lóe lên của ý thức này thật Chí hơn tất cả cơn say triền miên của Chí. Bởi thực chất Chí say vì uất ức, say vì muốn trả thù, say vì cùng quẫn. Và vì tất cả những nguyên cớ rất lương thiện này cho nên Chí mới say. Do vậy, có thể nói, trong say, Chí thực ra là “Chí giả” - một Chí hình nộm - mang tên Chí Phèo. Giết Bá Kiến là cái anh Chí làm canh điền, chỉ có một mong ước hiền lành từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm” cho nên lại có thể nói, mà như thế này mới chính xác - giết Bá Kiến là một Chí Phèo rất tỉnh. Đầy lòng phẫn uất và căm thù không có con đường nào khác để cho đành liều thân với kẻ thù.

               Chính nhờ Nam Cao mà Chí Phèo có được sức sống mạnh mẽ đến vậy trong lòng độc giả. Mỗi lần đọc Chí Phèo là mỗi lần cảm nhận khác nhau về cảnh đời, số phận của những con người trong xã hội cũ. Và mỗi lần như vậy, người đọc lại càng thương cảm hơn cho cái dáng vẻ ngất ngưởng, dềnh dàng bước ra từ trang sách của Chí Phèo. Càng thêm căm ghét cái xã hội bất công cũ đã đày đọa, vùi dập con người, biến họ trở thành lưu manh và cắt đứt con đường hoàn lương của họ. Khiến họ, một khi không có cơ may tìm thấy lối ra, mà sự khát khao làm người rực cháy thì chỉ còn một con đường là cùng chết với kẻ thù.

              Đầu mối của những bi kịch trong cái làng Vũ Đại khốn khổ. Kẻ gieo gió đã phải gặt bão. Bá Kiến đã bị trừng phạt bởi chính người mà hắn đã đào luyện thành tên tay chân đắc lực. Bá Kiến chết cùng với tội lỗi của hắn. Chí Phèo chết trong người cố nông đáng thương, đáng giận ấy gục xuống trên vũng máu, chưa phải là hết chuyện. Sẽ có thể có Chí Phèo con ra đời nếu xã hội bất công, xấu xa ấy chưa thay đổi.

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 1 2019 lúc 3:02

- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

   + Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng

   + Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con

   + Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con

- Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo"sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:

   + Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa

   + Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ

   + Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống

Bình luận (0)
VuChiBachh
Xem chi tiết
Trần Mạnh
24 tháng 10 2021 lúc 20:42

Lão tìm đén cái chết vì:

+ không muốn ăn hết số tiền dành dụm cả đười cho con

+ không muốn phiền hà cho bà con hàng xóm

+ lão ăn năn hối hận khi bán cậu Vàng, kỷ vật cuối cùng mà con trai đẻ lại cho lão

+ hoàn cảnh túng thiếu, lão ốm một trận hơn 1 tháng, làng mát vé sợi nên lão ko có việc làm

=> lão là 1 người ô cùng đáng thương, là 1 người giàu lòng tự trọng, là 1 ông bố thương con

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 13:42

- Điểm nhìn: Có sự thay đổi, đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại.

- Giọng điệu: tự nhiên, gần gũi, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.

- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:

+ Là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm.

+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống, tuy tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.

+ …

Bình luận (0)
nguyễn kỳ an
Xem chi tiết
nguyễn kỳ an
22 tháng 11 2021 lúc 8:05

mn giúp mik với

Bình luận (0)
Minh Anh
22 tháng 11 2021 lúc 8:05

nhân vật lão Hạc là người cha rất yêu thương con và có lòng tự trọng

Cái chết của lão rất đau đớn.

Bình luận (0)
minh nguyet
22 tháng 11 2021 lúc 8:09

Em tham khảo ở đây:

Hãy nêu nhận xét của em về nhân vật lão Hạc 

Bình luận (0)
Phương Dung
Xem chi tiết
Thảo Phương
24 tháng 10 2016 lúc 12:41

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc – văn lớp 8

Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.

 

Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy ***** đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.

Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.

Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.

Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.

Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.

Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.

Bình luận (0)
Linh Phương
24 tháng 10 2016 lúc 12:49

Văn học hiện thực phê phán là dòng văn học với những cảnh đời trớ trêu, cay đắng, bất hạnh. Văn học về những con người bị áo cơm ghì sát đất, phải sông tha hóa, sống kiếp sông mòn, của những cảnh đời bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát,... Nước mắt và cái chết có thể coi là những mô tiếp quen thuộc của văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Mô tip ấy ám ảnh nhiều trong sáng tác của nhà văn Nam Cao: Chí phèo chết trong vũng máu của chính mình ngay trong khi khát vọng trở về với cuộc đời bị dập tắt; Lang Rận, Mụ Lợi tự tử trong sự ghẻ lạnh, đàm tiếu của người làng; Bà cái Tí chết vì một bữa no duy nhất của cuộc đời,... Có lẽ trong những cái chết ấy thì khó quên nhất chính là cái chết của lão Hạc - một lão nông nghèo khổ, bất hạnh trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Ta hãy đọc lại những dòng văn Nam Cao tả lại cái chết của lão Hạc: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy”. Những dòng văn này trước hết làm tôi giật mình về một cái chết thật dữ dội và kinh hoàng. Đây không phải là một cái chết bình thường. Đó là cái chết của người do bị trúng độc bả chó. Bất giác tôi có cảm tưởng như không phải cái chết của một người bình thường mà là cái chết như của một con chó. Lão Hạc trong cái chết của mình vô cùng đau đớn, vô cùng vật vã, cùng cực về thể xác. Cả đời đã khổ, đến khi nhắm mát xuôi tay, lão đâu có hề được bình yên về với đất mẹ. Cái chết của lão Hạc thật bất ngờ - bất ngờ với tất cả, cả Binh Tư và người láng giềng thân thiết là ông giáo; cả mọi người trong làng. Sự bất ngờ của cái chết càng làm cho câu chuyện thêm căng thẳng, thêm xúc động. Mâu thuẫn bế tắc được đẩy lên đến đỉnh điểm và kết thúc một cách bi đát và tất yếu. Lão Hạc không thể tìm con đường nào khác để tiếp tục sống mà không ăn vào tiền của con, hoặc bán mảnh vườn. Lão đành chọn cái chết, đành tự chấp nhận đau khổ để nuôi hi vọng cho người con trai. Với một tính cách như lão Hạc thì cái chết là một tất yếu, cách chết mà lão chọn cũng là một tất yếu. Người đọc bao thế hệ trước cái chết của lão Hạc đều xúc động nghẹn ngào khi phát hiện ra những ý nghĩa sâu sắc ẩn sau cái chết đầy đau đớn về thể xác kia của lão. Lão không chọn cách chết nào khác mà chết như cách chết của một ***** ăn phải bả, bởi với lão đến tận lúc chết, ám ảnh về cậu Vàng, về việc mình đã trót lừa một ***** vẫn day dứt lương tâm lão. Lão đã chọn một cách giải thoát đáng sợ nhưng lại như một cách để tạ lỗi cùng cậu Vàng. Lão Hạc yêu thương ***** như con trai nhưng lại nỡ lừa bán nó để cho thằng Mục giết thịt, thì lão cũng phải tự trừng phạt mình, tự chịu hình phạt như một ***** chết vì ăn phải bả. Lão Hạc chết trong đau đớn, vật vã ghê gớm về thể xác nhưng chắc chắn lão lại thanh thản về tâm hồn vì đã hoàn thành nốt công việc cuối cùng với đứa con trai vẫn “bặt vô âm tín” với hàng xóm láng giềng về tang ma của mình. Lão chết để giữ phần ấm cho con, để giữ lại hi vọng cho người con trai duy nhất đang ở nơi xa của mình. Cái chết của lão là biểu hiện cao nhất của tình phụ tử thiêng liêng, của đức hi sinh cao cả. Cái chết của lão Hạc một mặt góp phần bộc lộ tính cách và số phận của lão Hạc, cũng là một điển hình sắc nét của số phận và tính cách của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: nghèo khổ, bế tắc, nhưng giàu lòng yêu thương và đức hi sinh cao cả, mặt khác, cái chết của lão Hạc cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy những con người lương thiện vào bước đường cùng, phải chấp nhận cái chết như cách duy nhất kết thúc cuộc đời nhiều đau khổ. Cái chết của lão cũng giúp những người xung quanh lảo hiểu con người lão hơn, quý trọng và thương tiếc lão hơn. Kết thúc câu chuyện bằng cái chết của nhân vật chính, Nam Cao đã tôn trọng cái lô gích của sự thật cuộc đời, đồng thời làm tăng sức ám ảnh, hấp dẫn và khiến người đọc cảm động hơn. Cái chết của lão Hạc tuy mang đậm màu sắc bi thảm nhưng nó cũng khiến người đọc ấm lòng hơn bởi nó mang lại cho họ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã của cuộc đời. Đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong thiên truyện ngắn này.

Bạn tham khảo nha!

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Vũ
6 tháng 11 2016 lúc 21:50

Lão chết vì bị bét của Cậu Vàng lây sang.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 8 2017 lúc 13:46

- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc:

* Sau trận ốm lão rơi vào sự túng quẫn kiệt quệ.

* Phải bán con chó lão vừa như mất đi người bạn thân thiết lại mang cảm giác mình là người có lỗi, là người phản bội lừa dối con chó đáng thương tội nghiệp.

* Không muốn làm phiền người khác, dù sống cực khổ nhưng kiên quyết từ chối sự giúp đỡ.

* Vì không muốn xâm phạm đến số tiền ít ỏi và mảnh vườn nhỏ mà lão quyết giữ để dành cho đứa con trai đi phu xa.

→ Vì lòng tự trọng, vì tình yêu thương, và vì quá đỗi lương thiện mà lão Hạc phải tìm đến cái chết, Nam Cao đi đến vào tận nơi sâu thẳm của bị kịch tâm hồn: nhân cách con người.

Bình luận (0)