Những câu hỏi liên quan
Bé Min
Xem chi tiết
Phan Tiến Nghĩa
6 tháng 1 2020 lúc 13:49

- Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.

- Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.

- Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.

- Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
6 tháng 1 2020 lúc 13:50

Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện "vườn không nhà trống", tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.
Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuân là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.
Trần Quốc Tuân còn là nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng : Buih thưỵêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế- Tổng chỉ huy quân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
Cách đánh giặc đúng đắn đó là : thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc ; biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước ; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
halinh
Xem chi tiết
Phương Dung
25 tháng 12 2020 lúc 19:55
Những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

Bình luận (0)
Phương Dung
25 tháng 12 2020 lúc 19:57

Những cải cách của Hồ Quý Ly trên nhiều lĩnh vực.

a) Về chính trị:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

b) Về kinh tế tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

 

c) Về xã hội:

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

d) Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng

Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.

* Tiến bộ:

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

* Hạn chế:

- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Bình luận (0)
Phương Dung
25 tháng 12 2020 lúc 19:58

3. Nêu nguyên nhân và kết quả của những cuộc phát kiến địa lý

*Nguyên nhân: 

- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

*Kết quả:

- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

- Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

Bình luận (0)
mai thị ánh tuyết
Xem chi tiết
mai thị ánh tuyết
7 tháng 12 2016 lúc 20:02

LỊCH SỬ LỚP 7 NHÉ MÍ BẠN

Bình luận (0)
Vòng Thúy Ngân
12 tháng 12 2016 lúc 9:46

I don't know

 

Bình luận (0)
Vòng Thúy Ngân
12 tháng 12 2016 lúc 9:47

I'm very sorry

Bình luận (0)
an2009
Xem chi tiết
sky12
5 tháng 1 2022 lúc 18:07

Câu 30: Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) gắn với sự kiện nào?

A. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà trần với lực lượng của hồ quý ly.

B. Hồ Quý Ly phế truất vua trần và lên làm vua, lập ra nhà hồ.

C. Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

D. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, hồ quý ly cho gấp rút xây dựng thành nhà hồ.

Bình luận (0)
Cao Tùng Lâm
5 tháng 1 2022 lúc 18:08

Bình luận (0)
Lihnn_xj
5 tháng 1 2022 lúc 18:08

C

Bình luận (0)
bùivân trang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
11 tháng 12 2016 lúc 22:30

1.Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 12 2016 lúc 22:31

1. ý nghĩa lịch sử :

Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 12 2016 lúc 22:31

2.Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

 

Bình luận (0)
Hiếu Phương
Xem chi tiết
duy nguyễn nhất
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 1 2022 lúc 21:19

Chọn B

Bình luận (1)
Linh Nguyễn
23 tháng 1 2022 lúc 21:19

B

Bình luận (0)
ʚLittle Wolfɞ‏
23 tháng 1 2022 lúc 21:19

B

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư - 6A2 - C...
Xem chi tiết
hà văn thế vỹ
27 tháng 4 2023 lúc 19:50

1. Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là: Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"1

2. Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô

3. Nói cụ thể hơn, nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại trên, chính là vì những cải cách của Hồ-quỷ-Ly không đáp ứng được yêu cầu xã hội nên không hòa hoãn được mâu thuẫn giai cấp. Do đó, trước nạn ngoại xâm, Hồ quý Ly không có uy tín để huy động lực lượng nhân dân chống giặc.

Bình luận (0)
Bạch Dương Đáng Yêu
Xem chi tiết
Hà Phương Đậu
26 tháng 12 2016 lúc 20:24

1.Vì muốn làm suy yếu thế lực quý tộc,tôn thất nhà Trần và 1 phần cũng vì sợ họ lật đẩy ngôi vị của mình nên đưa những người không thuộc họ Trần để tạo thế mạnh cho họ Hồ.

2.Vì ông muốn:

+Hạn chế tệ tập trung ruộng đất của các giai cấp quý tộc,địa chủ.

+Làm suy yếu thế lực quý tộc,tôn thất nhà Trần.

+Tăng nguồn thu nhập cả nước.

+Tăng quyền lực cho nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

Nhớ tick nha!

Bình luận (0)
chau diem hanh
7 tháng 12 2017 lúc 12:57

1. Vi truoc khi Ho Quy Ly len ngoi da co mot so quy toc nha Tran muon am hai ong, nen ong khong tin tuong ho

Vi ong so ho se lam suy yeu noi bo

Vi so cac quy toc nha Tran se lat do ngoi vi cua minh.

2.

Vi:

Ong muon co 1 nha nuoc vung manh va phat trien

Lam mat su hi vong cua quy toc nha Tran

Tang loi nhuan cho dat nuoc

Khang dinh mot trieu dai phong kien phon thinh

Bình luận (0)
Dư Hồng Bảo Ngọc
8 tháng 12 2017 lúc 9:41

1. vì Hồ Quý Ly sợ các quý tộc họ trần sẽ phản lại mk

2.để sửa lại những tổn thất do nhà trần để lại .

---HẾT---

vui

Bình luận (0)