Những câu hỏi liên quan
Đỗ Anh Tuấn
Xem chi tiết
卡拉多克
6 tháng 12 2023 lúc 20:58

Qua hai câu thơ trên em cảm nhận được tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Trái na cuối vụ - điều tốt đẹp còn sót lại mẹ vẫn dành cho con. Qua đó ta thấy tình mẫu tử bao la thấm đượm qua câu thơ lục bát ngắn gọn. Từ ấy, ta cần phải học cách trân trọng người mẹ đã bên cạnh chăm sóc ta mỗi ngày.

Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 12 2023 lúc 21:28

Hai câu thơ trên cho em thấy tình mẹ bao la và sâu sắc, sẵn sàng hi sinh tất cả để cho con mình những điều tốt đẹp nhất. "Trái na cuối vụ" - của ngon duy nhất còn sót lại mẹ vẫn nghĩ đến dành lại cho đứa con. Mẹ là người như vậy, suốt đời là như vậy, sống không màng đến bản thân mà chỉ muốn để lại thứ tốt nhất cho đứa con của mình. Qua đó, chúng ta càng cảm thấy yêu thương và trân trọng người mẹ của mình nhiều hơn. Mẹ đã hi sinh cả cuộc đời cho chúng ta và chúng ta - những người con cũng phải sống sao cho "tròn" đạo hiếu, đừng khiến mẹ phải đau lòng.

lam vien
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
3 tháng 10 2023 lúc 21:43

Qua hai câu thơ trên em cảm nhận được tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Trái na cuối vụ - điều tốt đẹp còn sót lại mẹ vẫn dành cho con. Qua đó ta thấy tình mẫu tử bao la thấm đượm qua câu thơ lục bát ngắn gọn. Từ ấy, ta cần phải học cách trân trọng người mẹ đã bên cạnh chăm sóc ta mỗi ngày.

Lê Nguyễn Diệp Chi
3 tháng 10 2023 lúc 21:05

Trả lời :
Mặc dù đó chỉ là 1 hình ảnh, tuy nhiên đã khát quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ gặt xuống ăn mà cứ để phần cho con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để cho con được no ấm. 


Xin hay nhất ạ :3

nguyễn thị làn
3 tháng 10 2023 lúc 21:05

mẹ luôn quan tâm và biết nghĩ tới con

Trúc Quỳnh Trần Nguyễn
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
15 tháng 12 2021 lúc 9:01

Tham khảo:

  Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.
Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

Thịnh Nguyễn
15 tháng 12 2021 lúc 9:04

bạn ơi 

          về quê thăm mẹ đã già 

nhìn thấy bóng mẹ đang ngồi nhặt rau

con về con thấy mẹ buồn

chạy ra ôm lấy hai tay vào lòng

 

Hiền Nhi
Xem chi tiết
lạc lạc
5 tháng 1 2022 lúc 10:10

TK

Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng Tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà

Minh Gia Huy Đỗ
Xem chi tiết
nam nguyen tat
5 tháng 1 2022 lúc 10:07

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

dảk dảk bruh bruh lmao
25 tháng 11 2023 lúc 11:19

THAM KHẢO:

 Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

lưu hoài thương
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Tuấn
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 11 2023 lúc 1:43

Ông cha ta từng viết:

                             Con người có cố, có ông,

                      Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

Diệu Linh 6613 Thân
Xem chi tiết
Huyền ume môn Anh
3 tháng 12 2021 lúc 6:43

ơ nhưng mà nếu k chép trên mạng thì lấy đou ra, vs lại nếu bn mún tham khảo thì gõ lên gg có phải nhanh hơn k.

chuche
3 tháng 12 2021 lúc 6:48

ko chép mạng thì tự đi mà làm nha bạn 

lạc lạc
3 tháng 12 2021 lúc 6:50

Như vậy qua bài ca dao này muốn gửi gắm đến người đọc đạo lí ở đời “Uống nước nhớ nguồn”. Dù trưởng thành đến mấy thành công đến mấy cũng không được quên công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ và thầy công những con người soi lối mở đường đưa chúng ta vững bước trên con đường thành công.