trình bày quá trình phát triển của: cào cào, tôm sông
1. Phân biệt quá trình phát triển ở muỗi và quá trình phát triển ở châu chấu về kiểu phát triển và đặc điểm quá trình phát triển? 7. Phân biệt quá trình phát triển ở ếch và quá trình phát triển ở cào cào về kiểu phát triển và đặc điểm quá trình phát triển?
Những động vật nào sau đây có quá trình sinh trưởng và phát triển trải qua biến thái hoàn toàn?
(1) Ong;
(2) Cào cào;
(3) Chuồn chuồn;
(4) Muỗi;
(5) Ve sầu;
(6) Bọ hung.
A. 1, 2, 3, 4, 6.
B. 1, 3, 4, 5, 6.
C. 1, 2, 3, 5, 6.
D. 2, 3, 4, 5.
Đáp án B.
Trong các động vật trên thì chỉ có cào cào là động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn; còn lại đều là động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn.
Câu 1: Trình bày quá trình bắt mồi và tiêu hóa thức ăn ở tôm sông? Cơ quan nào giúp tôm sông hô hấp?
Câu 2: Phân tích sự sinh sản và vòng đời phát triển của châu chấu? Kể tên một vài loài sâu bọ mà em biết?
Tham khảo
Câu 1 : Càng tôm(bắt mồi)-->Chân hàm(nghiền mồi)-->Miệng-->Thực quản -->Dạ dày(tiêu hóa)-->Ruột(hấp thụ)-->Hậu môn. Cơ quan hô hấp là mang
1 : mang
2 : + Châu chấu: trứng --> ấu trùng --> châu chấu trưởng thành
giun ,saau
Tham khảo
Câu 2 :
Các sâu bọ quan sát đc: - châu chấu, bọ ngựa, bọ hung, bọ rùa, sâu róm, mọt, chuồn chuồn, ruồi, muỗi, gián, ong,chấy, rận, bọ gậy, rầy nâu, dế mèn,
Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là:
A.Cá chép,gà,thỏ,khỉ
B.Bọ ngựa,cào cào,tôm ,cua
C.Cánh cam,bọ rùa,bướm,ruồi
D.châu chấu,ếch,muỗi
Câu 15: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Cho các loài sau:
(1) Cá chép
(2) Gà
(3) Ruồi
(4) Tôm
(5) Khi
(6) Bọ ngựa
(7) Cào Cào
(8) Ếch
(9) Cua
(10) Muỗi
Những loài sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là
A. (1), (4), (6), (9) và (10)
B. (1), (4), (7), (9) và (10)
C. (1), (3), (6), (9) và (10)
D. (4), (6), (7), (9) và (10)
Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng.
- Cho biết nền văn minh châu thổ sông Hồng hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.
Tham khảo
♦ Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng
- Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15000 km2, được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình trên vùng sụt lún thấp, rộng lớn.
- Châu thổ sông Hồng có dạng hình tam giác với đỉnh ở thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ thành phố Hải Phòng đến cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).
- Quá trình bồi đắp châu thổ diễn ra thường xuyên, liên tục từ hàng chục nghìn năm trước và luôn gắn liền với lịch sử con người khai khẩn, cải tạo, mở rộng châu thổ.
+ Cư dân châu thổ sông Hồng có nguồn gốc chủ yếu là người Việt cổ. Cư dân di chuyển dần từ vùng trung du đến các vùng đồng bằng mới được bồi đắp dọc theo các triền sông ở vùng hạ lưu ven biển.
+ Từ thời Lý, các công trình quai đê lấn biển, đắp đê trên các triền sông vùng hạ lưu đã làm cho quá trình hình thành và phát triển châu thổ diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn.
+ Hiện nay, trung bình mỗi năm châu thổ sông Hồng mở rộng ra biển khoảng 80 - 100 m.
♦ Giải thích
- Nền văn minh sông Hồng được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu nóng ẩm, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ);
+ Sức lao động cần cù, sáng tạo của con người.
Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.
Tham khảo
- Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng:
+ Hệ thống sông Hồng là một trong hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam, với dòng sông chính là sông Hồng, hàng trăm phụ lưu các cấp và hàng chục chi lưu.
+ Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lên tới 112 tỉ m3/năm và lượng phù sa hết sức phong phú, khoảng 120 triệu tấn/năm.
+ Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển. Khi đổ ra biển, phù sa được lắng đọng ở cửa sông và hình thành châu thổ. Cùng với thời gian, châu thổ sông Hồng ngày càng tiến ra biển (ở Kim Sơn - Ninh Bình, Tiền Hải - Thái Bình tốc độ tiến ra biển lên tới hàng chục mét/năm).
+ Phù sa sông còn có tác dụng bồi cao để hoàn chỉnh bề mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông. Điều này đã làm cho địa hình bề mặt châu thổ đã có sự thay đổi.
Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hãy:
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long.
- Cho biết nền văn minh châu thổ sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.
Tham khảo
1.
- Châu thổ sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, đây là bộ phận cuối cùng của hạ lưu châu thổ sông Mê Công.
- Châu thổ sông Cửu Long được tiếp nhận nguồn nước và lượng phù sa dồi dào đã bồi đắp nên những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ.
- Do địa thế thấp (độ cao trung bình khoảng 2 m so với mực nước biển) nên châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ triều, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền theo các cửa sông lớn.
- Hiện nay, châu thổ sông Cửu Long vẫn tiếp tục mở rộng ra biển ở khu vực các cửa sông lớn và bán đảo Cà Mau, trung bình mỗi năm khoảng 60 - 80 m.
2.
- Nền văn minh châu thổ sông Cửu Long được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:
+ Địa hình bằng phẳng; đất đai phì nhiêu, màu mỡ; khí hậu điều hoà và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
+ Công sức khai phá, cải tạo của con người.