Những câu hỏi liên quan
Duy
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 3 2021 lúc 20:54

Tham khảo:

Người anh trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi " là một cậu bé yêu thương và quý mến em nhưng cũng có những tính cách có phần đáng chê trách như ghen tức , đố kị với em. Ban đầu , tình cảm của hai anh em rất tốt. Người anh gọi em bằng cái tên thân thương là Mèo và luôn cảm thấy con bé thật trẻ con khi cứ lục lọi hết tất cả mọi thứ trong nhà. Thế rồi khi chú Tiến Lê - một người bạn của bố , phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương thì tâm tính người anh lúc này đã thay đổi. Thấy mọi người có vẻ yêu thương và quan tâm đến em gái nhiều hơn là mình , người anh nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực , cảm thấy lúc nào cũng muốn cau có , gắt gỏng với em. Người anh cảm thấy mình như một đồ thừa thải trong nhà , thiếu tình thương , thiếu sự quan tâm từ mọi người. Rồi đến khi  bức tranh của Kiều Phương đạt giải nhất trong cuộc thi vẽ tranh , người anh mới sững sờ khi thấy nhân vật chính trong bức tranh là mình. Lúc này, người anh nhận ra sai lầm của bản thân và thấy được tình yêu thương , lòng vị tha và trái tim nhân hậu của Kiều Phương - cô em gái bé nhỏ của mình.

Bài học rút ra:

Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:16

Tham khảo

 Sưu tầm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

- Hình ảnh:

loading...

Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin

- Một số câu nói nổi tiếng:

+ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

+ “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”

+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”

+ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

(*) Bài giới thiệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) thời thơ ấu và thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.

Hồ Chí Minh sinh trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp ở Trường Quốc học Huế. Người vào dạy học ở Trường Dục Thanh - một trường học của tổ chức yêu nước ở

Phan Thiết (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) một thời gian ngắn rồi vào Sài Gòn ; đến đầu tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1918, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước. Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị hoà bình họp ở Véc-xai (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong thời gian ở Pháp. Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. Từ năm 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Hồng Kông). Đầu năm 1941, Người về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Từ năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó, Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người đối với đất nước là sự nghiệp cách mạng.

 (*) Bài học từ nhân vật:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.

- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

- …

Bình luận (0)
mon monee
Xem chi tiết
Hoàng Thị Khánh Quyên
Xem chi tiết
Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
3 tháng 1 2022 lúc 8:46

Em rút ra được bài học là không nên kiêu căng, coi thường người khác

Bình luận (0)
Hoan Nguyen
Xem chi tiết
ttanjjiro kamado
1 tháng 1 2022 lúc 21:23

Câu chuyện kể về cuộc đua giữa rùa và thỏ. Chú thỏ vì ỷ lại tốc độ chạy của mình mà chủ quan nên rùa dù chậm chạp mà kiên trì đã về đến đích trước. Qua đó, rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa cho người đọc. Ý nghĩa của câu truyện chính là khi làm bất cứ một việc gì thì làm chậm và ổn định chắc chắn sẽ chiến thắng. Và cũng đừng giống Thỏ nghĩ mình chạy nhanh nên đã tự cao tự đại coi thường Rùa, kết cục là Rùa đã chiến thắng.

Bình luận (0)
Hoan Nguyen
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Ánh
Xem chi tiết
Miyuno Koko
24 tháng 12 2018 lúc 9:57

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
                                                                            nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
                                Kết quả hình ảnh cho hinh anime động

Bình luận (0)