Giúp e làm và gaiir thích với mn
Tục ngữ có câu: "Học đi đôi với hành". Em hãy gaiir thích câu tục ngữ
bài này làm ntn ạ, em cần lắm dàn bài và cách làm
tk
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
“Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.
→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.
b. Phân tích
Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.
Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.
Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
tk
Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi con người, nhưng đôi khi người ta quên hiểu rõ ràng và đầy đủ rằng, học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế. Đó là lí do vì sao chúng tôi muốn giải thích và làm rõ câu tục ngữ : “Học đi đôi với hành”.
Trước hết, “học” mà câu tục ngữ đề cập chính là việc tiếp nhận những kiến thức trên lớp, chính xác hơn thì đó là tiếp nhận lí thuyết. Còn “hành” chính là vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế cuộc sống. “Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. Toàn bộ câu tục ngữ có thể hiểu chính là, việc ta tiếp nhận kiến thức hay lí thuyết sẽ luôn phải đi cùng với việc ứng dụng, vận dụng những điều đó trong thực tế cuộc sống của chúng ta, như vậy mới có ý nghĩa.
Vậy tại sao “học” phải “đi đôi với hành”? Nếu con người chỉ “học” không “hành” hay chỉ “hành” không “học” thì có được không? Lí giải điều này sẽ giúp ta hiểu sâu sắc ý nghĩa câu tục ngữ. Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống, nhưng nên hiểu nếu “hành” mà không có lí thuyết chỉ đường, chúng ta biết bắt đầu từ đâu, biết “hành” như thế nào? “Hành” mà không “học”, con người chắc chắn sẽ thất bại. Tóm lại, “học đi đôi với hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.
Chúng ta nhìn thấy rất nhiều người thành công là kết quả của việc vận dụng hợp lí và linh hoạt giữa lí thuyết và ứng dụng. Nhiều bạn trẻ có thể học không quá xuất chúng, nhưng ngoài học, các bạn còn hiểu tầm quan trong của ứng dụng nên tích cực học hỏi từ thực tế, trải nghiệm cuộc sống lấy kinh nghiệm ngoài sách vở, sinh viên sư phạm đi gia sư, làm thêm trong các trung tâm nên ra trường dễ dàng tìm được một công việc như ý muốn. Ngược lại, có những sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp loại giỏi nhưng do chỉ có kiến thức lí thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế nên vẫn thất nghiệp. Những sinh viên chỉ mải tìm việc làm từ thực tế để tăng thu nhập mà không chú tâm rèn luyện lí thuyết để vận dụng đúng cũng thất bại trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho mình. Đó alf minh chứng cho sự đúng đắn của câu tục ngữ.
Vậy làm sao để chúng ta làm tốt được cả “học” và “hành”? Thiết nghĩ, một người cần hiểu rõ ràng mục đích và tầm quan trong của “học” đối với “hành” và ngược lại. Nhận thức đúng đắn điều này để chúng ta có sự cân bằng giữa hai yếu tố. Trong học tập lí thuyết trên lớp, cần cố gắng trau dồi lắng nghe, tuy nhiên cần cố gắng vận dụng những gì chúng ta đã học trong cuộc sống để giải quyết vấn đề, cần hiểu việc vận dụng phải linh hoạt và sáng tạo mới có hiệu quả tốt nhất.
“Học đi đôi với hành”, câu tục ngữ từ rất xa xưa nhưng đã thể hiện nhận thức đúng đắn từ rất sớm của ông cha ta về mối quan hệ giữa học và hành. Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy luôn tâm niệm câu tục ngữ như một kim chỉ nam cho bản thân mình để học tập và ứng dụng một cách hiệu quả.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành".
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của "Học và hành".
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả.
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế, hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c. Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.
Mn giải thích giúp e với ạ. Tại sao câu a và câu b lại làm như thế ạ?
Bạn chỉ cần áp dụng cái phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháo đặt nhân tử chung là ra rồi
mn giúp e với và giải thích giúp e ạ
B1
1. is
2. is
3. are
4. is
5. is/ am
6. aren't
7. are
8. Is she
9. is
10. are
B2
5. doesn't
7. don't
8. doesn't
9. don't
10. don't
B3
1. starts
2. likes
3. bake
4. writes
5. doesn't know
6. has
7. swim
8. helps
-----------
CT thì hiện tại đơn:
(+) S + V(s/es) + O
(-) S + don't/ doesn't + V + O
(?) Do/Does + S + V + O?
Tobe: am/is/are
- Nếu chủ ngữ là số ít, he, she, it thì tobe là is và V phải thêm s/es.
- Nếu chủ ngữ là số nhiều, you, we, they thì to be là are và V giữ nguyên.
- Nếu chủ ngữ là I thì tobe là am và V cũng giữ nguyên.
mn ơi giúp em với ạ và giải thích giúp em e cảm ơn mn ❤
mn ơi giuos e với e đg cần gấp ạ và mn giải thích giúp e nx nha e cảm mơn
Giúp em với mn, mấy câu có tính ra kết quả thì giải thích các bước làm ra giùm em ạ. E c.ơn nhìu
Mọi người giúp e làm và cách làm phương pháp nhóm rồi rút nhân tử chung với ạ. mn giúp e một số câu nx ạ . BÀI 7 ý mn
mn giúp em với ạ e đg cần gấp . Và Giair Thích Giups Em Ạ
mn làm giúp e phần mở rộng và kết bài (ko copy mạng nha)
giúp e vs mai e thi r
đề bài" nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong 1 nước phải thương nhau cùng"
Giải thích ý nghĩa của bài ca dao trên
Tham khảo nha em:
Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa vào lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.
Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.
Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.
:)))
bài của mik copy mạng á
học nhà cô and cô copy bài mạng cho
nhưng bn ko thik copy mạng :))
mở bài
Kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của Việt Nam từ đời này qua đời khác vẫn giữ nguyên giá trị và nét đẹp của nó. Chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa của nó khi dựa vào thực tế. Đất nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống pháp và chống mỹ cứu nước, đã đồng tâm hiệp lực để mang lại ấm no hạnh phúc. Tinh thần ấy thật cao quý biết bao. Bởi vậy cha ông ta mới có câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Kết bài
Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.