Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Mỹ Huyền
Xem chi tiết
Phương Dung
21 tháng 12 2020 lúc 20:06

Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:

- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau.

- Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, phát triển kinh tế, ổn định chính trị của các nước thành viên.

- Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc của Mĩ. Họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực, đặc biệt là Mĩ.

Quá trình liên kết:

- Tháng 4 - 1951, 6 nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu”.

- Tháng 3 - 1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” ra đời.

- Tháng 7 - 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Tháng 12 - 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Maxtrich, thông qua hai quyết định quan trọng:

+ Xây dựng thị trường châu Âu với liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 – 1 – 1999, phát hành đồng EURO.

+ Xây dựng liên minh chính trị, mở rộng liên kết chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung.

 

- Năm 1993, Cộng đồng châu Âu được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

- Sau hơn 40 năm tồn tại, EU đã tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị chung với sức mạnh của dân số 320 triệu người có trình độ khoa học, kĩ thuật cao.

- Năm 2000, các nước EU dự kiến sẽ tiến hành một liên bang nhất thể hoá châu Âu về kinh tế và chính trị.

- Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Trung
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 14:10

 

Quá trình hình thành và phát triển:

 

      Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

-         - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 

-             - 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Ngày 1 - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

 

-         - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

 

-         - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

 

-  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

 

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 

-         10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

-         Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC”.

 

-         Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

-          Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 

-         Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới vì:

 

-         Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

 

-         Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 

 

-         EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

Bình luận (0)
marian
2 tháng 2 2016 lúc 14:18

Quá trình hình thành và phát triển:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).Ngày    1  - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

  - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

   - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

 Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

  Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới:

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

Bình luận (3)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 3 2018 lúc 1:51

- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiểu lần trong lịch sử.

- Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

Bình luận (0)
Ha Tran
Xem chi tiết
Trâm Anh Lê Nguyễn
Xem chi tiết
Trường Sơn
30 tháng 10 2016 lúc 19:40

sau chiến tranh thế giới thứ hai nhất là từ 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu khôi phục và phát triển nhanh chống 1 xu hướng ngày càng nổi bật lá sự liên kết về kinh tế để cùng phát triển. Các nước Tây Âu đều có chung 1 nền văn hóa, kinh tế ko cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có liên hệ mật thiết với nhau, nên họ liên kết để mở rộng thị trường.

Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật họ liên kết để tin cậy nhau hơn. Về chính trị khắc phục các phục các nghi kị chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ.

Từ 1950 nền kinh tế Tây Âu phát triển với tốc độ nhanh các nước Tây Âu đứng riêng lẻ nên ko thể cạnh tranh với Mĩ nên họ liên kết để thoát khỏi dần sự lệ thuộc vào Mĩ và cạnh tranh với các nước ở ngoài khu vực.

Bình luận (0)
Trần Việt Linh
30 tháng 10 2016 lúc 12:10

Các nước đó có chế độ tài chính giống nhau, xu hướng xã hội giống nhau, sự ổn định và ý thức chính trị như nhau, v.v. Vì thế họ liên kết với nhau để cạnh tranh với các đối lực có tiềm tàng chính trị và tham vọng khác với giá trị nhân bản khác với họ .

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
30 tháng 11 2017 lúc 0:08

Vì các nước Tây Âu có chung nền văn minh có một nền kinh tế ko cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết vs nhau. Sự hợp tác nhằm mở rộng thị trường. Từ năm 1950 do nền kinh tế bắt đầu phát triển vs tốc độ nhanh thì các nước Tây Âu càng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ. Các nước Tây Âu đứng riêng lẻ ko thể đọ được vs Mĩ họ cần phải liên minh vs nhau trong cuộc cạnh tranh va các nước ngoài khu vực

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
14 tháng 4 2017 lúc 15:42

Các nước đó có chế độ tài chính giống nhau, xu hướng xã hội giống nhau, sự ổn định và ý thức chính trị như nhau, v.v. Vì thế họ liên kết với nhau để cạnh tranh với các đối lực có tiềm tàng chính trị và tham vọng khác với giá trị nhân bản khác với họ .

Bình luận (1)
Nguyễn Minh Ngọc
12 tháng 12 2017 lúc 20:20

Theo mình, các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:

-Sau CTTG thứ 2, các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề, có nhu cầu liên kết để giúp đỡ nhau kiến thiết đất nước. Tuy nhiên sự liên kết này là tất yếu, không phải một xu hướng.

-Sau CTTG thứ 2, Mỹ lợi dụng thời cơ "nhảy" vào vùng Tây Âu đang còn ngổn ngang những bãi chiến trường để "giúp đỡ" các nước ở đây vực dậy và phát triển đất nước. Các nước Tây Âu sau đó ngày càng lệ thuộc vào Mỹ và trở thành đồng minh của đế quốc đầy tham vọng này.
Nhưng kể từ thập niên 50 trở đi, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của kinh tế, ý thức độc lập và lòng tự tôn cũng được giương cao hơn ở các nước Tây Âu.
=> Do đó, họ có xu hướng liên kết với nhau để

1:Phát triển kinh tế

2:Hạn chế, giảm dần tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực. Đó là chủ trương độc lập về kinh tế và chính trị, dần khẳng định vị thế của mình. Các nước Tây Âu muốn đứng ngang hàng với Mỹ chứ không phải đứng sau Mỹ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thái Bảo
30 tháng 12 2018 lúc 13:41

Vì sáu nước Tây âu có chung nền văn hoá, nền kinh tế không cách biệt nhau lắm, từ lâu có mối liên hệ mật thiết với nhau,cần hợp tác mở rộng thị trường dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, các nước Tây âu tin cậy nhau hơn về chính trị

Khi kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh,các nước Tây âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ, cạnh tranh với Mỹ và các nước ngoài khu vực

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 1 2019 lúc 4:13

Chọn đáp án A

Việc các nước EU phát triển kinh tế vùng là vì có như vậy thì các nước mới có thể phát huy được những tiềm năng và thế mạnh của mình. Từ đó có những đóng góp trong việc phát triển kinh tế chung của toàn khu vực.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 1 2017 lúc 5:16

Chọn đáp án A

Việc các nước EU phát triển kinh tế vùng là vì có như vậy thì các nước mới có thể phát huy được những tiềm năng và thế mạnh của mình. Từ đó có những đóng góp trong việc phát triển kinh tế chung của toàn khu vực.

Không chỉ thế, các nước khác cũng có thể tận dụng và dựa vào các nước phát triển để có thể thúc đẩy sự phát triển của mình.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 9 2017 lúc 14:09

Chọn B

Bình luận (0)