đặt câu với biện pháp nói quá trong câu
tiếng đồn cha mẹ anh hiền
cắn cơm ko vỡ, cắn tiền vỡ đôi
Bài 7 . Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau?
a. Tiếng đồn cha mẹ em hiền
Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ đôi (Ca dao)
b. o bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến – Quang Dũng)
c. Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động Hòn Mê giặc bắn vào (Tố Hữu)
d. Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Khương Hữu Dụng)
e. Có chồng ăn bữa nồi mười
Ăn đói ăn khát mà nuôi lấy chồng (Ca dao)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong các câu sau:
(1) Đồn rằng bác mẹ anh hiền
Cắn hạt không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi
Biện phá nói quá: "cắn đồng tiền vỡ đôi".
Tác dụng: ý nói "bác mẹ anh" là người rất ghê gớm. Tuy bề ngoài hiền dịu nhưng bên trong lại rất cứng rắn và trái ngược với vẻ bên ngoài.
Biện phá nói quá: "cắn đồng tiền vỡ đôi".
Tác dụng: ý nói "bác mẹ anh" là người rất ghê gớm. Tuy bề ngoài hiền dịu nhưng bên trong lại rất cứng rắn và trái ngược với vẻ bên ngoài.
1. gạch chân dưới những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá và cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật này trong câu
Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ , cắn tiền vỡ đôi
( Ca dao )
2. đặt câu ghép sử dụng các cặp quan hệ từ , đại từ cho dưới đây
a. Nếu ...... thì
b. Thì ...... nên
c. Đâu ..... đấy
d. Tuy ..... nhưng
3. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 câu , nội dung nói về tác hại của thuốc lá , đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu ghép , gạch chân dưới câu đó và chỉ rõ mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu
1. Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi.
Trong bài ca dao trên có sử dụng biến pháp nói quá ở câu thứ 2 " Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi" ý nói cha mẹ anh là người rất ghê gớm. Nghe người ra nói cha mẹ anh hiền nhưng thực tế thì không phải " hiền" chỉ là vỏ bọc bên ngoài của " cha mẹ" anh.
2.
- Nếu nó chăm chỉ học thì sẽ đạt được kết quả cao
- Tôi đi đâu nó cũng theo đấy
- Tuy gia đình gặp khó khăn nhưng Khánh vẫn học rất giỏi.
3. Như chúng ta đã viết, thuốc lá rất nhiều các chất độc có thể gây rất nhiều bệnh cho con người. Bên trong thuốc lá có chứa ni-cô-tin rất có hại cho sức khỏe. Hút nhiều có thể dẫn đến bị nghiện. Lúc đầu, hút vài điếu nó sẽ chưa thể ngấm vào cơ thể của chúng ta.(1) (Nếu) ta hút thuốc nhiều (thì) dần dần nó sẽ ngấm vào cơ thể phát ra rất nhiều bệnh. (2)Đương nhiên nó (không chỉ) ảnh hưởng tới sức khỏe của người hút thuốc (mà còn) ảnh hưởng tới cả những người hít phải mùi thuốc lá nữa. Thuốc lá gây ra các bệnh như ung thư vòm họng , ung thư phổi, huyết áp cao, tắc động mạch...Vì vậy, chúng ta cần loại bỏ ngay thuốc lá , chỉ có như vậy chúng ta sẽ không mắc phải những căn bệnh " ác" cũng như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
- Bạn dựa vào đây rồi tự phân tích chủ vị nhé.
1. Câu sử dụng biện pháp nói quá là : Cắn cơm không vỡ , cắn tiền vỡ đôi
Nói về vỏ bọc bên ngoài của '' Cha mẹ anh '' : nhìn bề ngoài thì có vẻ hiền , nhưng lòng dạ thì hiểm độc .
2. Nếu trời mưa to thì lớp e nghỉ lao động
Thì ra con chó cắn mất quyển sach nên nó cứ khóc mãi .
Tuy rằng gia đình khó khăn nhưng Lan học rất giỏi
Viết đoạn văn 7-9 câu nêu suy nghĩ về chị Dậu trong văn bản " Tức nước vỡ bờ" có sữ dụng biện pháp nói giảm nói tránh
Em tham khảo:
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận ''không được yên ổn''(nói giảm nói tránh) của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
(Nam Cao, Chí Phèo)
a, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.
b, "em có thể đi lên tới tận trời được"
- Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ
c, "cụ bá thét ra lửa"
- Nói quá thể hiện nhân vật cụ bá có thế lực, quyền lực.
Câu 1: Trong Bài ca vỡ đất nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
a) Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên
b) Từ nội dung hai câu thơ, hãy cho biết vai trò của lao động trong đời sống con người
c) Phát triển câu chủ đề sau thành đoạn văn quy nạp:
Lao động đem lại cho con người niềm vui và sự sung túc trong đời sống vật chất và tinh thần (12 câu)
Em tham khảo:
1.
a, Biện pháp tu từ hoán dụ lấy bộ phận (bàn tay ta) để chỉ toàn thể (con người)
b, Lao động để tạo ra các giá trị vật chất và tạo công việc cho con người
c,
Lao động đem lại cho con người niềm vui và sự sung túc trong đời sống vật chất và tinh thần. Vậy lao động là gì và nó có giá trị như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Trước hết, lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Nhờ có lao động mà ta mới đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu. Bên cạnh đó, nó còn giúp ta thêm khỏe mạnh. Bởi lẽ, ta sẽ chẳng thể nào có một cơ thể rắn chắc, dẻo dai nếu không lao động. Hơn thế nữa, nó còn giúp ta có thêm những kiến thức, kĩ năng. Mỗi ngày làm việc sẽ là mỗi ngày học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. rút ra bài học cho bản thân. Ấy thế mà, cạnh bên những người chăm chỉ lao động vẫn còn có những kẻ há miệng chờ sung. Thật là đáng xấu hổ và đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Tuy nhiên, chúng ta không thể làm việc quá lao lực, quá sức bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến ta không có thời gian để chăm lo cho bản thân và gia đình. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy không ngừng lao động, hãy cố gắng làm việc để tạo ra sản phẩm, góp phần làm nước nhà thêm giàu đẹp.
Câu 1: trong lúc dọn nhà, An vô ý làm vỡ chiếc bình pha lê.An nghĩ " Mình sẽ nói với mẹ là do con mèo nhảy lên làm vỡ chiếc bình"
a. Em có suy nghĩ gì về việc An định làm
b. Nếu em là An em sẽ xử lý như thế nào?
Câu2: trên đường đi học về, Nam nhặt đc 1 cái ví bên trong có 500k và cái giấy tờ cá nhân. Một lý suy nghĩ: Nam đem đến đồn công an dù biết số tiền rất lớn đối với mình vì nhà em rất nghèo và mẹ đag ốm nặng cần tiền mua thuốc. Em có suy nghĩ ntn về việc làm và thái độ của Nam, qua đó chứng tỏ Nam là người ntn
Help me! Cần gấp lắm
1.a) Bạn An làm vậy là không đúng.Không nên nói dối người khác
b) Nếu em là em thì em sẽ nói thật tất cả mọi chuyện cho mẹ nghe
2.Nam làm vậy rất là đúng.Mình không nên lấy đồ của người khác hãy tưởng tượng bạn là người mất ví bạn sẽ như thế nào tất nhiên là bạn sẽ rất lo lắng .Qua đó chứng tỏ Nam là một con người trung thực,thật thà
Câu 3: Viết lại các câu dưới đây bằng biện pháp nói giảm, nói tránh. Chỉ ra cách nói giảm, nói tránh đã sử dụng. a) Bữa ăn hôm nay mẹ nấu dở quá. (…………………………………………………… b) Thằng bé này hư lắm (……………………………………………………………...... c) Anh ấy lười làm việc quá. (………………………………………………….............. d) Chiếc đầm này xấu quá. (……………………………………………………
a, Bữa ăn hôm nay mẹ nấu không bằng hôm qua.
b, Thằng bé này tăng động dữ lắm.
c, Anh ấy chưa thật sự chăm chỉ làm việc.
d, Chiếc đầm này chưa thật sự ấn tượng với tôi.