Giúp e với ạ:
Sắp xếp:
i / n / ă/ t / à / ng
À, ừm!!! Thật sự mình rất bùn vì mình đã bị mất nick @Cô nàng bí ẩn. Các bạn giúp mình với, ai giúp mình lấy lại đc nick mình cảm ơn rất nhiều ! Mà mấy bạn ko giúp đc thì thôi, mình chỉ nhắn cho mấy bn đừng nhắn tin vào nick kia nữa thôi !!! Mong các bạn giúp đỡ mình trong nick mới này !!! ❤❤❤
Tiếc cái nick kia quá đi ak !!!!!!!!!!!!!! Bùn rùi rụi !!!!!!!!!!!
120-[( 2 mũ 4 - 3x5)x7+3x2 mũ 2.
Các bạn giúp mình với điiii mè ( số nguyên tố đó à nha)
120-[(24-3.5).7+3.22
= 120-[(16-15)].7+3.4
= 120-1.7+12
= 120- 7 +12
= 113+12 = 125
So sánh đồng bằng đông âu với đồng bằng tây xibia :3 giúp e với ạ
ai kb với mk ko.....ít bạn quá à...................tiện thể thì các bạn giúp mình"viết đv biểu cảm về ngọn gió đầu đông"nhé
Mỗi mùa trong tôi đều là những màu sắc và thế giới êm đẹp. Theo dòng tuần hoàn của thời gian, mùa xuân màu ngọc bích trong trẻo, mùa hè tràn đầy sức sống, mùa thu màu hổ phách ứa tràn những cảm xúc rồi cũng qua đi. Mùa đông đến, và mùa đông màu xám luôn là mùa dài nhất trong xứ sở của tôi. Đầu Đông, Bà chúa mùa Đông ban tặng riêng cho Đông một màu hoa sữa – loài hoa trắng trong, tinh khiết. Tôi gọi riêng mùa hoa sữa là mùa hoa đón đưa, màu trắng tinh khôi là màu của đến và đi, là màu của hạnh phúc và của nỗi buồn. Đông cũng vậy…
Có ai đã từng định nghĩa về mùa Đông?
Có lẽ với một số người, họ chỉ nghĩ rằng mùa Đông là mùa tiếp nối của mùa Thu; là mùa “khó ưa” nhất trong bốn mùa. Tôi lại nghĩ khác. Mùa Đông – mùa của những bàn tay đôi bạn trẻ đan xen vào nhau khi cùng bước trên con phố vắng. Mùa Đông – mùa của từng cơn gió lạnh, thổi tung bay chiếc khăn choàng ấm áp và mái tóc dài của các cô gái. Còn gì thú vị hơn khi thong thả dạo quanh các ngõ nhỏ, lắng nghe gió hát bản tình ca mùa Đông, và ngước đôi mắt lên, đếm từng chiếc lá vàng cuối cùng của mùa Thu còn sót lại? Còn gì vui hơn khi được cầm chiếc bánh nóng, cắn từng miếng thật nhẹ để cảm nhận vị nóng thấm vào từ đầu lưỡi, làm ấm đi cái bụng đang “biểu tình” giữa cơn gió buốt? Tôi yêu mùa Đông, bởi cảm giác lạnh lẽo và ấm áp xen lẫn nhau trong từng dòng cảm xúc mà chỉ Đông về mới có thể cảm nhận thật rõ rệt và sâu sắc.
Mùa Đông là mùa của yêu thương. Nhìn mẹ giục con mặc chiếc áo len mẹ mới đan cho ấm, nghe tiếng bố nhẹ nhàng hỏi xem con có lạnh không mà không khỏi nao lòng. Ngồi trong căn nhà ấm, nhìn ra ngoài đường, khi nghe thấy tiếng rao của một người bán hàng rong, ta thấy lòng dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Thương bác phải đi bán hàng giữa trời giá rét, không biết bác có lạnh lắm không, có đói lắm không? Và ta nghĩ đến bà ở quê, cũng phải lội ruộng để gieo từng nắm mạ. “Giờ này bà có rét không? Bà có đeo ủng và găng tay khi xuống ruộng không? Hàng trăm câu hỏi cứ cuộn tròn trong suy nghĩ của cháu, để đến lúc không thể chịu được nữa, cháu phải nhấc máy gọi cho bà, chỉ để ấp úng nói một vài câu nhắc bà mặc nhiều áo, và để nghe bà cười hiền dặn dò lại cháu nhiều điều hơn cả cháu nghĩ. Và khi cúp máy, cháu nghe thấy giọt nước mắt rơi trong tim! Cháu rất nhớ bà! Và cháu nghĩ: cháu “ghét” mùa Đông, vì nó làm bà lạnh, làm cóng đôi tay và đôi chân bà…”
Mùa Đông là mùa của sự ấm áp. Buổi tối giá lạnh, ngồi quây quần bên ấm nước chè xanh nghe bà kể chuyện ngày xưa thì còn gì vui bằng! Nhớ ngày nào mình còn bé xíu, nằm ngủ hay rúc vào lòng bà cho ấm, mà bây giờ đã lớn bổng lên rồi. Và khi nằm vào lòng bà như ngày còn nhỏ, vẫn cái cảm giác thân yêu đó ùa về, vẫn vòng tay ấm áp đó quàng ra sau lưng cháu, và kèm theo một giọng nói xen lẫn yêu thương và: “Cha bố cô, lớn rồi mà như con nít!” Cháu chợt thấy, mình còn bé nhỏ lắm! Ở bên bà, cháu vẫn luôn là con bé con như ngày nào. Cháu chợt yêu mùa Đông lạ, vì nó mà cháu thấy trân trọng hơn những giây phút được gần bên bà. Hơi thở của bà chính là ngọn lửa ấm áp, xua tan đi những lạnh giá mà không một loại quần áo, chăn mền nào ủ ấm cháu được….
Mùa Đông là mùa của những món ăn đặc biệt. Vui nhất là khi tay cầm một que kem mà nửa muốn ăn, nửa lại sợ lạnh. Chỉ cần cắn một miếng, vị ngọt đã thấm vào đầu lưỡi, lan nhanh xuống cuống họng và để lại một cái rùng mình! Ăn xong que kem, cả tay và người đều trở nên tê cóng, nhưng niềm vui thì được giữ mãi trong lòng, như một kỉ niệm đẹp. Và khi đêm xuống, dạo quanh phố cổ, bụng thì đói mà gió thổi vù vù bên tai thì còn gì vui hơn là một bát phở, một bát cháo sườn? Đôi mắt dõi theo tay bà bán phở làm phở, mũi hít hà mùi phở thơm, bụng thì đói cồn cào, cái cảm giác này vừa vui, vừa lâng lâng khó tả. Hẳn sau này lớn lên, đi xa quê hương Việt Nam yêu dấu, thứ ta nhớ da diết nhất chính là món phở ăn vào năm cùng tháng giá! Món phở gợi nhớ mùa Đông êm đẹp của quê hương. Ăn kem lạnh mùa Đông để cảm nhận giá trị của sự ấm áp, cũng như ăn phở mùa Đông để nhắc ta nhớ cơn gió lạnh làm ta xuýt xoa không ngớt…
Mùa đông làm ta cảm nhận rõ sự hiện diện của những miền băng giá trong tâm hồn. Có ai không mang những mặc cảm riêng, những giá buốt riêng? Tôi chưa từng thấy ai cả! Và tôi chỉ biết, tôi hay buồn – những nỗi buồn mênh mang vô hạn, những nỗi buồn bâng khuâng chẳng biết từ đâu đến. Hay chính cái lạnh đã thổi nỗi buồn ấy vào sâu trong trái tim tôi, để tôi hay suy tư về một nỗi niềm mỏng manh mà chỉ mùa Đông mới cảm nhận hết được? Cái lạnh làm mỗi người sống chậm rãi hơn đôi chút, và khi giống như đi chậm lại quãng đường, mỗi người lại cảm thấy thêm vững tâm, chắc chắn hơn về cuộc sống này. Mùa Đông giúp ta cảm nhận rõ về từng ngóc ngách tâm hồn của mình mà bấy lâu nay ta bỏ quên…
Mùa Đông của những người nghèo là mùa Đông cơ cực! Cha đi làm về muộn hơn vì phải lo bán cho hết số bánh mì đã lấy. Nhưng cha ơi! Trời lạnh như thế này làm gì có ai ngoài đường mà mua bánh chứ? Mẹ trở về nhà với tấm áo nâu mỏng manh lấm tấm những bụi mưa lây rây. Mùa Đông, nước dưới ruộng cóng như nước đá, vậy mà mẹ vẫn phải lội xuống với vẻ mặt bình thản kẻo con gái đứng trên bờ sẽ lo. Lạnh là vậy, mệt là vậy, nhưng khi trở về đến nhà, cả mẹ và cha đều trút bỏ những tấm áo của công việc, để vui vầy cùng các con. Ngồi thu lu bên bếp lửa, vừa nấu cơm phụ mẹ, vừa nghe mẹ hỏi tình hình học tập ở lớp, con thấy vui sướng, êm đềm trong lòng. Cha đun phích nước nóng để con gái có nước tắm và lấy nước pha trà. Bên ngoài, gió lạnh thổi vù vù, gió luồn lách qua khe cửa sổ, nhưng trong nhà, không khí ấm cúng như một ngọn lửa rực rỡ trong trái tim con, xua tan cái lạnh lẽo, dần đẩy lùi mùa Đông giá rét.
Nhiều người sợ mùa Đông, ghét mùa Đông. Họ nói: Mùa Đông lạnh lắm, mùa Đông làm khô hanh đôi bàn tay. Những cô cậu học trò không thích mùa Đông vì phải đi học trong cơn gió bấc lạnh lẽo. Người nông dân lo trận sương muối mùa Đông làm cây lúa, giàn trầu bị rét. Cả đôi khi, đứa con ghét mùa Đông vì cái lạnh làm bầm tím đôi chân mẹ mỗi khi mẹ từ ruộng trở về. Nhưng tôi không ghét mùa Đông. Có mùa Đông, ta mới thấy yêu và trân trọng vầng thái dương ấm áp của mùa Xuân – vầng thái dương chở bao nỗi mong đợi. Và mỗi một mùa Đông đến, ta biết ta đã và đang dần lớn lên, lớn để thành người, lớn để làm những việc giúp ích cho xã hội. À phải rồi, lớn để còn yêu mùa Đông nữa chứ!
m.n à giúp mk vs
vật lí 10:
lúc 7h sáng hai xe cùng khởi hành từ 2 điểm A và B cách nhau 600m trên 1 đường thẳng và đi về phía nhau xe thứ 1 khởi hành từ A và chuyển động đều với tốc độ 15m/giây; xe thứ 2 khởi hành từ B và chuyển động đều với tốc độ 9km/giây.
a. viết phương trình chuyển động của 2 xe trên cùng 1 hệ trục tọa độ.
b. hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
c. sau bao lâu hai xe cách nhau 200m?
a, Phương trình chuyển động của xe thứ 1 là:
S1=t1.15(m)
Phương trình chuyển động của xe thứ 2 là:
S2=t2.9(m)
b, Thời gian hai xe đi đến lúc gặp nhau là:
t=600/(15+9)=25(s)=5/12(h)
Thời điểm hai xe gặp nhau là:
7+5/12=89/12(h)=7 giờ 25 giây
c, Quãng đường mà cả 2 xe phải đi đén khi cách nhau 200m là:
600-200=400(m)
Thời gian hai xe đi đến khi cách nhau 200m là:
t'=400/(15+9)=50/3(s)
các bn các thầy cô giúp với
tia sáng mặt trời hợp với phương nằm ngang 1góc 30 độ cho tia phản xạ thẳng đứng lên tính góc hợp bởi mặt gương à tia phản xạ
mìh cần bải này vào chiều nay giúp mình nha
bn nà giải 5tick b đó
Ta có :
\(SIN=AIN-SIA=90^o-30^o=60^o\)
\(\Rightarrow SIR=2SIN=2.60^o=120^o\)
\(\Rightarrow SIO=SIR-OIR=120^o-90^o=30^o\)
\(\Rightarrow OIA=SIO+SIA=30^o+30^o=60^o\)
\(\Rightarrow OIB=AIB-OIA=180^o-60^o=120^o\)
Vậy khi đó mặt phản xạ của gương hợp với phương nằm ngang một góc 60o hay 120o
Lưu ý : Góc nhớ đội mũ
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho bt làm thế nào để điều khiển xe đạp thăm gia an toàn giao thông ? Em đã làm j để giúp các bạn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và thăm gia giao thông an toàn ???
Giúp em với
Viết dài dài giùm e nhé càng dài càng tốt
Làm thế nào để điều khiển xe đạp tham gia an toàn giao thông?
- Chạy xe thật nghiêm túc, không đùa giỡn, lạng lách đánh võng khi chạy xe; hạn chế "giựt bánh đầu'' khi chạy xe;....
Em đã làm gì để giúp các bạn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và tham gia giao thông an toàn?
- Em đã khuyên các bạn nên chấp hành luật giao thông; không lạng lách đánh võng khi tham gia giao thông
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho bt làm thế nào để điều khiển xe đạp thăm gia an toàn giao thông ? Em đã làm j để giúp các bạn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và thăm gia giao thông an toàn ???
Giúp em với
Viết dài dài giùm e nhé càng dài càng tốt
(Bạn tham khảo bài làm này nha, mấy hôm trước mik đã làm như vậy cho một bạn khác.)
Để điều khiển xe đạp an toàn khi tham gia giao thông, chúng ta cần:
- Để ý, quan sát đường.
- Không đùa nghịch, đánh võng,.. khi đi xe.
- Không đi hàng 3, hàng 4.
- Đi bên phải đường.
- Tuân thủ đúng theo biển báo giao thông và đèn giao thông.
Để giúp các bạn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và tham gia giao thông an toàn, em đã:
- Dạy các bạn các nội quy, luật lệ, cách tham gia giao thông an toàn, ... khi tham gia giao thông đường bộ.
- Nhắc nhở, khuyên ngăn một số hành vi chưa biết chấp hành tốt luật giao thông và tham gia chưa đủ an toàn.
Câu hỏi : Qúa trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?
GIÚP TỚ VỚI . KHÔNG CHÉP MẠNG
Sen Phùng cô giúp e với
Trả lời:
Cuộc khủng hoảng sớm nhất ở Ba Lan (1978) sau đó lan sang các nước Đông Âu khác. Các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội với sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, ra sức kích động công nhân bãi công, quần chúng biểu tình đòi cải cách kinh tế, chính trị, đa nguyên, đa đảng, tổng tuyển cử tự do ( tiêu biểu là nhân dân Rumani đấu tranh vũ trang,..).
Các Đảng bị chia rẽ thành nhiều phe phái và mất chính quyền qua các cuộc tổng tuyển cử tự do. Hệ thống thế giới của Chủ nghĩa xã hội thực tế không còn tồn tại, các nước Đông Âu theo chế độ tư bản. Tháng 10/1990, Cộng hoà dân chủ Đức xác nhập vào Liên bang Đức.
>>>Bạn tham khảo thêm nhé!<<<
Chúc bạn học tốt!!!
Cuộc khủng hoảng sớm nhất ở Ba Lan (1978) sau đó lan sang các nước Đông Âu khác. Các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội với sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, ra sức kích động công nhân bãi công, quần chúng biểu tình đòi cải cách kinh tế, chính trị, đa nguyên, đa đảng, tổng tuyển cử tự do ( tiêu biểu là nhân dân Rumani đấu tranh vũ trang,..).
Các Đảng bị chia rẽ thành nhiều phe phái và mất chính quyền qua các cuộc tổng tuyển cử tự do. Hệ thống thế giới của Chủ nghĩa xã hội thực tế không còn tồn tại, các nước Đông Âu theo chế độ tư bản. Tháng 10/1990, Cộng hoà dân chủ Đức xác nhập vào Liên bang Đức.
- Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã rơi vào khủng hoảng toàn diện với mức độ gay gắt.
- Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, khủng hoảng lên tới đỉnh cao.
- Khởi đầu từ Ba Lan, sau đó lan sang các nước khác. Các cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do...
- Trước tình hình đó, các thế lực thù địch, phản động trong nước và quốc tế đã kích động nhân dân nổi dậy chống chính quyền, đẩy mạnh hoạt động chống phá.
- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải chấp nhận bỏ quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do.
- Kết quả: Hầu hết ở các nước Đông Âu, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng cử và lên nắm chính quyền
- Sau khi nắm chính quyền, các đảng đối lập đã xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Tên quốc kì, quốc ca, tên nước đều thay đổi.
- Năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Đông Âu