Ý nghĩa, giá trị nhân văn của các chuyện cổ (phân tích một vài ví dụ)
Ý nghĩa, giá trị nhân văn của các chuyện cổ (phân tích một vài ví dụ)
+ Tấm cám - Ca ngợi sự chăm chỉ, hiền hậu của cô Tấm. Chê bai sự ác độc, ích kỉ, lười nhác của mẹ con nhà Cám. + Đẽo cày giữa đường - Chỉ kiểu người hành động không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác.
Phân tích và đánh giá ý nghĩa của câu chuyện được kể trong văn bản Hồi trống Cổ Thành.
“Hồi trống cổ thành” mang nhiều ý nghĩa độc đáo, có lẽ cũng vì sự đa nghĩa trong hình ảnh này nên người biên soạn mới lựa chọn làm nhan đề cho đoạn trích. Hồi trống cổ thành còn là âm thanh đoàn tụ của Trương Phi và Quan Công. Sau mọi biến cố, hiểu lầm thì cuối cùng cũng hiểu rõ tấm lòng tín nghĩa của nhau, bởi vậy hồi trống còn mang một ý nghĩa khác là hồi trống đoàn tụ. Sau khi nghe những lời chị dâu kể về vô vàn những khó khăn mà Quan Công phải trải qua để bảo vệ chị dâu bởi vậy Trương Phi đã quỳ xuống và khóc. Hành động đó đã cho thấy nỗi niềm thương anh sâu sắc cũng nhưng sự ân hận khi đã đối xử tệ bạc với anh, đồng thời hành động quỳ xuống cũng như là một lời tạ tội Trương Phi gửi đến Quan Công. Hồi trống mang đến sự cảm động của tình cảm huynh đệ cảm động, họ là những người sẵn sàng hi sinh mạng sống vì nhau nhưng không chấp nhận sự bội tín, phản bội.
Sức mạnh của toàn dân có ý nghĩa như thế nào trong chiến tranh nhân dân? Phân tích một ví dụ?
Câu 3 (trang 54, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Phân tích và đánh giá ý nghĩa của câu chuyện được kể trong văn bản Hồi trống Cổ Thành.
Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm súc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”
- Tạo không khí chiến trận cho hồi kể.
- “Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa:
+ Hồi trống thách thức: Đây là hồi trống để thử thách lòng trung thành của Quan Công, thử thách tài năng của Quan Công. Hồi trống vang lên cũng có nghĩa là Quan Công phải lao vào một cuộc chiến đối mặt với kẻ thù, đối mặt với hiểm nguy và cái chết. Tiếng trống giục giã như hối thúc nhân vật hành động.
+ Hồi trống giải oan: Quan Công đã không ngần ngại chấp nhận lời thách thức của Trương Phi để khẳng định lòng trung thành của mình. Bản thân sự dũng cảm đó đã thể hiện được tấm lòng Quan Công. Hơn thế nữa, ngay khi chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, và những tiếng trống tiếp theo đó chính là để minh oan cho Quan Công.
+ Hồi trống đoàn tụ: Kết thúc ba hồi trống, Quan Công giết tướng giặc, mọi nghi ngờ được hóa giải, và đó là lúc mà các anh hùng đoàn tụ. Hồi trống còn có ý nghĩa như là sự ngợi ca tình nghĩa huynh đệ, ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hùng. Tiếng trống lúc này không còn thúc giục, căng thẳng, vội vã mà tiếng trống như reo vui chúc mừng cuộc hội ngộ của ba anh em.
+ Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công.
+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
→ Hồi trống Cổ Thành chính là linh hồn, kết tinh mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phân tích:
+ Là câu chuyện về sự hiểu lầm và hóa giải sự hiểu lầm xảy ra giữa hai anh em kết nghĩa huynh đệ Quan Công – Trương Phi.
+ Ba anh em Lư – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào, tình cảm huynh đệ sâu sắc.
+ Trương Phi thấy Quan Công hàng Tào cho là bội nghĩa, lại thấy quân mã của tào kéo đến khiến sự hiểu lầm, nghi ngờ thêm trầm trọng.
+ Quan Công chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống hóa giải nghi ngờ nơi Trương Phi.
+ Đánh giá: Câu chuyện ca ngợi tình nghĩa huynh đệ thủy chung sâu sắc, chân thành của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
chi tiết 'cái bọc trăm trứng'(con rồng cháu tiên)có ý nghĩa gì?
viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của cay đàn thần(thạch sanh)
Làm thế nào để phân biệt truyền thuyết với cổ tích?(lấy ví dụ)
1)Chi tiết mẹ Âu Cơ''sinh bọc trăm trứng'' trong truyền thuyết''Con rồng cháu tiên'' làm em vừa ngạc nhiên,lại vừa thích thú.Mối lương duyên Tiên-Rồng đã dẫn đến một sự kì lạ đầy bất ngờ.Âu Cơ sinh bọc trăm trứng,nở trăm con hồng hào,đẹp đẽ,lạ thường.Những người con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi.Mặt mũi khôi ngô,khỏe mạnh như thần.Sinh bọc trăm trứng là truyện kì lạ chưa từng có bao giờ.Đây là chi tiết hoang đường đậm màu sắc huyền thoại nhưng rất nỗi thiêng liêng.Với chi tiết này,người xưa muốn tôn vinh,ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc.100 người con đầu tiên của miền đất Lạc Việt đều ra đời từ bào thai của mẹ Âu Cơ.Toàn thể người Việt đều sinh ra trong cùng một bọc,cùng chung nhau nòi giống.Đó là cội nguồn của 2 tiếng''đồngbào''nghe mãi thân thương.Những người con ấy đc thừa hưởng vẻ đẹp,trí tuệ tài năng,vóc dáng,đẠO ĐỨC CỦA CHA rỒNG,MẸ tIÊN,NHỮNG VỊ THẦN ĐẸP NHẤT.sỨC MẠNH NHƯ THẦN CỦA NHỮNG NGƯỜI CON ĐÃ KHẲNG ĐỊNH SỨC MẠNH CỦA dân tộc ta trong buổi đầu dựng nc,dự báo sức sống diệu kì,sức mạnh quật khởi của người Việt Nam trong mấy nghìn năm dựng nc,giữ nc.Ngời ca bày tỏ niềm tự hào về giống nòi dân ttọc.Thể hiwện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt khơi dậy tình yêu thương đùm bọc sẻ chia của dồng bào khắp nơi.Qua chi tiết này ta biết đc trí tượng tượng phong phú cảu người xưa.Em sẽ nhớ mãi hình ảnh''bọc trăm trứng''như nhớ mãi về cội nguồn dan tộc
- Truyền Thuyết : loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Cổ Tích : loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : Nhân vật bất hạnh (như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí, ...) - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người). Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
chuyện cổ tích có ý nghĩa thế nào đối với cuộc sống,bổn phận,trách nhiệm của học sinh trong việc phát huy giá trị của cổ tích trong cuộc sống hiện nay
Mỗi chúng ta lớn lên chắc hẳn đều đã từng nghe những câu truyện cổ tích từ bà, từ mẹ và từ những bài học trên ghế nhà trường.
Truyện cổ tích chính là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Nó đem lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về đạo lí làm người, về nguồn cội của dân tộc. Qua đó hình thành cho chúng ta những đức tính tốt, làm người tốt và đấu tranh cho những cái tót, cái hay trong xã hội. Mỗi chúng ta là một người con đất Việt cần phải có trách nhiệm gìn giữ truyền thống của cha ông, của dân tộc. Cần lưu giữ, truyền đạt cho bạn bè hay con cháu chúng ta sau này để không làm mai một giá trị tinh thần mà truyện cổ tích mang lại cũng như công sức gầy dựng của cha ông ta.
Hãy lấy ví dụ và phân tích ý nghĩa thích nghi của sinh vật trong ví dụ đó với môi trường
Trong truyện cổ tích có nhiều chi tiết tượng kì ảo, hoang đường, các yếu tố đó có ý nghĩa gì ? Em hãy lấy 1 ví dụ trong truyện cổ tích em thích nhất.
Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Code : Breacker
Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa như thế nào? Nêu một vài ví dụ thể hiện sự khác biệt ấy.
Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa:
- Thể hiện sự đa dạng về văn hóa
- Ẩn chứa nét đặc trưng vùng miền,
Ví dụ: Miền Bắc gọi là trái dứa, miền Nam là trái thơm, miền Trung là trái khóm.