Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Mai Hiên
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Chiến
4 tháng 2 2021 lúc 16:02

Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 5/9 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Liên Chiểu và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.

FB:Bê Nờ X.Mờ
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 12 2017 lúc 2:43

a) Thế mạnh thực trng phút trin kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta

* Thế mạnh

- Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

- Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Thực trng phát triển (năm 2007)

- GDP bình quân đầu người: 10,1 triệu đồng/người.

- Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%.

- Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 40,2%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 37,5% .

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 22,3%.

b) Hướng phát triển

- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.

- Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 6 2018 lúc 16:34

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 6 2018 lúc 17:08

   - Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam qua quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất; có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

   - Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng dể phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

   - Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 11 2019 lúc 18:16

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng đim miền Trung đã có tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

Nguyễn Thị Mai Hiên
Xem chi tiết
︵✰Ah
4 tháng 2 2021 lúc 8:09

5 năm qua, Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTÐ) Bắc Bộ đã có sự bứt phá đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội.

Ðây là vùng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ nét nhất, hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại nhất trong bốn Vùng KTTÐ của cả nước. Ðể Vùng KTTÐ Bắc Bộ phát triển nhanh và bền vững, tác động lan tỏa đến các vùng khác trong cả nước, thời gian tới, ngoài nỗ lực của các địa phương trong vùng, rất cần có những cơ chế, chính sách thông thoáng, thuận lợi để giải quyết hiệu quả những vấn đề mang tính liên kết vùng.
Minh Nhân
4 tháng 2 2021 lúc 8:12

Em tham khảo nhé !!!

Tình hình phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ : 

- Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng.

- Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

❤ ~~ Yến ~~ ❤
4 tháng 2 2021 lúc 8:20

Công nghiệp:

-Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-Gía trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh

-Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội và Hải Phòng

-Các ngành cn trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cn cơ khí

Nông nghiệp

- Đứng T2 cả nước về diện tích và sản lượng lương thực 

- Đừng đầu cả nc và năng suất lúa

- Phát triển 1 số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả cao

*Chan nuôi:

- Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất, chăn nuôi bò đặc biệt là bò sữa, nuôi trồng thủy sản đang phát triển 

Dịch vụ:

- Gtvt, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển

- Du lịch: có tiềm năng về du lịch sinh thái, di tích lịch sử. Một số địa danh du lịch nổi tiếng: chùa Hương, Tam Cốc Bích Động,...

- HN và Hải Phòng là 3 trung tâm đầu mối gtvt, du lịch lớn ở phía bắc

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
1 tháng 4 2017 lúc 20:06

Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

Quỳnhh Hương
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
17 tháng 12 2021 lúc 7:53

Tham khảo

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. – Gồm các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. ...

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. – Các tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. ...

Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong nền kinh tế nước ta là: - Có vai trò quan trọng trong đóng góp vào nền kinh tế chung cả nước như tổng sản phẩm đạt 23,1%, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm tới 21,2% còn tỉ lệ sản xuất lương thực, thực phẩm đứng ở vị trí số 2 so với cả nước.