Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 6 2017 lúc 2:54

Đáp án: B

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 12 2018 lúc 7:52

Đáp án: B

Bình luận (0)
JinYeong
Xem chi tiết
Không Tên
Xem chi tiết
Slime
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
7 tháng 5 2021 lúc 14:47

đoạn thơ nào thế a

Bình luận (0)
Dương Phương Anh
Xem chi tiết
Minh Nhân
28 tháng 1 2021 lúc 12:10

I. Mở bài:

– Giới thiệu qua về nguồn gốc của câu nói “Một điều nhịn là chín điều lành”

- Kho tàng văn học dân gian nước ta có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay khuyên nhủ con người những đức tính tốt đẹp trong đạo lý làm người trong những lời khuyên răn đó có câu nói “Một điều nhịn là chín điều lành”.

– Ông bà ta muốn con cháu mình phải biết sống hiền lành, nhẫn nại không nên hung hăng, hiếu chiến mà gây họa cho cho bản thân và những người xung quanh.

II. Thân bài:

– Giải thích nghĩa của câu nói“ Một điều nhịn là chín điều lành” có nghĩa trong cuộc sống đôi khi chúng ta sẽ gặp những câu chuyện những lời nó chướng tai gai mắt, là cho ta cảm thấy buồn phiền, giận dữ nhưng trong những lúc như thế, nếu chúng ta nhẫn nhịn, nhún nhường thì mọi chuyện sẽ êm đẹp.

– Ý nghĩa của “số một” và “số chín”? Con số một chỉ số ít, số chín chỉ rất nhiều, chỉ cần chúng ta nhẫn nhịn một chút nhưng cái lợi mang về thì vô cùng to lớn.

– Mở rộng câu nói này trong tập thể lớp học, trong đời sống xã hội như thế nào? Trong một tập thể lớp có những khi quan điểm của ta không trùng với quan điểm của ai đó. Đôi bên tranh luận sôi nổi lời qua tiếng lại nếu chúng ta không nhẫn nhịn, không biết cách “dĩ hòa vi quý”

– Trong gia đình khi có sự bất bình xảy ra nếu như ai cũng cho rằng mình đúng không ai chịu nhận thiệt thòi, nhẫn nhịn thì mọi chuyện sẽ càng lúc càng căng thẳng, dẫn tới đổ vỡ.

– Tuy nhiên, bên cạnh câu nói của người xưa rằng “Một điều nhịn bằng chín điều lành” còn có câu nói khác mà thế hệ ngày nay thường sử dụng đó là “Một điều nhịn bằng chín điều nhục”. Người xưa thường nói nhẫn nhịn là bằng nhục bởi hai từ này thường đi kèm với nhau.

– “Một điều nhịn bằng chín điều nhục” muốn khuyên chúng ta nhẫn nhịn tới mức nào là đủ, trước những cái xấu, các ác trong xã hội chúng ta cần phải đấu tranh, chứ không thể im lặng, nhịn nhục để cho bọn xấu tự tung tự tác làm khổ người lành hiền.

III. Kết bài:

– Cuộc sống ngày càng phát triển khiến cho con người sống trong xã hội ngày càng bận rộn với công việc, chịu nhiều áp lực của cuộc sống, nên dễ nổi cáu. Nếu chúng ta biết áp dụng lời dạy của cha ông thì sẽ giảm được những tranh cãi, va chạm đáng tiếc.

– Nhưng chúng ta nên biết áp dụng câu nói này đúng lúc, đúng chỗ, và đúng sự việc, không nên nhẫn nhịn với tội phạm, để chúng có cơ hội phát triển lọt lưới pháp luật.

Bình luận (1)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 1 2021 lúc 12:16

Tục ngữ là túi khôn dân gian. Tục ngữ chứa đựng kinh nghiệm sống, thái độ ứng xử của cha ông. Câu tục ngữ “Một điều nhịn, chín điều lành” cho ta bài học quý giá về cách xử thế. Trong cuộc sống, nếu biết nhường nhịn, mềm mỏng một chút thì ta sẽ được mọi sự thuận lợi, yên ổn, an lành. Quan niệm xử thế trên giúp ta bình tĩnh, thận trọng trong nhìn nhận sự việc. Việc bình tĩnh, thận trọng giúp ta tránh được những phiền phức, mâu thuẫn không đáng có, đồng thời tạo cho ta nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Có nhiều tấm gương xử thế đúng đắn: ta có bạn tốt nhưng tính tình nóng nảy. Khi bạn nóng giận, thiếu kiềm chế, ta cần nhịn bạn, chờ bạn hết nóng giận để khuyên can, nói điều phải trái … Cũng cần phân biệt nhường nhịn không có nghĩa là hèn nhát: bị áp bức mà nhịn nhục, thấy điều đúng mà không dám bênh vực, không dám chống lại cái xấu. Cần bình tĩnh, nhẫn nại, khiêm tốn trong quan hệ hằng ngày nhưng phải biết đấu tranh bảo vệ cải đúng, cái cao cả.

Bình luận (0)
minh nguyet
28 tháng 1 2021 lúc 20:04

Tham khảo:

Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn coi trọng hoà khí “Dĩ hoà vi quý" (sống chan hòa, yêu thương). Vì vậy, trước những sự xích mích, trước những điều bực bội, dân gian thường nhắc nhở nhau: “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Một” và “chín” chỉ là những con số ước lệ, chúng thể hiện quan niệm của dân gian về mối quan hệ giữa tính nhẫn nhịn và sự bình yên: nếu biết nhẫn nhịn một chút thì sẽ có được hoà khí, sự yên bình lâu dài. Ý cả câu khuyên con người nên bình tĩnh, biết nhẫn nhịn, tránh nóng nảy để giữ hoà khí. Ở đây, ta cần hiểu “nhịn” không có nghĩa là thua kém, mà là nhường nhịn, im lặng, lùi một bước; nhịn khi người khác không đủ bình tĩnh, tỉnh táo. Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tầm thường, tiểu nhân mới không biết nhường nhịn, hay so đo, chấp vặt. Bạn đang đi ngoài đường, bất chợt có người sấn sổ lại mắng bạn tới tấp vì những lí do bạn không hiểu nổi. Kẻ tầm thường sẽ nóng nảy đối lại, đôi bên to tiếng không ai chịu ai có thể xảy ra xô xát. Người biết nhẫn nhịn sẽ chờ người kia bình tĩnh lại, hỏi đầu đuôi sự việc, tìm ra những nhầm lẫn để giải quyết. Làm như vậy không những tránh được xô xát mà còn giành được sự tôn trọng, vị nể của người khác. Nhưng “nhịn” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng cái ác, cái phi lí. Trong cơ quan, công sở, là nhân viên biết rõ những hành vi phi pháp, tham ô, nhận hối lộ của cấp trên, sẽ có người im lặng không dám tố cáo. Đó là biểu hiện của sự nhu nhược, hèn nhát. “Nhịn” như vậy chẳng những không lành cho bản thân về lâu dài mà còn để hoạ cho xã hội. Lại có khi, trong cuộc sống, bạn bị một người khác, một thế lực khác khống chế về mặt nào đó chẳng hạn như tống tiền, bạo lực gia đình,... nêu bạn im lặng, không dám tố cáo, đấu tranh thì bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả thật tồi tệ. Tình cảnh đất nước ta trong một thời gian dài lịch sử cũng là một minh chứng sinh động cho điều này. Giặc phương Bắc xâm lược, đô hộ hơn một ngàn năm, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm áp bức, bóc lột,... nếu dân ta cứ nuốt nhục mà không đứng dậy khởi nghĩa, đánh đuổi lũ xâm lăng thì ngày nay hỏi nước ta sẽ đi đến đâu? Vậy là, “Một điều nhịn, chín điều lành” nhưng cần hiểu rõ bản chất đích thực của từ “nhịn” ở đây để tránh những điều đáng tiếc.

 

Bình luận (0)
Mai Phạm Trúc Nguyên
Xem chi tiết
ngAsnh
12 tháng 12 2021 lúc 16:36

F1 tự thụ phấn được F2 Có 122 cây có hạt chín sớm và 40 cây hoa có chín muộn 

=> Sớm : muộn = 3 : 1 => Sớm trội hoàn t oàn so với muộn

A : sớm, a : muộn

Pt/c tương phản, F1 dị hợp tử

P: AA (sớm) x aa (muộn)

G  A                  a

F1: Aa (100% sớm)

F1: Aa (sớm) x Aa (sớm)

G  A , a            A, a

F2: 1AA :2Aa :1aa

KH : 3 sớm : 1 muộn

Bình luận (0)
Trí Nguyễn
Xem chi tiết