Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “chuột rút” ở vận động viên bơi lội?
Một số bạn khi tham gia bơi lội do không tiến hành khởi động kĩ trước khi bơi nên bị “chuột rút” (co cứng cơ). Giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng trên. Để tránh bị co cứng cơ chúng ta phải làm gì?
Nguyên nhân chủ yếu là không đủ oxy cung cấp cho quá trình hoạt động của cơ bắp.
Trước khi xuống bơi, bạn cần phải khởi động kỹ, nhất là khi trời lạnh, nước lạnh. Khi trời nóng, bạn nên uống đủ nước. Khởi động cơ bắp và các khớp với các cường độ khác nhau. Nên chạy cự ly ngắn, nhanh chậm thay đổi và trở về trạng thái cân bằng.
tại ở các vận động viên thường có hiện tượng chuột rút xảy ra
Vì vận đọng viên vận động quá nhiều ra mồ hôi dẫn đến mất nước ,mất muối khoáng ,thiếu oxi.Các tế bào hoạt động thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit latic trong cơ sẽ ảnh hưỡng đến sự cơ và duỗi cơ .Hiên tượng co cơ hay cứng cơ là hiện tượng 'chuột rút'
Nếu ‘chuột rút’ xảy ra ở tay hay chân thì ít nguy hiểm, nhưng nếu xảy ra ở các phủ tạng (tim, não) thì có thể dẫn đến tử vong tức thời.
‘Chuột rút’ hay còn gọi vọp bẻ là hiện tượng hay xảy ra cho mọi người, có khi ảnh hưởng đến tính mạng nếu không biết phòng ngừa và xử lý phù hợp. Nhiều người vẫn cứ nghĩ đây chỉ là hiện tượng thông thường nên ít quan tâm, ngay cả một số thầy thuốc.
Nguyên nhân sâu xa của ‘chuột rút’ là hiện tượng thiếu máu cục bộ và cơ thể đã phản ứng lại hiện tượng này bằng cách co cứng các cơ (ở nơi bị thiếu máu) một cách thái quá.
Chuột rút thường xảy ra trong các điều kiện sau: Người già yếu, thiếu máu, tiêu chảy mất nước (như bệnh tả), ốm lâu ngày, phụ nữ sau khi sinh (nhất là khi sinh bị mất máu nhiều), vận động quá sức chịu đựng của cơ thể (hay thấy ở các vận động viên) và một số bệnh lý về mạch máu như viêm tắc động tĩnh mạch chi, xơ vữa mạch máu…
Nếu chuột rút chỉ xảy ra ở tay hay chân thì ít nguy hiểm (tuy nhiên vẫn có những kình ngư bị chết đuối chỉ vì vọp bẻ), nhưng nếu xảy ra ở các phủ tạng (tim, não) thì có thể dẫn đến tử vong tức thời, nếu qua được cơn hiểm nghèo thì di chứng cũng rất nặng nề.
Khi bị chuột rút ở các chi (điều này hay xảy ra) ta nên làm như sau: Thả lỏng cơ bắp, không nên ‘chống’ lại bằng cách cố gắng vận động, càng chống lại cơ càng co cứng.
Sưởi ấm vùng bị ‘chuột rút’ bằng cách: đắp khăn nóng hoặc dùng máy sấy tóc sấy tại khu vực đó. Xoa bóp nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông.
Để đề phòng chuột rút: Đối những người hay bị chuột rút nên xoa bóp tay chân kỹ trước khi vận động mạnh, đặc biệt đối với các vận động viên thì việc khởi động (làm nóng) rất quan trọng, nhất là khi bơi lội.
Cần chú ý là không nên vận động quá sức. Đối với những người già yếu, phụ nữ sau khi sinh luôn luôn được sưởi ấm, xoa bóp nhẹ nhàng.
Để tránh ‘chuột rút’ ta phải chuẩn bị nền thể lực. Thể lực càng tốt thì càng ít khi bị chuột rút. Tích cực điều trị, chữa các bệnh lý về mạch máu: như viêm tắc động mạch chi, xơ vữa mạch máu…
Không nên hút thuốc, uống rượu, nhất là đối với những người có tiền sử bị đột quỵ do co thắt động mạch não và cơ tim.
Bạn tham khảo nhé:
- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được.
Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ ==>> Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút”
ãy tính công của cơ khi xách một túi gạo 5 kg lên cao 1 mét. Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào? Vì sao vận động viên bơi lội chạy nhảy dễ bị chuột rút?
m = 5kg \(\Rightarrow\) F = 5ON
\(\Rightarrow A=F\cdot s=50\cdot1=50\) (Jun)
Công cơ học được sử dụng vào mục đích: Vận động và hoạt động
2. Một vận động viên bơi lội người Mỹ đã từng lập kỉ lục thế giới ở nội dung bơi bướm 100 m và 200 m với thời gian lần lượt là 49,82 s và 111,51 s. Hãy lập luận để xác định vận động viên này bơi nhanh hơn trong trường hợp nào. (Nguồn số liệu: Giải vô địch các môn thể thao dưới nước thế giới năm 2009).
Một vận động viên bơi lội người Mỹ đã từng lập kỉ lục thế giới ở nội dung bơi bướm 100 m và 200 m với thời gian lần lượt là 49,82 s và 111,51 s. Hãy lập luận để xác định vận động viên này bơi nhanh hơn trong trường hợp nào. (Nguồn số liệu: Giải vô địch các môn thể thao dưới nước thế giới năm 2009).
Để xác định vận động ciên này bơi nhanh hơn trong trường hợp nào thì ta so sánh tốc độ trong hai trường hợp.
- Trường hợp 1: s = 100 m; t = 49,82 s
Tốc độ của vận động viên là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{100}}{{49,82}} \approx 2(m/s)\)
- Trường hợp 2: s = 200 m; t = 111,51 s
Tốc độ của vận động viên là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{200}}{{111,51}} \approx 1,79(m/s)\)
=> Tốc độ của vận động viên trong trường hợp 1 nhanh hơn trường hợp 2 nên vận động viên trong trường hợp 1 bơi nhanh hơn trường hợp 2.
một đoàn vận động viên thể thao có 85 người trong đó số vận động viên thi điền kinh bằng 1/5 tổng số vận động viên số vận động viên bơi lội ít hơn số vận động viên thi điền kinh 4 người hỏi có bao nhiêu vận động viên thi bơi lôi
Số vận động viên điền kinh có là : 85 : 5 = 17 ( vận động viên )
Số vận động viên bơi lội có là : 17 - 4 = 13 ( vận động viên )
Đ/S : 13 vận động viên bơi lội
Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.
- Giải thích hiện tượng băng tan ở Bắc Cực: Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên chủ yếu là do con người. Con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi, làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Các khí nhà kính bị tích lũy quá nhiều mà chủ yếu là metan và CO2. Theo đó, những khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ mặt trời phản xa ra ngoài làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.
- Tác động của hiện tượng này đối với nhân loại:
+ Biến đổi khí hậu.
+ Nắng nóng kéo dài.
+ Ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại trên biển.
+ Mực nước biển dâng cao.
+ Ảnh hưởng tới các loài động vật sinh sống ở Bắc Cực như chim cánh cụt, gấu tuyết, ....
+ Diện tích đất liền bị thu hẹp do nước biển dâng.